Phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa
Các bệnh lây qua đường tiêu hoá là một nhóm bệnh rất đa dạng, phổ biến, nó nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em.
Nơi cư trú đầu tiên của mầm bệnh chủ yếu ở đường tiêu hoá, yếu tố truyền nhiễm đất, nước, thực phẩm.... mầm bệnh qua miệng vào cơ thể người lành gây bệnh.
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa Hè - Thu. Tất cả các lứa tuổi đều có khả năng mắc, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh hay gặp ở nơi tập trung đông dân và điều kiện ăn ở, sinh hoạt kém.
Bên cạnh bệnh nhiễm trùng còn có bệnh giun sán (70 - 80%), nhiều vùng lên tới 100% (chủ yếu là giun đũa, sán dây lợn, dây bò) nhiều người mắc không cảm thấy mình bị bệnh nên không chú ý tới việc phòng và chữa bệnh.
Điều kiện ăn ở, sinh hoạt kém vệ sinh, thực phẩm ô nhiễm mầm bệnh là nguyên nhân chính gây bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa
MẦM BỆNH
Mầm bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hoá rất đa dạng, bao gồm ký sinh trùng, vi khuẩn, virus.
TT |
Mầm bệnh |
Thời gian tồn tại ở ngoại cảnh |
Bệnh do chúng gây ra |
Nhóm ký sinh trùng |
|||
1 |
Sán dây lợn |
Trứng sán ở đất/nhiều tháng |
Bệnh sán dây lợn |
Sán dây bò |
Bệnh sán dây bò |
||
2 |
Giun đũa |
Trứng giun ngoại cảnh/năm 450C/2 tháng; 600C/vài giờ; Hoá chất nồng độ thông thường, axit nhẹ không diệt được trứng giun. |
Bệnh giun đũa |
3 |
Giun xoắn |
Ấu trùng trong kén/24 năm; Trong thịt súc vật/3 tháng; 500C/10 phút. Thịt muối, hun khói không giết được ấu trùng. |
Bệnh giun xoắn |
Nhóm đơn bào |
|||
4 |
Lỵ míp |
Thể hoạt động dễ bị diệt Thể kén: 1000C/10 phút Phân, đất, Nước/vài tuần |
Bệnh lỵ amíp |
Nhóm vi khuẩn |
|||
5 |
Tả |
600C/15 phút, 1000C/chết ngay. Hoá chất thông thường diệt được Đất/60 ngày, phân/150 ngày, bề mặt cơ thể/30 ngày, quần áo, thực phẩm/5 ngày, |
Bệnh tả |
6 |
Lỵ trực khuẩn |
Nước/90 ngày, thức ăn/10 ngày, 600C/30 phút, 1000C/chết, ánh sáng mặt trời/30 phút, thuốc khử khuẩn thông thường diệt được. |
Bệnh lỵ trực khuẩn |
Nhóm virus |
|||
7 |
Rotavirus |
Dễ bị diệt ở ngoại cảnh |
Bệnh tiêu chảy cấp |
8 |
Virus viêm gan A |
1000C/40 phút, 600C/4 giờ, bất hoạt bởi Cloramin,tử ngoại Liều Cloramin thông thường không diệt được virus. |
Bệnh viêm gan virus |
Căn cứ vào vị trí cảm nhiễm chia mầm bệnh thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Tác nhân gây bệnh cư trú ở ruột.
Ví dụ: Tả, lỵ trực khuẩn.
Nhóm 2: Tác nhân gây bệnh có thể lan tràn ra ngoài ruột.
Ví dụ: Lỵ a míp, giun đũa.
Nhóm 3: Tác nhân gây bệnh có thể vào máu, gây nhiễm khuẩn máu rồi qua thận hoặc tuyến sữa thoát ra ngoài.
Ví dụ: Xoắn khuẩn mảnh, thương hàn.
Nhóm 4: Gồm các bệnh nhiễm vi khuẩn, độc tố vi khuẩn do thức ăn.
Ví dụ: Salmonella, tụ cầu, độc thịt.
Một số tác nhân thường gặp gây bệnh ở tiểu tràng và đại tràng
NGUỒN TRUYỀN NHIỄM (NGUỒN BỆNH)
Nguồn truyền nhiễm là Người
Các bệnh truyền nhiễm tiêu hoá:
Người mang mầm bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá, chủ yếu thải mầm bệnh theo phân ra ngoại cảnh, có điều kiện lây sang người lành gây bệnh.
Người ốm: Thải mầm bệnh nhiều nhưng dễ phát hiện, cách ly, dễ đề phòng.
Người lành mang mầm bệnh không có biểu hiện lâm sàng, khó phát hiện, khó cách ly, khó đề phòng, đây là nguồn truyền nhiễm nguy hiểm nhất.
Các bệnh giun sán:
Số lượng người có giun sán quá nhiều nên mầm bệnh (trứng ấu trùng) rất phổ biến ở ngoại cảnh. Người dễ bị nhiễm đi nhiễm lại nhiều lần.
Giun sán đẻ trứng trong cơ thể người nhưng không phát triển được thành con trưởng thành, trứng thường được thải theo phân ra ngoài sau một thời gian vào người mới gây bệnh được.
Động vật
Một số bệnh có khả năng lây từ động vật sang người nếu ta ăn phải thịt, uống sữa của súc vật bị bệnh hoặc bị súc vật làm ô nhiễm nấu không chín kỹ.
Ví dụ: Bệnh sán lợn, than, xoắn khuẩn mảnh.
CƠ CHẾ LÂY TRUYỀN
Bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa lây truyền qua 3 pha như sau:
Nguồn truyền nhiễm thải mầm bệnh (pha thải)
Nguồn truyền nhiễm là người:
Người bệnh chủ yếu giải phóng mầm bệnh ra cùng với phân với số lượng rất lớn, ngắn hạn như trong dịch tả hoặc dài hạn như thương hàn.
Người bệnh có thể thải mầm bệnh với số lượng ít ra ngoài cùng với chất nôn (tả), nước tiểu (thương hàn).
Người mắc bệnh mãn tính, khỏi về lâm sàng nhưng vẫn mang mầm bệnh vẫn thải mầm bệnh ra ngoài không thường xuyên, mà từng đợt đơn phát đôi khi cách nhau một thời gian dài.
Nguồn truyền nhiễm là động vật:
Bản thân thịt động vật có mầm bệnh như bệnh than, nở mồm long móng, Salmonella gây hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, lợn gạo.
Động vật thải mầm bệnh theo sữa, phân, nước tiểu ra ngoài như tụ cầu, cúm gia cầm, xoắn khuẩn mảnh.
Mầm bệnh ở môi trường bên ngoài (pha ngoại cảnh)
Người và động vật thải mầm bệnh ra ngoài làm ô nhiễm nước, thực phẩm, ruồi, dụng cụ ăn uống, tay bẩn, vật chủ trung gian truyền mầm bệnh.
Mầm bệnh lây theo đường tiêu hoá phải ngừng lại ở môi trường bên ngoài thời gian tương đối dài nên có sức chịu đựng cao, thậm trí có mầm bệnh còn sinh sản và phát triển được ở thực phẩm như Salmonella, tụ cầu, độc thịt.
Mầm bệnh xâm nhập vào người lành (pha xâm nhập)
Mầm bệnh theo thức ăn, nước uống vào đường tiêu hoá gây bệnh.
Mầm bệnh qua thực quản xuống dạ dày, phần lớn bị diệt (độ toan của dịch vị), một số ít qua được do mầm bệnh vào lúc đói, do uống nhiều nước, do viên thức ăn thấm dịch vị không đều.
Mầm bệnh xuống ruột có thể gây bệnh tại ruột, hoặc lan ra ngoài ruột.
YẾU TỐ TRUNG GIAN TRUYỀN NHIỄM
Mầm bệnh được nguồn truyền nhiễm thải ra ngoài qua phân làm ô nhiễm các yếu tố truyền nhiễm như: Đất, nước, thực phẩm, ruồi, nhặng, đồ vật, tay bẩn và một số vật chủ trung gian khác, từ yếu tố này mầm bệnh vào người gây bệnh.
Nước: Dịch do nước mức độ gây bệnh có thể tăng mạnh ngay tức khắc.
Thức ăn: Thường hay bị nhiễm mầm bệnh, phạm vi của đợt bệnh phụ thuộc vào loại thức ăn bị nhiễm mầm bệnh.
Ruồi: Một số dịch bệnh theo mùa hè tăng nhanh do ruồi.
Đồ vật của người bệnh (cốc, chén, bát đũa) nguy cơ nhiễm mầm bệnh cao, người lành dùng chung dễ mắc bệnh.
Tay bẩn: Người làm tay nhiễm mầm bệnh làm ô nhiễm nước, thức ăn, đồ vật người lành ăn phải thì mắc bệnh.
Đất cũng có khả năng truyền bệnh nhưng ít gặp.
Vật chủ trung gian: Một số mầm bệnh bắt buộc qua vật chủ trung gian khi vào người mới gây bệnh được.
Ví dụ:
Sán lá ruột, sán lá gan phải qua ốc.
Sán lá phổi phải qua tôm, cua nước ngọt.
KHỐI CẢM THỤ (NGƯỜI LÀNH)
Mọi người đều có thể mắc bệnh, hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Bệnh hay gặp về mùa hè và ở đồng bằng, đô thị.
Hình minh họa cơ chế lây truyền bệnh tiêu chảy
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
Nguyên tắc chung
Can thiệp kịp thời vào cả 3 mắt xích của quá trình dịch, coi trọng mắt xích thứ 2. Vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân tốt.
Thường xuyên giám sát bệnh truyền nhiễm, nắm chắc tình hình trong khu vực để có kế hoạch phòng chống dịch cho mọi người.
Biện pháp phòng chống
Đối với nguồn truyền nhiễm
Phát hiện sớm nguồn truyền nhiễm, dịch tễ chú ý người nguy cơ mắc cao.
Cách ly kịp thời và hợp lý tuỳ theo tính chất lây của từng bệnh.
Điều trị triệt để: Theo hướng dẫn, tư vấn của cán bộ y tế.
Quản lý b/n chặt chẽ đặc biết xử lý tốt phân bệnh nhân khi thôi cách ly.
Thường xuyên giám sát, kiểm tra sức khỏe người làm công tác có liên quan đến ăn uống, nếu mang mầm bệnh chuyển công tác khác.
Đối với động vật: Kết hợp với thú y điều trị tích cực nếu là động vật có giá trị, tiêu diệt nếu là động vật không có giá trị.
Đối với yếu tố truyền nhiễm
Thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm:
Không ăn thức ăn sống (trừ rau quả bóc vỏ được); chỉ ăn thức ăn được đun chín, ăn thức ăn còn nóng.
Rửa, để khô tất cả bát đĩa trước khi dùng, rửa tay sau khi tiếp xúc với phân và nguồn ô nhiễm trước khi ăn.
Chú ý thực phẩm dễ bị nhiễm như rau sống, cá khô, hải sản.
Vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, nhà trẻ, nguồn nước.
Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát vệ sinh tại các cơ sở chế biến, lưu thông lương thực, thực phẩm và đề nghị biện pháp xử lý kịp thời nếu vi phạm.
Giải quyết tốt vấn đề phân, rác, nước thải, diệt ruồi.
Đối với khối cảm thụ
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức vệ sinh phòng dịch cho mọi người
Thường xuyên thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.
Nâng cao sức đề kháng bằng ăn uống ngủ nghỉ, luyện tập tốt.
Sử dụng vắc xin phòng chống dịch bệnh.
VẮC XIN PHÒNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐƯỜNG TIÊU HÓA THƯỜNG DÙNG
- Vắc xin tả uống
Loại Vắc xin toàn thân được bất hoạt.
Liều: 2 liều cách nhau 2 tuần.
Lịch uống: Uống theo chiến dịch hoặc uống trước mùa thường phát dịch.
Chống chỉ định: Đang mắc các bệnh cấp tính đường ruột, các bệnh cấp hoặc mãn tính trong thời kỳ tiến triển.
Phản ứng sau uống: Hay cảm giác buồn nôn.
Liều lượng: 1,5ml.
Đường dùng: Đường uống.
Bảo quản: 2 - 8 độ C, không để đông băng.
- Vắc xin thương hàn
Loại Vắc xin: Từ vỏ vi khuẩn.
Liều: 1 liều.
Lịch tiêm: 1 liều cho trẻ trên 3 tuổi.
Chống chỉ định: Phụ nữ đang mang thai, trẻ em dưới 2 tuổi.
Phản ứng sau khi tiêm: Thường có phản ứng tại chỗ.
Liều lượng: 0,5ml.
Đường dùng: Tiêm đưới da hoặc tiêm bắp.
Bảo quản: 2 - 8 độ C, không để đông băng.
Nhiều vắc xin tốt được nhập khẩu giúp việc dự phòng bệnh hiệu quả hơn
>> Xem các vaccine phòng bệnh Tại đây
KẾT LUẬN
Dịch bệnh lây truyền đường tiêu hoá hay xảy ra vào mùa Hè, có đặc điểm:
Mầm bệnh: Đa dạng (vi khuẩn, vi rút, KST, nấm), có khả năng tồn tại lâu ở ngoại cảnh.
Nguồn truyền nhiễm: Chiếm số lượng nhiều ở cả ở người và động vật, số lượng mầm bệnh thải ra lớn, dễ gây ô nhiếm môi trường nặng.
Yếu tố truyền nhiễm: Chủ yếu là nước, thực phẩm, ruồi, tay bẩn dễ làm cho dịch bệnh bùng phát.
Khối cảm thụ: Dễ cảm nhiễm mầm bệnh do miễn dịch yếu (thậm trí không có miễn dịch), do thói quen, phong tục tập quán ăn sống uống nước lã...
Vì vậy trong công tác phòng chống đặc biệt chú ý:
Thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Giải quyết tốt vấn đề phân, rác, nước thải, diệt ruồi, tuyệt đối không dùng phân tươi bón ruộng.
>> Để có thêm thông tin về cách phòng và điều trị bệnh, lịch tiêm phòng và các loại vaccine phòng bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Bạn có thể gọi số 0896 108 108 / 0899 108 108 hoặc tổng đài tư vấn sức khỏe 1900 633 902 của Health Việt Nam, các chuyên gia, bác sĩ luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí và hỗ trợ bạn.
HEALTH VIỆT NAM - Lá chắn an toàn cho sức khỏe người Việt!
Bài viết liên quan
-
-
Phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa
09:19,17/12/2019
-
Bệnh tay chân miệng: Đặc điểm dịch tễ và cách phòng chống
00:34,17/02/2020
-
Phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa