HỖ TRỢ LẤY MÁU và trả kết quả tại nhà
Đội ngũ chuyên gia
Gồm các GS, TS, BS, KTV xét nghiệm hàng đầu Việt Nam Click để xem chuyên gia
Đăng ký xét nghiệm
Bạn chỉ cần gọi hotline Tổng đài
Hoặc đăng ký ngay Tại đây
Kết quả xét nghiệm
Tất cả xét nghiệm được kiểm soát và ký duyệt bởi các GS hàng đầu. Kết quả được gửi qua zalo/ facebook/ email và địa chỉ được đăng ký.
Tư vấn kết quả
Khi nhận kết quả, bạn sẽ đồng thời nhận được cuộc gọi tư vấn của bác sĩ chuyên ngành sâu về các bất thường và hướng xử trí tối ưu.
Sàng lọc trước sinh là kỹ thuật thăm dò dành cho các bà mẹ mang thai để biết được thai nhi có mắc những dị tật bẩm sinh liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể (NST), như hội chứng Down (trisomy 21), Edwards (trisomy 18), Patau (trisomy 13),… hay không. Các kỹ thuật sàng lọc hiện nay gồm 2 nhóm: sàng lọc cổ điển (kết hợp sàng lọc huyết thanh mẹ - double test, triple test với siêu âm) và sàng lọc không xâm lấn (NIPT - noninvasive prenatal testing).
Những thai phụ được sàng lọc có kết quả nguy cơ cao bị các dị tật sẽ được yêu cầu thực hiện chẩn đoán bằng phương pháp xâm lấn, là phương pháp sử dụng mẫu thu từ chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau. Độ chính xác phương pháp này rất cao (100%) do sử dụng mẫu trực tiếp từ thai nhi. Tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thai phụ và cũng có thể phát sinh dị tật ở thai nhi: sảy thai, rò dịch ối, chảy máu âm đạo, thai bị thiếu hụt chi...
Sinh con dị tật, thai lưu, sẩy thai liên tiếp.
Gia đình có người thân bị dị tật bẩm sinh và bệnh lý di truyền.
Tiếp xúc với hóa chất độc hại, tia xạ, chất độc da cam…
Siêu âm hoặc xét nghiệm máu có phát hiện bất thường.
Thai phụ lớn tuổi (trên 35 ) vì nguy cơ mắc dị tật của thai nhi tăng theo tuổi mẹ.
Thai phụ bị sốt do nhiễm vi rút và phải dùng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Siêu âm thai nhiClick để xem chi tiết
Xét nghiệm Double TestClick để xem chi tiết
Xét nghiệm Triple TestClick để xem chi tiết
Xét nghiệm NIPTClick để xem chi tiết
Đây là phương pháp sàng lọc an toàn cho thai nhi và thai phụ nên là phương pháp chủ yếu để sàng lọc DTBS của thai nhi. Tuy nhiên, siêu âm không kết luận được thai nhi có mắc hội chứng Down và các bất thường NST khác mà kết quả siêu âm chỉ là gợi ý với độ chính xác khoảng 60%.
Độ mờ da gáy là đặc điểm trong siêu âm do sự tích tụ dịch dưới lớp da phía sau cổ thai nhi trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Sự tăng độ dày da gáy liên quan đến các hội chứng Down. Thời điểm thích hợp nhất để đo độ mờ da gáy là 11 tuần - 13 tuần 6 ngày vì nhiều khuyết tật của thai nhi có thể sàng lọc được khi tuổi thai ít nhất 11 tuần và sau tuần 14, độ mờ da gáy sẽ trở về bình thường nên việc đo độ mờ da gáy không còn ý nghĩa.
Ngoài chỉ số độ mờ da gáy, chỉ số chiều dài đầu mông (CRL) và đường kính lưỡng đỉnh (BPD) cũng là các số đo cơ bản giúp xác định tuổi thai, đánh giá phần nào sự bất thường của hệ thần kinh và sự phát triển của thai nhi
Xét nghiệm Double Test được thực hiện từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày (tốt nhất khoảng 12 tuần) để định lượng free β - hCG tự do và PAPP - A.
β - hCG: Đây là hormone được các tế bào lá nuôi của trứng sau khi đã được thụ tinh tiết ra sau đó sẽ do nhau thai bài tiết. Nếu thai nhi mắc hội chứng Down, nồng độ của tiểu phân β - hCG tăng đáng kể trong thai kỳ I và II.
PAPP - A (Pregnancy - associated plasma protein A): Nồng độ PAPP - A tăng dần trong suốt thai kỳ. Trong thai kỳ I, nếu thai nhi mắc hội chứng Down sẽ thấy nồng độ PAPP - A trong máu mẹ giảm, trong đó ở thai kỳ II nồng độ PAPP - A vẫn giữ ở mức bình thường hoặc chỉ giảm nhẹ. Do đó PAPP - A chỉ được dùng trong thai kỳ I để sàng lọc thai nhi mắc hội chứng Down.
Xét nghiệm Triple Test thực hiện khi thai được khoảng 16 - 20 tuần tuổi (tốt nhất khoảng 16-18 tuần) để định lượng: AFP, hCG và Estriol (uE3).
AFP (Alpha - fetoprotein): Tăng của nồng độ AFP trong máu mẹ liên quan đến nhiều dị tật của thai nhi đặc biệt là khuyết tất của ống thần kinh. Trong thai kỳ II, sự sụt giảm nồng độ AFP được thấy trong khoảng 30% trường hợp thai nhi mắc hội chứng Down.
hCG: Nồng độ hCG trong thai phụ tăng dần và sau đó tùy theo thể trạng của thai phụ mà nồng độ hCG đạt giá trị cao nhất trong khoảng tuần 9 và tuần 10. Lượng hCG giảm nhẹ trong khoảng tuần 12 đến tuần 16 và sau đó ổn định cho đến khi sinh. Khi thai nhi mắc hội chứng Down, nồng độ hCG tăng cao.
uE3 (Estriol tự do): Thai nhi bình thường có nồng độ của estriol tự do và estriol toàn phần tăng dần trong suốt thai kỳ. Trong trường hợp thai nhi mắc hội chứng Down, nồng độ của uE3 sẽ giảm.
Ngoài phương pháp sàng lọc dựa trên siêu âm và xét nghiệm máu, phương pháp sàng lọc không xâm lấn - NIPT. Phương pháp này phân tích ADN tự do của thai nhi trong máu mẹ để xác định nguy cơ mắc dị tật của thai nhi cho kết quả với độ chính xác cao nhưng giá thành cũng rất cao tùy thuộc vào yêu cầu phân tích bất thường các nhiễm sắc thể thường gặp (21, 18, 13 và NST giới tính) hay những đột biến vi mất đoạn.
Sử dụng phần mềm tính toán nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh khi kết hợp xét nghiệm Double Test, Triple Test với các thông tin siêu âm khác như độ mờ da gáy(NT), chiều dài đầu mông(CRL), đường kính lưỡng đỉnh(BPD),... cho phép đánh giá khả năng thai nhi bị mắc hội chứng Down, Edwards, Patau và một số DTBS khác với độ chính xác cao trên 97%. Do đó, siêu âm, xét nghiệm (Double test, Triple Test) vẫn được coi là những phương pháp sàng lọc có vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ sinh ra trẻ bị dị tật trong cộng đồng vì sự phổ biến, dễ thực hiện và chi phí thấp.
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh được sử dụng để xác định những nguy cơ sinh trẻ dị tật ở thai phụ (với độ chính xác trên 97%) chứ không phải là xét nghiệm chẩn đoán xác định dị tật. Thông qua kết quả sàng lọc, những thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác cần tiến hành sớm các xét nghiệm chẩn đoán (chọc ối hoặc sinh thiết nhau thai) để khẳng định chính xác các bệnh lý này.
HÃY GỌI HOẶC CHAT VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN THÊM
Health Việt Nam luôn đồng hành chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của Bạn!
KH liên hệ tới Health Việt Nam qua số hotline hoặc hoặc Fanpage Health Việt Nam, Website: https://healthvietnam.vn, nhận tư vấn gói xét nghiệm từ chuyên viên xét nghiệm hoặc bác sĩ tư vấn.
KH lựa chọn gói xét nghiệm phù hợp và đặt lịch hẹn lấy mẫu 24/7 (cả thứ 7 và chủ nhật)
Nhân viên y tế đến địa chỉ KH đăng ký lấy máu/bệnh phẩm, vận chuyển về phòng xét nghiệm tại Hà Nội
Mẫu được phân tích tại phòng xét nghiệm đạt chuẩn (Có kết quả trong vòng 24h sau khi lấy mẫu)
Bác sĩ chuyên khoa giải thích cụ thể kết quả xét nghiệm cho Khách hàng, tư vấn sức khỏe miễn phí