Các men và vitamin
1. Amylase
Nguồn gốc amylase ờ tụy và tuyến nước bọt. Amylase là men tham gia quá trình chuyển hóa carbon hydrat. Bình thường, nồng độ amylase trong huyết thanh là:
- 32 ± 4 đơn vị Wohlgemuth/ml
- 60 - 180 W/l (1 - 3 ịikat/1).
Thay đổi bệnh lý:
- Tăng cao trong bệnh viêm tụy cấp tính, nồng độ trong máu có thể lên tới 6 - 7 lần trong những ngày đẩu, tăng vừa phải trong viêm tụy mạn tính, ung thư tụy, loét dạ dày tá tràng thủng vào tụy, viêm túi mật, quai bị, viêm tuyến nước bọt, suy thận.
Trong một số trường hợp, amylase có thể có trong huyết thanh dưới dạng phần tử lớn do kết hợp với các globulin miễn dịch, đó là amylase phân tử lớn (macroamỵìase). Macroamylase không đào thải được qua nước tiểu nên làm tăng amylase huyết thanh mà không làm tăng amylase trong nước tiểu.
2. Aldolase
Aldolase là men tham gia vào việc chuyển hóa tách phân tử fructose 1 - 6 diphosphat thành 2 phẩn tử triose phosphat để chuyển thành acid pyruvic. Aldolase có trong cơ và gan, ngoài ra tim, não, phổi cũng có nhưng ít. Trị sô trung bình aldolase trong huyết thanh là <6 Ư/l (< 100 nkat /1). Aldolase tăng cao trong bênh viêm gan do virus, tăng vừa trong giai đoạn đầu của ung thư gan, các bệnh viêm cơ, tăng ít hoặc không tăng trong bệnh xơ gan. Aldolase cũng có thể tảng trong ung thư tuyến tiền liệt, thiếu máu tan máu, nhồi máu cơ tim, bệnh leucemi. Hiện nay, người ta dã tách dược 4 đồng phân của aldolase: typ A có nhiếu ở các cơ, typ B có nhiều ờ gan, typ c có nhiều ờ não, typ trung gian.
3. α antitrypsin
Men này có tác dụng ức chế một số men phân giải protein.
Trị số trung bình trong huyết thanh là 80 - 200 mg/dl Thiếu α antitrypsin là một nguyên nhân gây giãn phế nang ờ người lớn. Hình như trong xơ gan ung thư hóa, nồng độ men này tăng trong huyết tương.
4. Arginase
Arginase là men thủy phân arginin dể chuyển thành urê và ornithin.
Trị sô' trung bình trong huyết thanh là <10 u/l (1,450 ± 0,404 ixmol/giờ/ml, theo Hằng số sinh học người Việt Nam).
- Tảng khi có tổn thương nhu mô gan, viêm gan do virus, xơ gan...
- Khổng tăng trong vàng da do tắc mật.
5. Cholinesterase
Cholinesterase là men xúc tác sự thủy phân Acetylcholin. Có hai loại :
- Cholinesterase "thật" tác dụng trên Acetylcholin. Acetyl-P-metylcholin, acetyl -P-butyrylchol in, có trong hóng cáu, tổ chức thần kinh.
- Cholinesterase "giả" có vùng hoạt động rộng hơn, trên acetylcholin, benzoylcholin, tributyrin, cocain, procain, atropin, acid acetyl-salicylic, có trong huyết tương, gan, tụy, thân và một sỏ tổ chức khác.
Trị số trung bình của hai loại men đó, tính thành |ig
acetylcholin chlohydrat thủy phân trong 1 giờ ở 38°C trong máu toàn phần:
. Cholinesterase "thật" của hồng cầu: 27,3 - 47,4
. Cholinesterase "giả" trong huyết tương: 11,1 - 23,5.
. Cholinesterase "giả" tăng trong hội chứng thận hư, đái tháo đường, vữa xơ động inạch, nhồi máu cơ tim, béo; giảm trong nhiễm độc các chất kháng cholinesterase, phospho hữu cơ (thuốc trừ sâu hữu cơ, chát độc chiến tranh).
- Cả 2 loại cholinesterase trong suy gan nặng, xơ gan, bệnh vẻ cơ - thần kỉnh, thiểu dưỡng.
6. Creatinkỉnase (CK)
Còn có tên là creatin-phosphokinase (CPK). CK là menxúc tác phản ứng:
creatin + ATP <=> creatin-phospiiat + ADP
Có 3 đồng men: CK-MM có ở các cơ, CK-MB có chủ yếu ở tim, CK-BB có chủ yếu ở não. ơ người bình thường, hoạt tính CK trong huyết tương chủ yếu là CK-MM. Trị sô CK trung bình trong huyết thanh là <195 u/l (<3,25 Ịakat/ I), trị SỐ của CK-MB là <2 - 3% trị số CK.
- CK tăng khi lao động gắng sức, trong các bệnh về cơ như viêm cơ, chấn thương cơ, loạn dưỡng cơ tiến triển, nhồi máu cơ tim... Trong bệnh nhồi máu cơ tim, CK tăng từ giờ thứ 4 - 6 , đình cao nhất vào khoảng giờ thứ 16 - 24 và trở lại bình thường sau 3 - 4 ngày.
- CK-MB tăng trong bệnh nhồi máu cơ tim, bắt đầu tăng từ giờ thứ 3 - 4 , tăng cao nhất vào giờ thứ 12 - 18, có khi giờ thứ 36 và trở lại mức bình thường sau 2 - 3 ngày. Chẩn đoán nhồi máu cơ tim khi trị sô CK tăng cao và hoạt tính CK-MB >5% của trị số CK. Có thể dùng CK và CK-MB để ước tính diện tích cơ tim bị hoại tử. • • • CK và CK-MB còn tăng trong viêm cơ tim, loạn nhịp tim nặng, chấn thương tim hoặc phẫu thuật tim.
7. Gamma-glutamyl-transpeptidase (y-GT)
y-GT là men có trong gan, thận, tụy xúc tác chuyển một nhóm glutamic của một peptid sang một peptid khác hay sang một acid amin khác. Trị sô' trung bình y-GT trong huyết thanh là 11 - 50 u/ l (0,18 - 0,84 Iikat/l), ờ nữ thấp hơn ờ nam. Men này lăng cùng với phosphatase kiềm nhưng sớm hơn.
- Tăng vừa trong xơ gan, viêm gan cấp tính và mạn lính; tăng nhiểu trong ung thư gan nguyên phát và thứ phát, trong xơ gan mật nguyên phát, vàng da ứ mảt. vicm gan mạn tính tiến triển, viêm tụy, nhồi máu cơ tim, ung thư thận.
8 . Glucose -6 -phospha ta s e
Glucose-6-phosphatase là men xúc tác phản ứng:
GIucose-6 -phosphatase=^=^ glucose + H3P04
Men này có nhiều trong gan, thận, ruột non.
Trị số trung bình là 8 u/l , theo Hằng ngưòi
Việt Nam là 4 ± 3,2 ụg p giải phóng trong 1 giờ cùa 1 ml huyết thanh.
- Tăng khi có tổn thương nhu mô gan như trong viêm gan, xơ gan.
- Giảm trong bệnh Von Gierke.
9. Glucose-6-phosphat dehydrogenase
(G-6-PDH)
G-6-PDH là men của hồng cầu để giữ glutathion ở trạng thái khử và bảo đảm sự toàn vẹn của hồng cầu. Men này có rất ít trong huyết thánh.
Hoạt tính của men bình thường trong huyỂt thanh là 0 - 0 18 mU/ml, trong hồng cẩu là 131 ± 13 mU/1 o9, hổng cẩu.
- Tăng trong viêm gan nặng (nhí t là Bhiẻm độc carbon tetrachlõrur), xơ gan, bệnh thận nặng. * ề
- Giảm do thiếu bẩm sinh men G-6-PDH dễ gây thiếu máu tan máu khi ăn phải một số thức ăn như đậu tằm (fève), hay khi uống một số thuốc chữa sốt rét...
10. u-hvdroxybutyrat-dehvdrogenase
Men này có nhiều trong tim, não.
Trị sò trung bình trong huyết thanh là 72 - 182 u/ l .
- Tăng cao trong nhồi máu cơ tim, xuất hiện từ giờ thứ 15, tồn tại tới ngày thứ 11, lâu hơn SGOT và CPK nên có giá trị trong truy đoán.
- Không tăng hoặc tăng rất ít trong các tổn thương các cơ khác, kể cà hoại tử do nghẽn mạch. 11. Lactat dehydrogenase (LDH) LDH là men cần thiết cho sự chuyển hóa glucose xúc tác phản ứng:
lactat + N A D ^ = ^ pyryvat + NADH-,
Trị số trung bình trong huyết thanh là 100 - 250 u/ l (1,7 - 4,2 |ikat/l).
Thay đổi bệnh lý:
- Nhồi máu cơ tim: nồng đi' trong máu tăng rất cao, gấp
7 - 1 0 lần; tăng từ 24 đến 36 giờ sau khi khởi phát bệnh và trờ lại bình thường sau 1 0 - 1 5 ngày, chậm hơn SGOT, nên có giá trị truy đoán bệnh. Nồng độ tăng song song với mức dộ tổn thương.
- Các bệnh gan: tăng vừa trong viêm gan do virus cấp tính, xơ gan, di căn ung thư ờ gan, tăng nhẹ trong các bệnh đường mật.
- Các bệnh khác: LDH còn tăng trong các bệnh về cơ sau các chấn thương cơ (như phẫu thuật...), trong các bệnh thiếu máu Biermer, thiếu máu tan máu, bệnh leucemi, u ác tính, nhồi máu phổi, giảm tiểu cầu... Hiện nay, người ta lại tách được từ men này 5 loai donjz men đặt tên lán lượt từ LDH, đến LDHv g' ,n C() nhi ều LDH, nhất rồi đèn LDH, , L D H : ; não, tmi . thận, hồng cầu co nhiều LDH,, LDH 4 ĩìhcìt^ h li \ c* t ^ LDH4, LDH5 nhất rồi đến LDH3, LDH; ... Nghiên cứu tỷ lệ các loai đó với nhau có thể t ìm hiểu được tó chức b| thương tổn.
Trên lâm sàng, người ta hay chú ý tỷ sỏ
LDH,
LDH toàn phân
Giá trị bình thường là 24 ± 11,5%.
. Tỷ sô tăng trong các bệnh gan.
. Tỷ sô giảm trong bệnh nhồi máu cơ tim...
Ghi chú: Cách đánh số các đồng men của LDH này là của Wroblewski (Mỹ), ngược với cách đánh số của Wieme và Dubach (châu Âu); theo các tác giả này, LDH| có nhiều trong cơ tim, LDHS có nhiều trong gan.
12 . Lipase
Bình thường, trị sô trung bình lipase huyết thanh là 7 - 60 u/l (0,12 - 1 ịi.kat/1).
- Tăng trong viêm tụy, tăng chậm hơn so với amylase máu nhưng tồn tại kéo dài hơn; có thổ tăng nhẹ Irong ung thư tụy, loét dạ dày tá tràng thủng vào tụy.
13. Lysozym
Có nhièu trong bạch cầu hạt (trừ bạch c ầ u ’đa nhân ái toan và ái kiểm), bạch cầu đơri nhân và một sô tổ chức nhất là tố chức thãn. *
Trị sỏ' trung bình trong huyết thanh là 5 - 15 fig/ml.
- Tăng chủ yếu trong leucemi thể mono, trong tốn thương tổ chức thận.
14. Malat dehydrogenase (MDH)
Malat dehydrogenase là men tham gia xúc tác phản ứng: L malat + N A D ^ oxaloacetat + NADH, ♦
Trị sô trung bình của men MDH trong huyết thanh là 12,5 - 50 U/1.
Malat dehydrogenase tăng khi có tổn thương nhu mô gan, tổn thương cơ tim, nhiễm độc giáp, bệnh lympho hạt... Trong bệnh viêm gan, men tăng rất rõ, tăng cao từ trước khi có vàng da và trong những ngày đầu khi bắt đầu xuất hiện vàng da còn tăng tới trên 10 lần so với bình thường.
15. Ornithin-carbamyl-transferase (OCT)
Men OCT là men tham giá quá trình tạo urê trong gan ở khâu ornithin - carbamyl của chu trình Krebs. Men này có nhiều trong gan, không có trong não, lách, tụy; dạ dày, ruột, thận, cơ tim có 100 lần ít hơn gan, do đó có thể coi như men đặc hiệu của gan. OCT tăng khi có tổn thương tế bào nhu mô gan, có khi rõ ràng hơn transaminase và aldolase. Có thể dùng OCT để chẩn đoán phân biệt bệnh gan với các bệnh khác.
Trị số trung bình của men OCT trong huyết thanh là 8 - 20 mU/ml theo phương pháp so màu.
Trong viẽm gan do virus, OCT tâng rất cao, gàp 1() - lần, tăng song song với bilirubin toàn phân trong niiíu. Bộnh kéo dài, transaminase có thể trờ lại bình thường; song OCT vẫn có thể còn cao.
Trong xơ gan, ung thư gan, OCT có tăng nhưnịỊ tâng ít. Trong các bệnh vàng da đo tác mật, vàng da do tan máu, OCT không tăng.
16. Phosphatase
Ph OS ph atase là men đê thủy phân các este phosphoric rất cần đê chuyển hóa phospho. Trên lâm sàng thường dùng 2 loại xét nghiệm: phos phat ase acid và phosphatase kiềm.
a) Phosphatase arid (ACP): có ở nhiểu tổ chức, cơ quan như tuyến tiền liệt, hồng cầu, tiểu cầu, gan, lách, xương (hủy cốt bào), tủy thượng thận..., do vậy có nhiều isoenzym khác nhau. Phosphatase acid hoạt dộng ờ môi trường toan, isoenzym có nguổn gốc tiẻn liệt hoạt dộng ờ môi trường pH 5 - 5,6, chịu sự ức chế của tartrat, các isoenzym khác hoạt động ở môi trường pH thấp hơn và kháng tartat.
Trị số bình thường trong huyết thanh của phosphatase acid toàn phần là <5,5 u/l (<0,9 nkat/1), của isoenzym có nguồn gốc tuyến tiển liệt là <2,5 ng/mỉ.
Thay đổi hệnh lý:
- Phosphatase acid tăng trong bênh ung tha tuy£n tiền liệt, đặc biệt khi có di căn vào xương, trong dó 90% là loại isoenzym có nguồn gốc tuyến này.
- Isoenzym kháng tartrat tăng trong bênh Qmucher, các bệnh về xương, đa u tủy, gan, thận...
b) Phosphatase kiếm (ALP): hoạt động ờ môi trường pH 9-10, nguồn gốc chủ yếu ở xương (tạo cốt bào), một phần ờ gan, thận, lách, niêm mạc ruột... nên có nhiéu isoenzym khác nhau. Phosphatase kiểm được đào thải qua mật. Trị sô bình thường trong huyết thanh là 30 - 120 u/l (0,5 - 2 fikat/1).
Thay đổi bệnli lý:
- Tãng trong bệnh Paget, còi xương, nhuyễn xương, ung thư xương, cường cận giáp, vàng da do tắc mật, xơ gan, viêm đường dẫn mật, bênh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn...
. - Giảm trong bệnh lao phổi, suy giáp, chứng lùn tuyến yên, chứng hạ phosphat máu gia đình, khi dùng nhiều corticoid, thiếu hụt vitamin c , thiểu dưỡng, thiếu máu, bệnh Kwashiorkor.
17. Phosphohexoisomerase (PHI)
Còn gọi là glucose-phosphat-isomerase là men tham gia phản ứng:
glucose-6-phosphat V — fructose-6-phosphat Trị số trung bình là 4,12 ± 1,19 đơn vị Bruns - Hinsberg trong 1 ml huyết thanh theo Hằng số sinh học người Việt Nam, tăng cao ở trẻ sơ sinh.
- Tăng nhiều trong nhồi máu cơ tim, tăng ít hơn trong viêm gan mạn tính, vàng da do tắc mật, bênh leucemi, bệnh Biermer, ung thư, nhiễm độc giáp nặng.
18. Socbitoldehydrogenase (SDH) SDH là men xúc tác phản ứng:
D sorbitol + NAD D fructose + NADH,
Men có nhiều nhất trong gan, có ít tronc tuycn tién liét. thận, rất ít trong lách, tmh hoàn, cơ. Tri sỏ trung bình trong huyết thanh là 0,4 mU/ml.
- Tảng trong khi có tổn thương nhu mỏ gan như t rong viêm gan, xơ gan, di căn ung thư gan.
- Không íãng t rone hội chứng vàng da do tắc mật . Khi có tổn thương nhu mồ gan thì men xuất hiện trong huyết thanh. Men này cũng có thê coi là men đặc hiệu đối với tê bào gan và thường được dùng để phân biệt với hội chứng vàng da do tắc mât.
19. Transaminase
Transaminase là men giúp cho sự chuyển vận những nhóm amin của những acid a-amin sang những acid acetonic, tạo nên mối liên hệ giữa sự chuyển hóa protein và glucid. Trong số các transaminase, có 2 loại dược chú ý nhiều nhất:
a) Glutamo-oxaío transaminase (GOT) có nhiéu ờ tim gan, rồi đến các cơ, thận, phổi, tham gia xúc tác phàn ứng: acid glutamic + acid oxalo-acetic k ^ acid aspartic + acid a-cetoglutaric. Men này còn được gọi là aspartat-amino-transferase (ASAT)
h) Gỉutamo-pyruvic transaminase (GPT) có nhiểu trong gan, tham gia xúc tác phản ứng: acid glutamic + acid pyruvic alaniiĩ acid a-ceto glutaric. Men này còn dược gọi Là alanin-amino-transferase (ALAT).
Trong các tổ chức, lượng transaminase có khác nhau, nhưng trong huyết thanh, lượng transaminase thường "không thay đổi. Trong huyết thanh, 2 loại transaminase trên mang thêm chữ s ờ đầu và viết tắt là SGOT và SGPT.
Trị sô binh thường của 2 loại men đó trong huyết thanh:
- SGOT <35 u/l (<0,58 jukat/I)
- SGPT <35 u/l (<0,58 ụkat /1)
Khi có tổn thương hoại tử và khi có thẩm thấu tế bào ờ một tổ chức nào đó thì men transaminase đổ vào máu « nhiều và làm tăng nồng độ trong máu.
Thay đổi bệnh lý:
- SGOT tăng trong nhồi máu cơ tim cấp tính, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, suy tim, viêm phổi... Trong nhồi máu cơ tim cấp tính, SGOT tăng rất cao, SGPT tăng rất ít, tỷ sô De Ritis (SGOT/SGPT) > 1; men bắt đầu tăng 8
- 12 giờ sau khi bị bệnh, đạt đỉnh cao sau 30 - 36 giờ và trờ về các trị số bình thường sau 5 - 6 ngày.
- SGPT tăng trong các bệnh về gan mật như viêm gan cấp tính và mạn tính, xơ gan, ung thư gan, viêm đường mật... Trong viêm gan do virus cấp tính, SGPT tăng rất cao, có khi gấp 1 0 - 3 0 lần hoặc hơn, SGOT tăng ít hơn, tỷ số De Ritis <1; SGPT thường tăng rất sớm trước khi xuất hiện vàng da; trong các vụ dịch giúp cho phát hiện những trường hợp không điển hình, không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt. Định lượng men nhiều lần trong quá trình điều trị còn giúp để xác định tiên lượng bệnh.
20. Vitamin
Cho tới nay, người ta đã phát hiện được khá nhiêu loại vitamin, có những vitamin mới như B| V nhưng phương pháp định lượng còn đang gặp nhiểu khó khăn. Những vitamin hay được kiểm tra trong máu:
a) Vitamin A
Bình thường, nóng độ vitamin A là >35 |ig/dl huyêt tương (0,7 - 1,7 |imol/l).
. Từ 20 - 35 fig coi là hơi thiếu vitamin A.
. <20 fig là thiếu vitamin A.
Tuy nhiên, cần chú ý nồng độ vitamin A rất thay đổi, có lúc chỉ thấy trong huyết tương thành vết, có lúc nồng độ lai rất cao (>70 fig); nguyên nhân của sự thay đổi đó cho đến nay chưa được rõ ràng. Vi vậy, muốn thật chắc chắn, phải làm nhiều lần rồi lấy số lượng trung bình.
- Tãng trong các chứng tăng lipid máu (nguyên phát như vữa xơ động mạeh, thứ phát như đái tháo đường, suy giáp), viêm cầu thận...
- Giảm khi cổ rối loạn hấp thu vitamin A (suy gan, bệnh đường ruột gây rối loạn tiêu hóa lipid), trong các trạng thái nhiém khuẩn đặc biẹt là viêm phổi.
Về caroten, nổng độ trung bình là 70 - 100 ng/dl huyết tương. Nồng độ caroten chịu ảnh hưởng của lương thức ăn có chứa caroten đưa vào.
- Cũng như vitamin A, tăng trong các chứng tàne lipid máu (nguyên phát như vữa xơ đông mạch, rtiứ phét như đái tháo đường, suy giáp), viêm cầu thận...
- Giảm trong trạng thái thiểu dưỡng, khi có t ể i loạn thu đường ruột, hội chứng tắc mật.
h) Vitamin B/ Bình thường, nổng độ vitamin B, là 3 - 10 ng/dl huyết tương.
- Giảm trong bộnh tê phù.
c) Vitamin B2
Bình thường, nông độ vitamin B2 là 3,5 - 11 fig/dl huyết tương.
d) Vitamin p p Coi như bình thường khi nồng độ acid hay amid nicotinic trong máu đạt tới 0,6 - 0,8 mg/dl. Tuy vậy, nếu hạ thấp đến 0,3 mg vẫn có thể chưa mác bệnh peilagre được.
e) Acid folic
Bình thường, nồng độ acid folic tự do là 0,85 ịig, nồng độ acid folic toàn phần là 20 - 40 |ig/dl huyết thanh (57 nmol/1). Nồng độ thường thấp khi có thai, trong các bệnh dường ruột, thiếu máu ác tính Biermer, xơ tủy, viêm đa khớp dạng thấp.
g) Vitamin Bn
Bình thường, nồng độ vitamin Bị, là 1 2 - 4 5 ng/dl huyết thanh (221 - 295 pnìốl/1).
• Giảm trong các bệnh thiếu máu ác tính Biermer, ung thư dạ dày, cắt đoạn dạ dày, các bệnh dường ruột, khi chế độ ỉn nghèo vitamin Bl2.
- Tăng trong một vài bệnh gan và thận, bệnh leucemi, bệnh dái tháo đường.
h) Vitamin C
Ở những người ăn uống bình thường, nồng độ VTMC trung bình từ 0,6 đến 0.8 mcg/l huyết tương. Khi cơ thể bão hòa vitamin C, nồng độ tăng tới 1,2 - 1.5> mcg (11 - 85 ^mol/l). Nếu thức ăn có vitamin C bị hạn chế (mùa lạnh, ở những vùng thiếu chất tươi) - nồng độ đó hạ xuống đến 0,5 mcg, hoặc thấp hơn, hoặc có thể mất hẳn. Nồng độ vitamin C trong huyêt tương giảm khi có nhiễm khuẩn, trong bệnh Addison...
i) Vitamin E
Bình thường, nồng độ vitamin E có từ 0,5 mg đến 1 mg/dl huyết thanh (24 nmol/1), rất thấp ở trẻ sơ sinh, tăng khi có thai và cũng rất thấp ờ những người bị cắt đoạn dạ dày.
Bài viết liên quan
-
-
Trầm cảm ở phụ nữ mang thai
10:30,16/06/2020
-
Các men và vitamin
06:55,25/10/2019
-
Tác hại đáng sợ của mì gói
15:50,07/12/2018
-
Xét Nghiệm Nội Tiết Tố Nữ - Health Việt Nam
14:02,05/02/2020
-
Trầm cảm ở phụ nữ mang thai