Bài giảng ngộ độc BARBITURATES
- Tác giả: BSCK1 Phan Nhật Thành
- Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu
- Nhà xuất bản:Khoa Bệnh nhiệt đới- Bệnh Viện Chợ Rẫy
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng ngộ độc BARBITURATES
BSCK1 Phan Nhật Thành
ĐẠI CƯƠNG:
Barbiturates là nhóm thuốc an thần ức chế thần kinh gây thư giãn và ngủ. Ở liều thấp, barbiturates và alcohol có biểu hiện lâm sàng ngộ độc tương tự nhau . Tuy nhiên , sử dụng barbiturates như phenobarbital ở liều cao và kéo dài có thể gây những triệu chứng mạn tính sau : mất trí nhớ, kích thích, thay đổi về nhận thức .Barbiturates cũng có thể gây hội chứng quá liều cấp , đe dọa tính mạng.
Một số đặc tính của các thuốc trong nhóm barbiturates :
Tên gốc |
Tên thương mại |
Đường sử dụng |
Thời gian bán hủy |
Sử dụng điều trị |
Anobarbital |
Amytal |
IM, IV |
10-40 h |
Mất ngủ , an thần trước mổ |
Butabarbital |
Butisol |
Uống |
35-50 h |
Mất ngủ , an thần trước mổ |
Butalbital |
|
Uống |
35-88 h |
Phối hợp gây mê |
Mephobarbital |
Mebaral |
Uống |
10-70 h |
Rối loạn co giật |
Methohexital |
Brevital |
IV |
3-5 h |
Gây mê |
Pentobarbital |
Nembutal |
Uống, IV, IM |
15-50 |
Mất ngủ , an thần trước mổ |
Phenobarbital |
Luminal, Gardenal |
Uống, IM, IV |
80-120 h |
Rối loạn co giật, trạng thái động kinh |
Secobarbital |
Serconal |
Uống |
15-40 h |
Mất ngủ , an thần trước mổ |
NGYÊN NHÂN:
Tự tử
Bị đầu độc
Lạm dụng thuốc trong điều trị giảm đau , chứng mất ngủ
CHẨN ĐOÁN:
Chẩn đoán sơ bộ :
Dựa vào các yếu tố sau :
Tiền sử : rối loạn tâm thần , động kinh , đang điều trị chứng mất ngủ với thuốc thuộc nhóm Barbiturates
Bệnh sử : Cần khai thác các yếu tố
Mâu thuẩn với người thân , thất bại trong chuyện làm ăn…
Các biểu hiện rối loạn tâm thần : trầm cảm, hành vi tự sát…
Uống Barbiturates kèm với rượu hoặc thuốc an thần khác ?
Cố gắng nhận biết các loại thuốc nạn nhân đã dùng qua lời khai của nạn nhân ,người thân, bạn bè…, qua vỏ thuốc , chai thuốc , toa thuốc mang đến bệnh viện.
Dấu hiệu lâm sàng:
Thay đổi ý thức: ngủ gà hoặc hôn mê
Suy nghĩ khó khăn
Mất phối hợp
Hạ thân nhiệt
Suy thận cấp
Suy hô hấp
Suy tuần hoàn
Phân độ mức độ ngộ độc giúp xác định tiên lượng
Độ nặng |
Tri giác |
Đáp ứng với kích đau |
Phản xạ gân cơ |
Suy hô hấp |
Suy tuần hoàn |
0 |
Ngủ gà |
+ |
+ |
- |
- |
I |
Mất ý thức |
+ |
+ |
- |
- |
II |
Mất ý thức |
- |
+ |
- |
- |
III |
Mất ý thức |
- |
- |
- |
- |
IV |
Mất ý thức |
- |
- |
+ |
± |
Xét nghiệm đáng giá ban đầu cho những bệnh nhân mức độ ngộ độc độ III- IV:
Công thức máu
BUN, Creatinine
Điện giải đồ
Đường huyết
Phân tích nước tiểu
Khí máu động mạch
XQ tim phổi
Xét nghiệm chẩn đoán ngộ độc Barbiturates :
Xác định sự hiện diện của Barbiturates trong máu và nước tiểu
Chẩn đoán xác định:
Dựa vào
Bệnh sử
Xét nghiệm máu và nước tiểu có sự hiện diện Barbiturates
Nồng độ Phenobarbital trong máu >4mg/dl ( nồng độ điều trị 10-40 mg/dl ) mới có giá trị xác định ngộ độc
Chẩn đoán phân biệt:
Ngộ độc các thuốc khác : thuốc chống trầm cảm, chống co giật, kháng Histamine, chống loạn thần, opiates, ngộ độc rượu.
Các bệnh lý gây hôn mê: Hôn mê rối loạn chuyển hóa, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, tai biến mạch máu não, khối choán chổ não.
ĐIỀU TRỊ:
Loại bỏ thuốc chưa được hấp thu ra khỏi da dày :
Rửa dạ dày bằng than hoạt ( nếu nạn nhân đến trong vòng 3 giờ sau khi uống)
Xổ bằng Sorbitol 50g+200ml nước.
Loại bỏ thuốc đã hấp thu ra khỏi cơ thể :
Kiềm hóa nước tiểu: 134 mEq HCO3-+1000ml Glucose 5% TTM
Lọc thận nhân tạo: Thường có hiệu quả với các Barbiturates có tác dụng trung bình và dài hơn tác dụng ngắn.
Chỉ định lọc thận bao gồm:
Suy gan, thận nặng
Shock hoặc hôn mê kéo dài không đáp ứng với điều trị bảo tồn.
Ngộ độc ở liểu gây chết ( 3g đối với thuốc tác dụng ngắn, 5g đối với thuốc tác dụng kéo dài )
Nồng độ thuốc trong máu có thể gây hôn mê kéo dài ( 3,5 mg/dl đối với
Barbiturates tác dụng ngắn, 8mg/dl đối với thuốc tác dụng kéo dài Phenobarbital)
Điều trị hổ trợ:
Hỗ trợ hô hấp :
Đối với bệnh nhân ngộ độc độ IV cần đặt nội khí quản và hổ trợ hô hấp ngay.
Đối với bệnh nhân ngộ độc độ 0-III cần đặt nội khí quản nếu bệnh nhân được rửa dạ dày, mất phản xạ ho hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ suy hô hấp.
Hỗ trợ tuần hoàn:
Giảm HA trong ngộ độc Barbiturates là do giảm thể tích tuần hoàn (do thoát dịch) giảm oxy máu hoặc uống liều rất cao gây ức chế cơ tim, do đó việc hỗ trợ tuần hoàn bao gồm:
Điều chỉnh giảm oxy máu
Đảm bảo thể tích tuần hoàn (CVP đạt 8-12cmH2O) bằng cácdung dịch NaCL0,9%, Ringer lactate, cao phân tử, Albumine.
Sử dụng thuốc vận mạch nếu 2 phương pháp trên không đáp ứng. Đảm bảo HA tâm thu ≥90mmHg. Đối với ngộ độc Barbiturates tác dụng trung bình và kéo dài Dopamine là thuốc lựa chọn hàng đầu.
Điều trị hỗ trợ khác:
Chăm sóc do , xoay trở chống loét đối với bệnh nhâ hôn mê kéo dài.
Săn sóc nội khí quản , hút đàm , vật lý trị liệu hô hấp.
Kháng sinh chống bội nhiễm
THEO DÕI:
Trong quá trình điều trị:
Sinh hiệu : cần theo dõi sát nếu có biểu hiện suy hô hấp tuần hoàn
Tri giác: gián tiếp phản ánh nồng độ thuốc trong máu giúp quyết định tiếp tục chạy thận nhân tạo ?
Nước tiểu 24 giờ
Các xét nghiệm :
Công thức máu, chức năng gan thận, ion đồ, khí máu động mạch (nếu suy hô hấp tuần hoàn)
XQ tim phổi nếu nghi ngờ viêm phổi
Ngăn ngừa tái ngộ độc:
Người bệnh được giáo dục, tư vấn hoặc quản lý bởi chuyên khoa Tâm thần (đối với trường hợp tự tử)
Chăm sóc trẻ em, người bị rối loạn trí nhớ cẩn thận (trường hợp tai nạn do uống nhầm thuốc)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Eric Brush, Sedative-Hynotics, Manual of Overdoses and Poisonings LIPPINCOTT WILIAM & WILKINS, 2006, p 174-178
Goldfrank-Hoffman-Nelson, Sedative-Hynotics, Goldfrankʼs Manual of Toxocology Emergencies 2006, p 615-625
Martin A. Samuels, Barbiturate intoxication, Manual of Neurologic Therapeutics, 2004 by LIPPINCOTT WILIAM & WILKINS, p 508-511
Laurence Brutpn-Keith Parker, Barbiturates, Goodman and Gilmanʼs Manual of Pharmacology and Therapeutics 2008, p 270-273
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)