Trầm cảm ở phụ nữ mang thai
Trầm cảm ở phụ nữ mang thai
Trầm cảm được coi là một tình trạng rối loạn tâm lý gây ra cảm giác buồn bã và tuyệt vọng. Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi cùng nhiều yếu tố khách quan khiến cảm xúc của mẹ bầu đôi khi không thể kiểm soát. Trầm cảm khi mang thai là một bệnh lý rất phổ biến và nó xuất hiện ở 10% các bà mẹ tương lai. Nếu không được giúp đỡ, trầm cảm khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy dấu hiệu của bệnh trầm cảm
- Khả năng tập trung kém, khó tập trung, dễ thay đổi tâm trạng đột ngột.
- Lo lắng nhiều, liên tục về sức khỏe và sự an nguy của con mình.
- Rất dễ cáu kỉnh, hoang mang, hoảng loạn.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Mệt mỏi quá mức, triền miên hoặc không dứt.
- Lúc nào cũng thèm ăn hoặc chẳng muốn ăn gì.
- Mất hứng thú với tình dục hoặc sự gần gũi.
- Không cảm thấy thích thú, hào hứng hay vui vẻ với bất cứ thứ gì.
- Buồn bã không dứt và khóc không vì bất cứ lý do rõ ràng nào.
- Thu mình với mọi người và tự cô lập mình với gia đình, bạn bè.
Nguyên nhân :
- Do thay đổi nội tiết tố: Trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố trong cơ thể tăng lên khiến họ gặp căng thẳng và lo lắng. Sự thay đổi này tác động đến hầu hết chị em phụ nữ tuy nhiên một số người sẽ nhạy cảm hơn.
- Do yếu tố về tình cảm: mâu thuẫn với chồng và gia đình chồng, các mối quan hệ xung quanh không như ý muốn khiến mẹ bầu thấy khó chịu, lo lắng,…
- Mang thai ngoài ý muốn: mẹ chưa sẵn sàng để có thai, đặc biệt là ngay sau khi kết hôn hoặc mới sinh con được 1 thời gian cũng có thể gây ra TC cho mẹ hoặc cho cả bé.
- Tài chính khó khăn: cũng góp phần làm giảm niềm vui sắp được làm mẹ.
- Bản thân hay gia đình có tiền sử TC: Nếu trầm cảm từng xảy ra ở người thân trong gia đình, hoặc nếu bản thân có bệnh thì cũng rất dễ bị TC khi mang thai.
- Gặp sự cố: bất kỳ một biến động nào trong cuộc sống như sự ra đi của một người thân yêu, ly dị hay mất việc đều có thể gây ra TC.
- Cô độc: bạn hay chồng phải đi xa dài ngày trong giai đoạn có thai? Bạn đang sống và làm việc trong một thành phố không thân thuộc? Bạn sống xa người thân và thấy nhớ họ? Cảm thấy cô đơn khi không có ai để chia sẻ… đều có thể dẫn tới TC.
- Có vấn đề về thai sản: từng gặp vấn đề về thai sản như nghén nhiều hoặc cảm thấy mình không được nghỉ ngơi đúng như khuyến nghị của bác sỹ.
- Khó thụ thai hay đã từng sảy thai: nếu đã từng bị sảy thai trong quá khứ, thai phụ sẽ tự nhận thấy mình đang lo lắng cho sự an toàn của lần mang thai này như thế nào. Những lời khuyên giữ gìn, cẩn thận… của chồng, người thân và bạn bè cũng góp phần làm thai phụ thêm lo lắng.
Từng bị lạm dụng: mang thai có thể gợi nhớ lại những kỷ niệm không vui mà người phụ nữ đã từng trải qua liên quan tới tình dục. Cơ thể đang thay đổi vượt tầm kiểm soát và nó có thể “xới tung” mọi thứ tưởng đã được “chôn sâu, giữ chặt”.
Cách ứng phó:
- Đơn giản hóa vấn đề: Đừng nghĩ rằng mình vẫn sẽ tiếp tục làm được mọi việc bình thường như trước khi mang thai. Hãy luôn ưu tiên bản thân trong danh sách những thứ cần làm. Thay vì lau dọn nhà cửa, hãy đọc sách, ăn sáng và đi dạo trong công viên. Hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn.
- Nói ra: Hãy tâm sự những điều làm bạn sợ hãi và lo lắng với cô bạn thân. Luôn trò chuyện với chồng một cách cởi mở và bạn sẽ nhận được sự chân thành từ chồng.
- Thiết lập sự ủng hộ: Những cảm xúc tiêu cực dù nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với đứa trẻ trong bụng. Vậy nên điều quan trọng là tìm được người thân hay cô bạn đồng cảm, giúp mình thoát ra khỏi những suy nghĩ không vui.
- Thư giãn: Các thai phụ thường được khuyên là nên nghe đọc xem những thứ trong sáng để em bé sinh ra cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như thế. Để lấy lại bình tĩnh, hãy nghe một bản nhạc cổ điển hằng ngày. Ngoài ra, có thể dành 30 phút để nghĩ tới những điều tốt đẹp. Nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt lên, tươi mới hơn.
- Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh: Duy trì lối sống khoa học và chia nhiều bữa nhỏ, ăn thường xuyên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, đồng thời cũng giúp thai phụ cảm thấy mình khỏe khoắn, đầy sức sống.
- Ăn sô cô la đen: Nghiên cứu cho thấy ăn một lượng nhỏ sô cô la sẽ giúp xua tan sự phiền muộn khi mang thai. Sô cô la có chứa chất theobromine, có tác dụng giãn cơ và nở mạch máu. Ăn các miếng sô cô la nhỏ được cho là giúp giảm hội chứng tiền sản giật.
- Thường xuyên tập luyện: Tập luyện đều đặn và tập yoga vừa giúp giữ dáng vừa giúp tinh thần phát triển theo hướng tích cực. Nếu được hướng dẫn bởi một người tập yoga chuyên nghiệp, thai phụ sẽ chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chuyển dạ và giảm bớt căng thẳng.
Nguồn: Bệnh viện phụ sản Hà Nội
Để được tư vấn vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ Phần Health Việt Nam
Cơ sở 1: Số 15, Ngõ 18, Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội.
Cơ sở 2: Lô 20/K1, khu tái định cư Trần Lãm, Phường Trần Lãm, Thành phố Thái Bình, Tỉnh Thái Bình.
Tổng đài:
Website: https://healthvietnam.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/
Email:
Bài viết liên quan
-
-
Trầm cảm ở phụ nữ mang thai
10:30,16/06/2020
-
Các men và vitamin
06:55,25/10/2019
-
Tác hại đáng sợ của mì gói
15:50,07/12/2018
-
Xét Nghiệm Nội Tiết Tố Nữ - Health Việt Nam
14:02,05/02/2020
-
Trầm cảm ở phụ nữ mang thai