Vết thương mạch máu là những vết thương có đứt, rách, mất đoạn các mạch máu chính ở các phần khác nhau của cơ thể gây chảy máu ồ ạt, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được sơ cứu cầm máu kịp thời. Vết thương phần mềm diện rộng, dập nát tổ chức gây chảy máu, mất máu nhiều và nhanh cần được xem như một vết thương mạch máu.
Vết thương mạch máu là một cấp cứu ngoại khoa hay gặp trong cuộc sống, trong lao động, sinh hoạt, cả trong thời chiến và thời bình. Việc áp dụng ngay biện pháp cầm máu tạm thời là tối cần thiết để cứu sống tính mạng người bị thương.
Mục tiêu chính trong sơ cứu ban đầu là cầm máu tạm thời và duy trì chức năng sống cho bệnh nhân.
Cầm máu tạm thời sẽ giúp nhanh chóng làm ngừng sự chảy máu từ các mạch máu ra ngoài, hạn chế thấp nhất lượng máu bị mất.
Việc duy trì chức năng sống cho nạn nhân tại nơi bị thương, bị nạn thường bao gồm: giữ ấm, cho nạn nhân uống nhiều nước, uống trà đường; truyền dịch, tiêm thuốc trợ tim, trợ sức cho nạn nhân (nếu điều kiện cho phép).
Khái niệm: Là dùng tay ấn chặt vào động mạch, động mạch bị ép chặt giữa tay và nền xương làm cho máu ngừng chảy.
Ưu điểm: Nhanh, hiệu quả, ít gây đau đớn.
Nhược điểm: Không ấn được lâu vì mỏi tay.
Khái niệm: Là động tác gấp mạnh các đoạn chi lại với nhau, cánh tay với thân mình, đùi với bụng , làm cho động mạch bị gấp và bị đè ép giữa các khối cơ bao quanh, có tác dụng cầm máu.
Ưu điểm: Nhanh, dễ làm, cầm máu tốt.
Nhược điểm: Gây đau cho nạn nhân, không làm được lâu, không áp dụng được trong các trường hợp có gãy xương kèm theo.
Là băng tương đối chặt hơn so với băng bình thường, ngoài gạc cần có bông mỡ.
Áp dụng với các vết thương dập nát phần mềm nhiều, không có tổn thương động mạch, tĩnh mạch lớn; với vết bỏng rộng.
Quy trình kỹ thuật giống băng vết thương phần mềm nhưng chặt hơn và có thêm lớp bông mỡ đặt trên lớp gạc vô khuẩn.
Các bước băng ép gồm: Bộc lộ vết thương; Đặt gặc vô khuẩn kín vết thương; Phủ lớp bông mỡ trên lớp gạc vô khuẩn; Băng ép vết thương theo nguyên tắc chung.
Ga rô là biện pháp dùng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào chi thể làm ngừng sự lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới vết thương, từ đó có tác dụng cầm máu triệt để cho các vết thương mạch máu.
NGUYÊN TẮC GA RÔ
Phải nới ga rô đúng quy định.
Thời gian nới ga rô: Sau khi đặt ga rô 30 - 60 phút.
Cách nới ga rô: Ấn động mạch phía trên ga rô; nới từ từ, từng vòng đồng thời quan sát sắc mặt, tại chỗ vết thương và màu sắc đoạn chi phía dưới ga rô; để nới khoảng 4 -5 phút (nếu phải đặt lại ga rô thì phải dịch chuyển vị trí đặt để tránh hoại tử hình nhẫn do tại chỗ bị đè ép kéo dài).
Những trường hợp không nới ga rô: Chi bị cắt cụt tự nhiên; chi có dấu hiệu hoại thư, hoại tử; ga rô trong trường hợp rắn độc cắn.
Ga rô cao su: Là biện pháp dùng dây cao su xiết các vòng băng theo kiểu băng vòng tròn, vừa xiết vừa quan sát tình trạng máu chảy tại vết thương, khi máu ngừng chảy tại vết thương là được.
Ga rô que xoắn: Là biện pháp dùng băng cuộn hoặc dây vải và que xoắn để ga rô. Đầu tiên băng hai đến ba vòng băng sát trên vết thương để đệm lót rồi tạo khoảng trống ga rô bằng các vòng băng rộng hơn vòng chi. Sau đó luồn que xoắn vào và xoắn chặt các vòng băng vào chi, đồng thời theo dõi tác dụng của ga rô giống như ga rô cao su (cố định que xoắn dọc theo trục của chi).
Phân nhóm, phân vai
Phân nhóm: 03 học viên vào một nhóm để rèn luyện.
Phân vai: 01 học viên đóng vai người bị thương, 01 học viên đóng vai người cấp cứu, 01 học viên sử dụng bảng kiểm.
Hướng dẫn sử dụng bảng kiểm
Bảng kiểm gồm 3 cột, cột thứ nhất là cột thứ tự, cột thứ 2 là cột nội dung, cột thứ 3 là cột thực hiện.
Lần 1. Người cầm bảng kiểm tiến hành đọc thứ tự các bước ở bảng kiểm cho người cấp cứu thực hiện.
Lần 2. Người người cấp cứu tự thực hiện kỹ thuật, người cầm bảng kiểm đối chiếu với các bước thực hiện kỹ thật (đánh dấu “X” vào bước thực hiện, để trống nếu không thực hiện).
Giáo viên tổ chức cho đại diện các nhóm bốc tình huống vết thương, trên cơ sở đó, các nhóm tổ chức thi chạy trạm thực hành kỹ thuật băng.
Khi các nhóm thực hiện kỹ thuật, giáo viên và thành viên còn lại của các nhóm cùng sử dụng bảng kiểm đánh giá kết quả, nhóm thực hiện kỹ thuật chính xác và nhanh nhất sẽ nhận giải thưởng của khóa học (túi cứu thương/sách/khác…).
Cầm máu tạm thời là một trong những kỹ thuật cấp cứu đầu tay của mỗi cán bộ, nhân viên y tế. Vì vậy, hơn ai hết, mỗi học viên cần phải học tập, rèn luyện thành thạo kỹ thuật cầm máu tạm thời, để trong mọi hoàn cảnh, cấp cứu được nhanh nhất, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong và tàn phế cho người bị thương.