Theo thống kê, trung bình, mỗi ngày cả nước xảy ra hơn 50 vụ tai nạn giao thông làm ít nhất 23 người chết. Năm 2018, toàn quốc xảy ra hơn 18.700 vụ làm hơn 8.200 người chết và khoảng 14.800 người bị thương. Trên phạm vi toàn cầu, TNGT là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cho người trưởng thành (trung bình làm chết trên dưới 1 triệu và bị thương hàng chục triệu người mỗi năm). Chỉ tính riêng trong năm 2002, tai nạn giao thông trên thế giới đã làm cho 1,2 triệu người thiệt mạng và 50 triệu người bị thương. Hàng năm, số vụ tai nạn giao thông lại tăng thêm 10% (con số này ở các nước nghèo và đang phát triển cao hơn ở các nước phát triển). Phổ biến nhất hiện nay ở phần lớn các quốc gia là tai nạn giao thông đường bộ, loại tai nạn này thường xảy ra đối với ô tô và xe gắn máy. Ngoài ra, còn có các loại TNGT khác như TNGT đường sắt, TNGT đường thuỷ, TNGT đường không.
Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2018 trên toàn quốc đã xảy ra 7.997 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 8.229 người bị nạn, trong đó:
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy ở các quốc gia đang phát triển, tần suất TNLĐ chết người hàng năm là 30 - 43 người /100.000 lao động. Dự báo, đến năm 2010 trong khu vực công nghiệp ở Việt Nam sẽ có khoảng 120 - 130 ngàn người bị TNLĐ với trên 1200 người chết, gây thiệt hại kinh tế khoảng 840 - 910 tỷ đồng nếu chúng ta không thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Chúng ta có thể gặp mọi lúc, mọi nơi với đủ thành phần tuổi, giới, nghề nghiệp:
vận động viên, học sinh, sinh viên, phụ nữ, người già…
Thực tế cho thấy, khi không được sơ cấp cứu hoặc chuyển thương đúng cách: một số không nhỏ các nạn nhân có thể chết do đau, mất máu và sốc, trụy tim mạch; số còn lại bị các tổn thương thứ phát do điều này gây ra làm cho quá trình điều trị sau đó gặp nhiều khó khăn, tốn kém…
Điều vô cùng quan trọng, quan trọng bậc nhất bạn phải biết, nhất định phải biết, đó là: Những nạn nhân trong tất cả các tai nạn này hoàn toàn có thể tự giữ được sinh mạng hoặc được cứu sống nếu họ hoặc những người xung quanh biết sơ cấp cứu đúng cách!
Nghiên cứu “Thực trạng sơ cứu và vận chuyển nạn nhân tai nạn giao thông đường bộ từ hiện trường tai nạn” của Phạm Thị Mỹ Ngọc và Phạm Văn Linh đăng trên Tạp chí Y học thực hành (876) - số 7/2013 [p25-p27] cho kết quả: Chỉ có 6.32% nạn nhân được sơ cứu tại hiện trường với 65.22% được thực hiện bởi người dân xung quanh nơi tai nạn với các kỹ thuật đơn giản (rửa, băng vải, băng thun, đặt nẹp). Đa số nạn nhận bị chuyển đến cơ sở y tế bằng phương thức không phù hợp (84.48% trường hợp chuyển bằng xe máy, 34.05% nạn nhân phải tự lên xe, và 87.5% chuyển đi với tư thế ngồi).
Nghiên cứu kết luận: Thực trạng sơ cứu và vận chuyển nạn nhân tai nạn giao thông còn nhiều bất cập; cần nâng cao kỹ năng sơ cứu, vận chuyển cho người dân trong cộng đồng và cảnh sát giao thông; đây là những người tiếp cận nạn nhân sớm nhất.
Xây dựng một Hệ thống đào tạo sơ cấp cứu chuyên nghiệp với chương trình, giáo trình hiện đại; đội ngũ chuyên gia giảng viên hàng đầu, giàu kinh nghiệm; trang bị đầy đủ, phù hợp, đồng bộ… các lớp học, lớp tập huấn liên tục được khai giảng để tăng cường khả năng sơ cấp cứu cho cộng đồng là điều vô cùng cần thiết; từ đó tăng cường khả năng tự cứu và sơ cấp cứu khi tai nạn xảy ra; bảo đảm an toàn tính mạng cho nạn nhân khi không may gặp nạn; làm cho cuộc sống của tất cả chúng ta trở nên an toàn hơn!
Chương trình đào tạo được Health Việt Nam thiết kế hiện đại, linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau với nguyên tắc phải bảo đảm cho người học có đủ năng lực, kỹ năng để sơ cấp cứu hiệu quả cho hầu hết các tai nạn, thương tích thường gặp. Bài giảng, giáo án được xây dựng trên nền tảng sách 5 Kỹ thuật cấp cứu cơ bản và chuyển thương hỏa tuyến do Bộ Quốc Phòng kết hợp với Bộ Y tế biên soạn kết hợp tham khảo tài liệu của các trung tâm đào tạo First Aid nổi tiếng trong và ngoài nước như Học viện Quân y, Trung tâm và Trường học Quân y Lục quân Hoa Kỳ (giáo trình ISO0873 năm 2015), khóa cấp cứu chiến trường.
Ngoài đội ngũ chuyên gia, giảng viên hàng đầu, giàu kinh nghiệm của Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng - Tổng cục Dân số và Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Điều dưỡng hỗ trợ cộng đồng - Hội Điều dưỡng Việt Nam; Health Việt Nam có đội ngũ giảng viên là những Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ ưu tú, từng có nhiều năm giảng dạy Kỹ thuật cấp cứu trong quân đội nói chung và Học viện Quân y nói riêng trực tiếp tham gia giảng dạy cho tất cả các khóa học..
Tất cả các kỹ thuật đều được huấn luyện theo mô hình tích hợp, gắn lý thuyết với thực hành trên cơ sở đầy đủ trang bị vật chất huấn luyện như phòng giảng hiện đại với máy chiếu, loa, míc; không gian học tập thực hành rộng rãi với trang thiết bị phù hợp, đồng bộ, hiện đại như túi cứu thương, bông, băng, gạc, dây ga rô và các dụng cụ cầm máu ứng dụng, nẹp cố định xương, cáng cứu thương, đặc biệt còn có các mô hình điện tử hiện đại hỗ trợ học thực hành ấn tim, thổi ngạt (hồi sinh tim phổi tổng hợp) trong huấn luyện kỹ năng cấp cứu ngừng tim phổi do đuối nước, điện giật và các nguyên nhân khác..
Tất cả các lớp học đều được tổ chức học lý thuyết tập trung, sau đó chia nhóm (chỉ 3 - 4 học viên) để học thực hành theo mô hình trải nghiệm với các tình huống như thật; học viên được luân phiên đóng vai người bị thương và người cấp cứu; sau mỗi kỹ thuật, giảng viên và ban tổ chức lớp học đều tổ chức thi thao diễn, kíp/nhóm thực hiện nhanh và chính xác các kỹ thuật sẽ được trao thưởng với nhiều phần thưởng có giá trị như túi cứu thương, sách kỹ thuật cấp cứu cơ bản và chuyển thương an toàn... Kết thúc khóa học, học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận đào tạo, cấp kỷ niệm chương của đơn vị tổ chức.