Bài giảng nhiễm HIV/AIDS ở người lớn
- Tác giả: BSCK1 Phan Nhật Thành
- Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu
- Nhà xuất bản:Khoa Bệnh nhiệt đới- Bệnh Viện Chợ Rẫy
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng nhiễm HIV/AIDS ở người lớn
BSCK1 Phan Nhật Thành
ĐẠI CƯƠNG :
HIV(Human immunodeficiency virus) thuộc họ Retroviridae , gồm có 2 loại : HIV-1và HIV-2, gây bệnh ở người chủ yếu là HIV-1.HIV lây truyền chủ yếu qua các đường: quan hệ tình dục không bảo vệ, qua máu và các chế phẩm của máu, từ mẹ sang con
Diễn tiến tự nhiên của quá trình nhiễm HIV trải qua 3 giai đoạn :
Hội chứng nhiễm Retrovirus cấp
Biểu hiện 2-4 tuần sau phơi nhiễm HIV và kéo dài từ 1-2 tuần
Kháng thể kháng HIV thường xuất hiện sau 4-12 tuần (trung bình 63 ngày)
Xét nghiệm nồng độ virus HIV có thể chẩn đoán nhiễm HIV cấp : nồng dộ virus huyết tương cao nhất sau 3 tuần phơi nhiễm ( 100.000-1.000.000 bản RNA/ml ) sau đó giảm xuống thấp nhất vào khoảng 120 ngày sau phơi nhiễm
Nhiễm HIV không triệu chứng
Giai đoạn này không triệu chứng
Số lượng tế bào CD4 giảm từ từ
Tùy thuộc vào mỗi cá thể diễn biến sang giai đoạn AIDS sẽ khác nhau, bệnh nhân có thể khỏe mạnh trong vòng 5-10 năm trước khi triệu chứng của nhiễm HIV hoặc phát triển thành AIDS
AIDS:AIDS(Acquired immunodeficiency syndrome) là bệnh nhiễm HIV tiến triển
Toàn thể bệnh lý HIV/AIDS là hậu quả của sự suy giảm trầm trọng về chất và số lượng của hệ miễn dịch chủ yếu là T-CD4
NGUYÊN NHÂN:
Nhiễm HIV do:
Quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm HIV
Truyền máu và các chế phẩm của máu bị nhiễm virus HIV
Lây nhiễm từ mẹ bị nhiễm HIV sang con
Lây nhiễm nghề nghiệp: nhân viên y tế bị kim, dao và các dụng cụ khác chứa dịch thể có virus HIV gây xây xác, tổn thương da niêm
CHẨN ĐOÁN:
Chẩn đoán sơ bộ:
Tiếp cận bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS:
Mục đích:
Xác định chẩn đoán HIV
Xác định giai đoạn lâm sàng nhiễm HIV
Tầm soát các bệnh nhiễm trùng cơ hội và các bệnh liên quan
Đánh giá tình trạng miễn dịch
Sàng lọc lao và tình trạng thai nghén
Lượng ước mức độ tuân thủ điều trị
Cách thức:
Hỏi tiền sử, bệnh sử:
Các hành vi nguy cơ
Tiền sử về các bệnh nhiễm trùng cơ hội và các bệnh liên quan HIV
Tiền sử mắc các bệnh khác
Tiền sử sử dụng thuốc (thuốc dự phòng và điều trị nhiễm trùng cơ hội, thuốc ARV)
Tiền sử về dị ứng thuốc
Các triệu chứng hiện thời
Khám lâm sàng:
Khám toàn trạng: cân nặng, hạch ngoại vi, sang thương da, khám kỹ các hệ cơ quan
Xác định giai đoạn lâm sàng nhiễm HIV và các bệnh liên quan HIV
Xét nghiệm:
Chẩn đoán nhiễm HIV(bao gồm xét nghiệm1test nhanh và 2 ELISA)
Công thức máu, soi đàm tìm BK
Các xét nhiệm chẩn đoán nhiễm trùng cơ hội (dịch não tủy, soi cấy các bệnh phẩm tìm nấm-vi trùng, X Quang tim phổi, ECHO bụng, CT scan sọ não…) tùy định hướng lâm sàng
Đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch ( tế bào CD4)
Tải lượng virus
Các bệnh đồng nhiễm HIV: viêm gan siêu vi B, C
Test chẩn đoán thai nghén nếu nghi ngờ
Tư vấn hỗ trợ:
Tư vấn hỗ trợ sau xét nghiệm
Giải thích diễn biến bệnh, kế hoạch chăm sóc và điều trị
Tư vấn về dự phòng lây nhiễm HIV
Xác định tầm quan trọng của tái khám định kỳ
Các giai đoạn lâm sàng theo WHO:
Giai đoạn I:
Không triệu chứng
Có thể mắc bệnh lý hạch toàn thân dai dẳng
Thang hoạt động 1: không triệu chứng, hoạt động bình thường
Giai đoạn II:
Sụt cân < 10% trọng lượng cơ thể
Biểu hiện bệnh da và niêm mạc nhẹ ( viêm da tuyến bã, ngứa, nấm móng, loét miệng tái phát, viêm khóe miệng )
Nhiễm Herpes Zoster trong vòng 5 năm gần đây
Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát (viêm xoang do vi khuẩn) Và/ hoặc:
Thang hoạt động 2: Có triệu chứng nhưng vẫn hoạt động bình thường
Giai đoạn III:
Sụt cân < 10% trọng lượng cơ thể
Tiêu chảy mãn tính không rõ căn nguyên > 1 tháng
Sốt kéo dài không rõ căn nguyên (không lien tục hay liên tục ) > 1 tháng
Nhiễm nấm Candida miệng
Bạch sản dạng long ở miệng
Lao phổi trong vòng 1 năm gần đây
Nhiễm vi khuẩn nặng( viêm phổi, viêm cơ mủ) Và/hoặc:
Thang hoạt động 3: Nằm liệt giường < 50% số ngày trong tháng trước đó
Giai đoạn 4:
Hội chứng suy mòn do HIV( sụt >10% trọng lượng cơ thể kết hợp tiêu chảy mãn tính không rõ căn nguyên > 1tháng, hoặc mệt mỏi và sốt kéo dài không rõ căn nguyên >1tháng)
Viêm phổi do Pneumocystis Jiroveci
Bệnh do Toxoplasma ở não
Bệnh do Cryptosporidia có tiêu chảy > 1 tháng
Nhiễm nấm Cryptococcus ngoài phổi
Bệnh do Cytomegalovirus ở các cơ quan khác ngoài gan, lách, hạch
Nhiễm Hepes Simplex virus da, niêm mạc > 1 tháng hoặc ở nội tạng
Bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển
Bệnh nấm lưu hành ở địa phương có biểu hiện lan tỏa toàn thân (nấm Histoplasma, Penicillium)
Nhiễm nấm Candida thực quản, khí quản, phế quản, phổi
Nhiễm Mycobacteria không phải lao lan tỏa toàn thân
Nhiễm trùng huyết Salmonella không phải thương hàn
Lao ngoài phổi
U lymphô
Sarcoma Kaposi
Bệnh lý não do HIV Và/hoặc:
Thang hoạt động 4: Nằm liệt giường >50% số ngày trong tháng trước đó
Chẩn đoán xác định nhiễm HIV:
Mẫu huyết thanh của một người lớn và trẻ trên 18 tháng được coi là dương tính với HIV khi mẫu đó dương tính cả ba lần xét nghiệm bằng ba sinh phẩm với các nguyên lý và kháng nguyên khác nhau
Các xét nghiệm được thực hiện tại VN gồm:
Serodia-HIV hoặc Quick Test
ELISA-HIV Uniform II
ELISA-Genscreen
WESTERN BLOT
Theo bộ Y tế VN: chẩn đoán nhiễm HIV khi 1 test nhanh và 2 ELISA (+)
Ở Châu Âu và Mỹ chẩn đoán nhiễm HIV khi 2 ELISA và WESTERN BLOT(+)
Chẩn đoán AIDS: người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS khi
Lâm sàng nhiễm HIV giai đoạn IV (theo WHO)
Hoặc:
Xét nghiệm tế bào CD4<200 tế bào/ml hoặc tổng số tế bào lympho<1200 tế bào / ml (nếu không có điều kiện xét nghiêm tế bào CD4)
ĐIỀU TRỊ:
Dự phòng nhiễm trùng cơ hội:
Dự phòng nhiễm trùng cơ hội tiên phát bằng Cotrimoxazole
Mục đích: dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ PCP, viêm não do Toxoplasma Gondii
Chỉ định:
Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng III,IV không phụ thuộc tế bào CD4
Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng I, II có số lượng tế bào CD4< 200 tế bào/ml
Nếu không có tế bào CD4 chỉ định điều trị khi người nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng II, III
Liều lượng:
Cotrimoxazole 960mg (TMP 160mg/SM X 80 mg) uống 1 viên/ngày hoặc
3 viên/tuần chia 3 lần. Nếu dị ứng Cotrimoxazole thay thế Dapson 100mg /ngày
Dự phòng lao tiến triển bằng isoniazide (INH)
Mục tiêu: dự phòng chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao
Chỉ định: cho tất cả mọi người nhiễm HIV đã dược sang lọc không mắc bệnh lao tiến triển
Phác đồ: INH 5 mg/kg/ngày, uống 1 lần hàng ngày trong 9 tháng + vitamin B6 25 mg /ngày
Điều trị nhiễm trung cơ hội:
Nhiễm nấm Candida Albicans
Miệng:
Fluconazol 150 mg 1 viên uống/ngày x 7-14 ngày
Thực quản:
Fluconazol 150 mg 1 viên x2 lần uống /ngày x 14-21ngày
Âm đạo
Fluconazol 150 mg 1 viên duy nhất
Nystatine 100000 đơn vị đặt âm đạo 1 viên /ngày x 14 ngày
Viêm màng não nấm Cryptococcus Neoformans:
Điều trị tấn công:
Amphotericine B 0,7 mg/kg/ngày + Flucystosine100 mg/kg/ngày x 14- 21ngày
Điều trị củng cố:
Fluconazol 400-800 mg/ngày x 8 tuần
Điều trị duy trì:
Fluconazol 200-400 mg/ngày đến suốt đời hoặc có thể ngưng điều trị nếu bệnh được điều trị ARV đạt được số lượng tế bào CD4 > 200 tế bào/ml kéo dài trên 6 tháng
Viêm não Toxplasma Gondii:
Điều trị tấn công
TMP-SMX 960 mg (tính theo TMP 10 mg/kg/ngày) chia làm 3-4 lần x 3-6 tuần
Điều trị duy trì
TMP-SXM 960 mg 3mg/kg/ngày (tính theo TMP) đến suốt đời hoặc có thể
Ngưng điều trị nếu bệnh được điều trị ARV đạt được số lượng tế bào CD4 > 200 tế bào/ml kéo dài trên 6 tháng
Viêm phổi do Pneumocystis Jirveci:
Điều trị tấn công:
TMP-SMX 960 mg15 mg/kg/ngày (tính theo TMP) X21 ngày
Điều trị duy trì:
TMP-SMX 960 mg 5mg/kg/ngày (tính theo TMP)
Nếu có biểu hiện suy hô hấp (SpO2 <70%) chỉ định điều trị Corticoide
Prednisolone 80mg/ngày chia 2 lần x5 ngày
Prednisolone 40mg/ngày x5 ngày kế tiếp
Prednisolone 20mg/ngày cho đủ 21 ngày
Bệnh nhiễm nấm Penicillium Marneffei:
Điều trị tấn công:
Amphotericine B 0,6-1 mg/kg/ngày pha TTM x 6-8 tuần
Hoặc:
Itraconazole 200mgx2 lần /ngày x 6-8 tuần
Điều trị duy trì:
Itraconazole 200mg/ngày, duy trì suốt đời hoặc có thể ngưng điều trị nếu bệnh được điều trị ARV đạt được số lượng tế bào CD4 > 200 tế bào/ml kéo dài trên 6 tháng
Điều trị ARV:
Các nhóm thuốc ARV(Antiretroviral Drugs):
Nhóm NRTIs ( Nucleoside reverse Transcriptase Inhibitors):Didanosie (ddI), Abacavir (ABC), Zidovudine( AZT), Stavudine (d4T), Lamivudine (3TC), Tenofovir (TDF)…
Nhóm NNRTIs (Non Nucleoside reverse Transcriptase Inhibitors): Nevirapine (NVP), Efavirenz (EFV), Etravirine (ETV), Delavirdine (DLV)
Nhóm PI (Protease Inhibitor): Lopinavir (LPV), Saquinavir (SQV), Nelfinavir (NFV), Ritonavir ( RTV)…
Mục tiêu điều trị:
Làm giảm tối đa và ngăn chặn lâu dài sự nhân lên của virus
Phục hồi miễn dịch
Kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống
Gỉảm tần suất mắc và tử vong do các bệnh liên quan HIV
Giảm lây truyền HIV và ngăn ngừa nhiễm HIV sau phơi nhiễm
Nguyên tắc:
Điều trị suốt đời
Phối hợp ít nhất 3 loại thuốc (HAARV)
2 NRTI + 1 NNRTI
2 NRTI + 1 PIs
Tuân thủ là yếu tố quyết định thành công
Chỉ định:
Nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV, bất kể số lượng CD4
CD4<200 tế bào/ml
CD4<350 tế bào/ml + giai đoạn lâm sàng III
CD4<250 tế bào/ml + giai đoạn lâm sàng I, II
Tế bào Lymphocyte < 1200 tế bào/ml + giai đoạn lâm sàng II, III
Tư vấn trước điều trị về các vấn đề sau:
Lợi ích của việc điều trị ARV
Điều trị ARV phải kéo dài suốt đời
Tác dụng phụ của ARV và các tương tác với các thuốc điều trị khác có thể xảy ra
Tầm quan trọng của việc tái khám định kỳ
Tuân thủ tuyệt đối chế độ điều trị
Các phác đồ hiện nay tại VN :
Phác đồ chính :
AZT + 3TC + NVP
Hoặc:
d4T + 3TC + NVP
Chỉ định sử dụng phác đồ này cho tất cả mọi người bệnh mới bắt đầu điều trị ARV
Phác đồ thay thế:
AZT + 3TC + EFV
d4T + 3TC + EFV
(Chỉ định sử dụng 1 trong 2 phác đồ này khi người bệnh không sử dụng được NVP)
TDF + 3TC + NVP hoặc TDF + 3TC + EFV
(Chỉ định sử dụng 1 trong 2 phác đồ này khi người bệnh không sử dụng được AZT và d4T)
AZT + 3TC + TDF
(Chỉ định phác đồ này khi người bệnh không sử dụng được NVP và FFV)
Liều lượng:
AZT 300mg uống 2 lần/ngày (cách nhau mỗi 12 giờ)
d4T 30 mg, 40 mg
< 60 kg: 30 mg uống 2 lần/ngày ( cách nhau mỗi 12 giờ )
> 60 kg: 40 mg uống 2 lần/ngày ( cách nhau mỗi 12 giờ )
3TC 150 mg uống 2 lần/ngày (cách nhau mỗi 12 giờ)
NVP 200mg uống 1 lần/ngày trong 2 tuần đầu sau đó tăng lên 2 lần/ngày (cách nhau mỗi 12 giờ)
EFV 600 mg uống 1 lần/ngày (vào buổi tối )
TDF 300 mg uống 1 lần/ ngày
Chống chỉ định và thận trọng với từng loại ARV:
AZT: Hb < 8 g/dl
d4T : viêm tụy, dị ứng, bệnh lý thần kinh ngoại biên
NVP: thận trọng khi ALT > 2,5 lần trị số bình thường, người đang uống Rifammycin, phụ nữ có CD4 > 250 tế bào/ml
EFV: phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, người bệnh tâm thần ( tiền sử hoặc hiện tại )
TDF: điều chỉnh liều theo độ thanh thải creatinine
Thất bại điều trị và phác đồ bậc 2:
Tiêu chuẩn đánh giá thất bại điều trị:
Chỉ xem xét đánh giá thất bại điều trị khi bệnh nhân uống ARV tuân thủ tốt, điều trị đúng phát đồ 3 loại thuốc trong ít nhất 6 tháng
Thất bại lâm sàng |
Xuất hiện mới hoặc tái phát các bệnh lý giai đoạn lâm sàng IV sau điều trị ít nhất 6 tháng |
Thất bại về miễn dịch học |
CD4 giảm dưới hoặc bằng CD4 trước khi điều trị, hoặc CD4 giảm dưới ½ so mức CD4 cao nhất đạt được, hoặc CD4< 100 tế bào/ml liên tục trong một năm liền |
Thất bại về virus học |
Tải lượng virus đo được > 5000 phiên bản/ml |
Lựa chọn phát đồ bậc 2:
Phát đồ bậc 1 bệnh nhân đang dùng |
Phác đồ bậc 2 ( chuyển đổi tương ứng ) |
||
d4T/AZT + 3TC + NVP/EFV |
TDF +3TC (± AZT) hoặc ddI + ABC |
+
|
LVP/r
|
TDF + 3TC + NVP/EFV |
ddI + ABC hoặc AZT + 3TC |
||
AZT/d4T + 3TC + TDF/ABC |
EFV hoặc NVP + ddI |
THEO DÕI:
Đối với người bệnh chưa điều trị ARV:
Dựa vào giai đoạn lâm sàng và số lượng tế bào CD4 để có kế hoạch tái khám phù hợp
Giai đoạn lâm sàng I, II và CD4 > 350 tế bào/ml: hẹn tái khám 3 tháng/lần hoặc khi có triệu chứng bất thường
Giai đoạm lâm sàng I, II và CD4< 350 tế bào/ml, lâm sàng giai đoạn III, CD4> 350 tế bào/ml: hẹn tái khám 1-2 tháng /lần hoặc khi có triệu chứng bất thường
Nội dung thăm khám bao gồm
Khám lâm sàng đánh giá giai đoạn nhiễm HIV , tầm soát các bệnh nhiễm trùng cơ hội và các bệnh liên quan HIV
Xét nghiệm:
CTM mỗi 6 tháng
CD4 mỗi 6 tháng nếu có điều kiện
X Quang tim phổi và các xét nghiệm khác tùy theo định hướng lâm sàng
Tư vấn và hẹn tái khám cho những trường hợp không có triệu chứng
Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội nếu có chỉ định
Điều trị nhiễm trùng cơ hội và các bệnh liên quan HIV
Khám chuyên khoa nếu nghi ngờ lao, bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thai…
Nếu đủ tiêu chuẩn điều trị ARV hẹn tái khám theo lịch, tư vấn chuẩn bị sẵn sàng điều trị
Theo dõi trong quá trình điều trị ARV :
Thăm khám định kỳ:
2 lần trong tháng đầu tiên (theo dõi tác dụng phụ ARV, củng cố tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị)
1lần/tháng trong tháng thứ 2-3
Sau đó 1 lần/3-6 tháng
Theo dõi diễn biến về lâm sàng:
Toàn trạng, cân nặng, nhiệt độ
Tác dụng phụ của ARV
Đánh giá tiến triển của bệnh liên quan đến HIV
Đánh giá tiến triển các bệnh nhiễm trùng cơ hội đã có, tầm soát các bệnh nhiễm trùng cơ hội mới xuất hiện
Phát hiện hội chứng phục hồi miễn dịch
Tầm soát mang thai đối với phụ nữ
Theo dõi về xét nghiệm:
Công thức máu: Hb và BC mỗi 6 tháng/lần hoặc khi có biểu hiện thiếu máu trong phác đồ có AZT
Men gan AST-ALT thực hiện trong tháng đầu khi bắt đầu điều trị NVP sau đó mỗi 6 tháng
Tế bào T- CD4 và tải lượng virus HIV mỗi 6-12 tháng nếu có điều kiện nhằm đánh giá đáp về miễn dịch và virus.
XỬ LÝ PHƠI NHIỄM HIV:
Xử lý vết thương:
Nếu bị vết thương da xối sạch vết thương dưới vòi nước , rửa bằng xà phòng trong 5 phút
Nếu bị phơi nhiễm qua mắt rửa mắt bằng nước cất hoặc nước hoặc nước muối NaCL 0,9% liên tục trong 5 phút
Xác định mức độ nguy cơ
Xét nghiệm HIV:
Người gây phơi nhiễm và người bị phơi nhiễm
Tư vấn cho người bị phơi nhiễm
Điều trị ARV:
Sớm từ 2-6 giờ sau phơi nhiễm, không nên điều trị muộn sau 72 giờ
Phác đồ điều trị ARV:
|
Các thuốc sử dụng |
Chỉ định |
Phác đồ 2 loại thuốc (phác đồ cơ bản) |
AZT + 3TC hoặc d4T + 3TC
|
Tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ |
Phác đồ 3 loại thuốc |
AZT + 3TC hoặc d4T + 3TC cộng với LPV/r |
Trong trường hợp nguồn gây phơi nhiễm đã và đang điều trị ARV và nghi có kháng thuốc |
Thời gian điều trị |
4 tuần |
|
Theo dõi sau điều trị ARV:
Theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV
Xét nghiệm HIV cho người bị phơi nhiễm vào tháng thứ 1-3-6 sau điều trị ARV
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dự phòng nhiễm trùng cơ hội -Xử lý phơi nhiễm HIV, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS của Bộ Y tế 2009, p.70-72
Nhiễm HIV/AIDS, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị “ Các bệnh nhiễm trùng thường gặpʺ bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới 2009, P.95-103
Nguyễn Hữu Chí. Nhiễm HIV/AIDS, Bệnh Truyền Nhiễm, ĐH Y DƯỢC TP Hồ Chí Minh-Bộ môn Nhiễm 2006, p.294-325
David N. Gbert, M.D- Rober C. Moelling. Jr, MD -et all. Sanford guide to HIV/AIDS Therapy 2009, p.14
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)