Bài giảng Quy trình tắm cho bệnh nhân tại giường hồi sức cấp cứu và chống độc
- Tác giả: Bệnh viện Bạch Mai
- Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu
- Nhà xuất bản:Bệnh viện Bạch Mai
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng Quy trình tắm cho bệnh nhân tại giường hồi sức cấp cứu và chống độc
ĐỊNH NGHĨA:
Tắm cho người bệnh tại giường là kỹ thuật đảm bảo vệ sinh cho người bệnh, giữ da luôn sạch sẽ đem lại sự thoải mái cho người bệnh, giúp cho sự bài tiết qua da được dễ dàng, phòng tránh được lở loét và nhiễm khuẩn da.
CHỈ ĐỊNH:
Tắm tại giường cho người bệnh nặng cần chăm sóc cấp 1.
Người bệnh phải nằm trên giường không đi lại được như: bệnh nhân bị gãy xương, bị liệt.
Nên tắm cho người bệnh trước bữa ăn. Nếu tắm sau bữa ăn thì cần cách xa 1h để khỏi ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Bệnh nhân ở hồi sức tích cực được tắm hàng ngày.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Người bệnh bị bệnh quá nặng, huyết động không ổn định, có nguy cơ ngừng tuần hoàn, đang trụy mạch , shock.
Người bệnh đa vết thương.
CHUẨN BỊ:
Nhân viên y tế:
01 Điều dưỡng viên, 01 Hộ lý.
Dụng cụ:
Dung dịch tắm khô: 1 lọ (nếu có). Xà phòng diệt khuẩn. dung dịch rửa tay, Savondoux, nước ấm 37 – 400, nước muối NaCL 0,9% hoặc betadin rửa phụ khoa, thuốc chống loét sanyren.
Khăn bông : 3 khăn bông to, 3 khăn bông nhỏ, giấy ướt, Ga đắp, quần áo sạch,
Thùng đựng nước sạch, chậu đựng nước nhỏ, dụng cụ đo nhiệt độ nước, cốc múc nước, bấm móng tay, bột tan, cồn 90, găng tay sạch,bô dẹt, tấm nilon, gạc củ ấu, kìm kocher.
Túi đựng đồ bẩn, thùng đựng nước bẩn, bình phong.
Chuẩn bị người bệnh:
Nếu người bệnh tỉnh động viên, giải thích trước.
Giúp bệnh nhân đi đại tiện hoặc tiểu tiện trước ( nếu người bệnh tỉnh )
Chuẩn bị hồ sơ bệnh án: phiếu chăm sóc
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Điều dưỡng rửa tay bằng xà phòng savondoux dưới vòi nước, độ mũ, đeo khẩu trang.
Mang dụng cụ đã chuẩn bị đến bên người bệnh.
Che bình phong, cho người bệnh nằm ngay ngắn trên giường.
Điều dưỡng và hộ lý đi găng, trải nilon, cắt móng tay, móng chân (nếu có).
Dùng cốc múc nước sạch ra chậu nhỏ.
Lau mặt: lót khăn dưới đầu, dùng 01 khăn mặt nhỏ làm ướt khăn bằng nước ấm lau mặt, tai, cổ, gáy. Chú ý lau kĩ vùng cổ.
Tắm tay: Trải khăn bông to dưới cẳng tay đến nách., lau từ cổ tay tới nách (chú ý lau kĩ vùng hõm nách) Tắm xà phòng rồi đến nước sạch, lau khô. tắm tay phía xa trước, tay phía gần sau. Cho từng bàn tay người bệnh vào chậu nước, rửa sạch, lau khô. (thay nước mỗi khi nước bẩn).
Tắm ngực và bụng: Lấy rốn chia làm ranh giới, lau từ rốn lên, tắm ngực trước, lau từ rốn xuống, tắm bụng sau. Tắm xà phòng trước rồi đến nước sạch, lau khô.
Tắm chân: Trải khăn bông to từ gót đến bẹn, tắm từ cổ chân tới bẹn, Tắm xong 1 chân rồi sang chân đối diện. Cho từng bàn chân vào chậu nước, rửa sạch, lau khô. Bỏ khăn bông ra.
Rửa vùng sinh dục: Trải khăn dưới mông và đặt người bệnh nằm ngửa, đặt bô dưới mông, đặt khay hạt đậu giữa 2 đùi.
Rửa vùng sinh dục Với người bệnh là nam giới: lấy một miếng gạc lót tay nâng nhẹ dương vật lên, rửa quanh lỗ tiểu dọc theo dương vật từ trên xuống, chú ý rửa các nếp bao quanh quy đầu. Cuối cùng rửa hậu môn vùng mông, thấm khô.
Người bệnh là nữ: dùng cốc múc nước dội, dùng kẹp kocher gắp gạc củ ấu rửa vùng sinh dục chú ý rửa kỹ các nếp, rửa từ trên xuống dưới, Mỗi lần rửa phải thay gạc mới. Cuối cùng rửa phần hậu môn cũng rửa từ trên xuống, và thấm khô.
Tắm lưng mông: Cho người bệnh nằm nghiêng, lót khăn dọc theo lưng, mông.
Tắm lưng: tắm từ thắt lưng trở lên cổ, lau khô.
Tắm mông: tắm từ thắt lưng trở xuống mông, lau khô.
Xoa bóp vùng lưng mông: Dùng gạc thấm cồn xoa vào lưng và mông, để khô. Xoa dung dịch sanyren phòng chống loét vào các vùng tỳ đè. Chú ý các ụ xương.
Bỏ nilon, mặc quần áo, giúp người bệnh trở lại tư thế thoải mái.
Thu dọn dụng cụ, rửa bằng xà phòng, nước sạch, lau khô cất về đúng nơi quy định. Tháo găng tay, rửa tay bằng xà phòng Savondoux.
Ghi phiếu chăm sóc điều dưỡng.
CHÚ Ý: Thay nước mỗi khi nước bẩn, và thay nước mới khi tắm sang vùng khác của cơ thể. Khăn lau từng vùng cơ thể phải riêng. Tắm bằng xà phòng trước rồi lau lại bằng nước sạch sau.
THEO DÕI:
Trong suốt quá trình chăm sóc trên người bệnh, phải chú ý theo dõi sát sắc mặt, mạch, SPO2, nhịp thở của người bệnh, phát hiện kịp thời diễn biến bất thường của người bệnh để xử lý kịp thời.
TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN:
Kỹ thuật tắm đảm bảo nhanh, sạch, tránh để người bệnh bị nhiễm lạnh, tránh để nước vào tai, mắt người bệnh, hạn chế nước rỏ xuống giường. Mùa đông cần giữ ấm cho người bệnh trong quá trình tắm và sau khi tắm xong.
-
Tài liệu mới nhất
-
Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2022
21:44,24/01/2022
-
HD tạm thời triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) cho sinh viên, học sinh
21:00,24/01/2022
-
Bài giảng Điều trị bệnh dịch tả
16:02,19/01/2022
-
Bài giảng ngộ độc BARBITURATES
15:58,19/01/2022
-
Bài giảng điều trị ngộ độc khí CO
15:55,19/01/2022
-
Bài giảng nhiễm HIV/AIDS ở người lớn
15:54,19/01/2022
-
Bài giảng điều trị rắn độc cắn
15:49,19/01/2022
-
Bài giảng ngộ độc thuốc phiện (OPIOIDS)
15:48,19/01/2022
-
Bài giảng điều trị ngộ độc Acetaminophen
15:46,19/01/2022
-
Tương tác não-phổi trên bệnh nhân tổn thương não có thở máy
10:31,19/01/2022
-
Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2022