VITAMIN A & D
- Số đăng ký:VD - 18423 - 13
- Phân Loại: Thuốc không kê đơn
- Hoạt chất - Nồng độ/ Hàm lượng: Retinol palmitate ( vitamin A) - 5000IU; Cholecalciferol (vitamin D) - 400 IU
- Dạng bào chế:Viên nang mềm
- Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên; Lọ 100 viên
- Tuổi thọ:36 tháng
- Tiêu chuẩn:TCCS
- Công ty sản xuất: Công ty cổ phần dược TW Mediplantex
- Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược TW Mediplantex
- Tình trạng: Còn hàng
Thông tin chi tiết
THÀNH PHẦN
Vitamin A (Retinol palmitat) 5000 IU.
Vitamin D (Cholecalciferol) 400 IU.
TÁ DƯỢC
Dầu đậu nành, gelatin, glycerin, ethyl vanilin, BHT, methylparaben, propylparaben, nước RO vừa đủ 1 viên.
MÔ TẢ
Vitamin A & D điều trị thiếu hụt vitamin A và vitamin D ở người lớn và thanh thiếu niên.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI
Vỉ 10 viên, hộp 10 vỉ.
Lọ 50 viên, lọ 100 viên.
Viên nang nén trong, dịch thuốc bên trong màu vàng.
CÁCH DÙNG VÀ LIỀU LƯỢNG
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 viên/ngày.
Trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai, cho con bú: Theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Không uống thuốc kéo dài.
KHI NÀO KHÔNG NÊN DÙNG THUỐC NÀY
Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
Tăng calci máu do bất cứ nguyên nhân nào.
Sỏi thận kèm tăng calci niệu.
Cường cận giáp tiên phát.
Người bệnh dùng quá liều vitamin A.
Rối loạn hấp thu lipid.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Các tác dụng phụ và tác dụng có hại sẽ xuất hiện khi dùng Vitamin A - D liều cao dài ngày hay khi uống phải một liều rất cao. Triệu chứng quá liều vitamin A (xem mục quá liều và xử trí).
Dùng vitamin D với liều không vượt quá nhu cầu sinh lý thường không độc. Tuy nhiên, có thể xảy ra quá liều vitamin D khi điều trị liều cao hoặc kéo dài hoặc khi tăng nhạy cảm với các thuốc tương tự vitamin D và sẽ dẫn đến những biểu hiện lâm sàng của tăng calci máu.
Nguy cơ tăng calci huyết và tăng phospho huyết:
Triệu chứng cấp: Chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón.
Triệu chứng mạn: Calci hóa các mô mềm, loạn dưỡng calci hóa, rối loạn thần kinh cảm giác (Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc).
HƯỚNG DẪN CÁCH XỬ TRÍ ADR
Cần ngừng dùng thuốc ngay khi có các triệu chứng của tác dụng phụ.Nên tránh điều trị quá tích cực giảm calci huyết, vì chuyển thành tăng calci huyết còn nguy hiểm hơn. Thường xuyên xác định nồng độ calci huyết thanh, nên duy trì ở mức 9 - 10 mg/decilits (4,5 - 5mEgq/lít). Nồng độ calci huyết thanh thường không được vượt quá 11mg/decilit.
Trong quá trình điều trị Vitamin A - D, cần định kỳ đo nồng độ calci, phosphat, magnesi huyết thanh, nitơ urê máu, phosphatase kiềm máu, calci và phosphat trong nước tiểu 24 giờ. Giảm nồng độ phosphatase kiềm thường xuất hiện trước tăng calci huyết ở người nhuyễn xương hoặc loạn dưỡng xương do thận. Nên uống nhiều nước hoặc truyền dịch để làm tăng thể tích nước tiểu, nhằm tránh tạo sỏi thận ở người tăng calci niệu.
NÊN TRÁNH DÙNG NHỮNG THUỐC HOẶC THỰC PHẨM GÌ KHI ĐANG SỬ DỤNG THUỐC NÀY
Dùng đồng thời với cholestyramin hoặc colestipol hydroclorid, neomycin, parafn lỏng làm giảm hấp thu vitamin A va vitamin D3.
Các thuốc uống tránh thai có thể làm tăng nồng độ vitamin A trong huyết tương và có tác dụng không thuận lợi cho sự thụ thai.
Vitamin A - D và isotretinoin dùng đồng thời thì có thể dẫn đến tình trạng như dùng vitamin A quá liều. Cần tránh dùng đồng thời hai thuốc trên như tránh dùng vitamin A liều cao.
Điều trị đồng thời Vitamin A -D với thuốc lợi niệu thiazid cho những người thiểu năng cận giáp có thể dẫn đến tăng calci huyết. Trong trường hợp đó cần phải giảm liều ngừng dùng Vitamin A - D tạm thời. Dùng lợi tiểu thiazid ở những người thiểu năng cận giáp gây tăng calci huyết có lẽ là do tăng giải phóng calci từ xương.
Không nên dùng đồng thời Vitamin A-D với phenobarbital và/hoặc phenytoin (và có thể với những thuốc khác gây cảm ứng men gan) vì những thuốc này có thể làm giảm nồng độ 25 - hydroxy - colecalciferol trong huyết tương và tăng chuyên hóa vitamin D; thành những chất không có hoạt tính.
Không nên dung đồng thời Vitamin A - D với corticosteroid vì corticosteroid cản trở tác dụng của vitamin D3.
Không nên dùng đồng thời Vitamin A -D với các glycosid trợ tim vi độc tính của glycosid trợ tim tăng do tăng calci huyết, dẫn đến loan nhip tim.
CẦN LÀM GÌ KHI MỘT LẦN QUÊN KHÔNG DÙNG THUỐC
Bạn nên uống đúng theo hướng dẫn sử dụng thuốc. Tuy nhiên nếu bạn quên dùng thuốc thì bạn uống liều tiếp theo đúng theo hướng dẫn sử dụng thuốc.
Bạn không được dùng liều gấp đôi cho lần quên. Nếu có vấn đề nào bạn chưa rõ hãy gọi điện cho bác sỹ hoặc được sỹ để được tư vấn.
BẢO QUẢN
Nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.
NHỮNG DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG KHI QUÁ LIỀU
Quá liều vitamin D: Triệu chứng sớm của tăng calci huyết gồm có: Yếu cơ, mệt mỏi, ngủ gà, đau đầu, chán ăn, khô mồm, có vị kim loại, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, chóng mặt,ù tai, mất phối hợp động tác, phát ban, giảm trương lực cơ, đau cơ, xương.
Triệu chứng muộn do hậu quả của tăng calci huyết: Vôi hóa thận, sỏi thận, tổn thương thận (đái nhiều, đái đêm, uống nhiều, nước tiểu giảm cô đặc).
Triệu chứng quá liều Vitamin A:
Ngộ độc mạn tính:
Dùng vitaminA liều cao kéo dài có thể dẫn đến ngộ độc vitamin A.
Các triệu chứng đặc trưng là: Mệt mỏi, dễ bị kích thích, chán ăn, sút cân, nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt, gan - lách to, da bị biến đổi, rụng tóc, tóc khô ròn, môi nứt nẻ và chảy máu, thiếu máu, nhức đầu, calci huyết cao, phù nề dưới da, đau ở xương và khớp.
Ở trẻ em các triệu chứng ngộ độc mạn tính còn gồm cả tăng áp lực nội sọ (thóp căng), phù gai mắt, ù tai, rối loạn thị giác, sưng đau dọc các xương dài.
Khi ngừng sử dụng vitamin A thì các triệu chứng cũng mắt dần nhưng xương có thể ngừng phát triển do các đầu xương dài đã cốt hóa sớm.
Ngộ độc cấp: Uống vitaminA liều rất cao dẫn đến ngộ độc cấp với các dấu hiệu buồn ngủ, chóng mặt hoa mắt, buồn nôn, nôn, dễ bị kích thích, nhức đầu, mê sảng và co giật, ỉa chảy...Các triệu chứng xuất hiệu sau khi uống từ 6 - 24 giờ.
CẦN PHẢI LÀM GÌ KHI DÙNG THUỐC QUÁ LIỀU KHUYẾN CÁO
Gọi điện ngay cho bác sỹ của bạn khi bạn dùng thuốc quá liều khuyến cáo hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
NHỮNG ĐIỀU CẨN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC NÀY
Thận trọng khi phối hợp các thuốc khác có chứa vitamin A và vitamin D3.
Phải hết sức thận trọng khi dùng cho người suy thận hoặc sỏi thận, bệnh tim, hoặc xơ vữa động mạch vì nếu những người này có tăng calci huyết, nguy cơ bệnh sẽ nặng lên.
Phải thận trọng khi dùng cho người đang dùng glycoside trợ tim vì tăng calci huyết gây loạn nhịp tim ở các người bệnh này.
Phải giám sát nồng độ phosphate trong huyết tương trong khi điều trị để giảm nguy cơ calci hóa lạc chỗ. Cũng phải giám sát đều đặn nồng độ calci huyết đặc biệt ban đầu và khi có triệu chứng nghi nhiễm độc.
Sarcoidosis hoặc thiếu năng cận giáp (có thể tăng nhạy cảm với vitamin D), suy chức năng thận, bệnh tim, sỏi thận, xơ vữa động mạch.
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
Thời kỳ mang thai: Tránh dùng vitamin A hay các chế phẩm tổng hợp cùng loại như isotretinoin với liều cao cho phụ nữ có thai vì vitaminA liều cao (10 000 đvqt/ngày) có khả năng gây quái thai. Tăng calci huyết trong thời kỳ mang thai có thể gây dị dạng (hẹp van động mạch chủ, bệnh võng mạc và chậm phát triển tinh than và thể lực) và suy cận giáp cho thai nhi.
Sử dụng an toàn Vitamin D3 trong thời kỳ mang thai chưa được xác định; tuy nhiên, nguy cơ đối với bà mẹ và thai nhi do không được điều trị suy cận giáp hoặc giảm phosphate huyết có thể còn lớn hơn nguy cơ do dùng các thuốc tương tự vitamin D.
Khẩu phần dinh dưỡng khuyến cáo đối với vitamin D (RDA) hiện nay là 600 dvqt (15microgam). Nếu khẩu phần ăn không đủ vitamin D hoặc thiếu tiếp xúc với bức xạ tử ngoại, nên bổ sung vitamin D tới liều RDA trong thời kỳ mang thai.
Thời kỳ cho con bú: Vitamin A bài tiết vào sữa mẹ. Khi cho con bú, các bà mẹ cần dùng hàng ngày với liều 4000 - 4330 dvqt vitamin A Vitamin D tiết vào sữa nồng độ vitamin D trong sữa tương quan với lượng vitamin D trong huyết thanh của trẻ bú mẹ hoàn toàn. Vì vậy không nên dùng vitamin D với liều lớn hơn RDA (600 đvqt hoặc 15 microgam) cho người cho con bú. Nên dùng vitamin D phụ thêm, nêu khẩu phần ăn không đủ vitamin D hoặc thiếu tiêp xúc với bức xạ tử ngoại. Nêu bà mẹ dùng vitamin D liều dược lý, phải giám sát chặt chẽ tăng calei huyết và các dấu hiệu nhiễm độc vitamin D ở trẻ bú mẹ.
ẢNH HƯỞNG KHI VẬN HÀNH MÁY MÓC TẦU XE VÀ LÀM VIỆC TRÊN CAO
Thuốc không gây buồn ngủ vì vậy không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc cũng như làm việc trên cao.
KHI NÀO CẦN THAM VẤN BÁC SỸ, DƯỢC SỸ
Khi bạn sử dụng thêm một loại thuốc, thực phẩm chức năng, hoặc thực phẩm nào đó hãy tham vấn bác sỹ hoặc dược sỹ. Khi thấy có các tác dụng không muốn khi sử dụng thuốc hãy hỏi ý kiến bác sỹ hoặc được sỹ.
HẠN DÙNG CỦA THUỐC
30 tháng kể từ ngày sản xuất.
NHÀ SẢN XUẤT
Công ty cổ phần được phẩm Trường Tho Trụ sở: Số 93 Linh Lang - Ba Đình - Hà Nội
NHÀ MÁY SẢN XUẤT
Lô M1 đường N3, Khu công nghiệp Hòa Xá, Nam Định.
Một số thuốc biệt dược liên quan
Danh mục thuốc
- Thuốc tẩy trùng và khử trùng
- Thuốc gây mê, tê
- Thuốc giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ
- Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mãn
- Thuốc giải độc
- Vitamin và các chất vô cơ
- Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
- Chế phẩm máu - Dung dịch cao phân tử
- Dung dịch thẩm phân màng bụng
- Thuốc dùng chẩn đoán
-
Sinh phẩm miễn dịch
- Huyết thanh và Globulin miễn dịch
-
Vắc xin
- Vắc xin phòng Lao
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
- Vắc xin phối hợp phòng 5 Bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib
- Vắc xin phòng Sởi
- Vắc xin phòng Viêm gan B
- Vắc xin phòng Bại liệt
- Vắc xin phòng uốn ván
- Vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản
- Vắc xin phòng Thương hàn
- Vắc xin phòng Tả
- Vắc xin phòng Rubella
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Uốn ván
- Vắc xin phòng dại
- Vắc xin tổng hợp phòng 6 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Hib và Viêm gan B
- Vắc xin phòng bệnh viêm phổi và nhiễm khuẩn toàn thân do phế cầu Streptococcus
- Vắc xin polysaccharide phế cầu liên hợp với protein D của Haemophilus influenzae không định tuýp (NTHi)
- Vắc xin phối hợp phòng 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt
- Vắc xin phòng bệnh 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Hib
- Vắc xin phối hợp phòng bệnh 02 bệnh: Sởi - Rubella
- Vắc xin phòng Tiêu chảy do Rotavirus
- Vắc xin phòng Cúm mùa
- Vắc xin phòng Não mô cầu
- Vắc xin phòng Viêm màng não mủ
- Vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung
- Vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh: Sởi - Quai bị - Rubella
- Vắc xin phòng thủy đậu
- Vắc xin phòng Viêm gan A
- Vắc xin phòng bệnh do Hib
- Vắc xin phòng bệnh Sốt vàng
- Vắc xin 5 trong 1
-
Thuốc kháng sinh
- Thuốc trị giun, sán
-
Thuốc chống nhiễm khuẩn
- Thuốc nhóm beta- lactam
- Thuốc nhóm aminoglycoside
- Thuốc nhóm chloramphenicol
- Thuốc nhóm Nitroimidazol
- Thuốc nhóm lincosamid
- Thuốc nhóm macrolid
- Thuốc nhóm quinolone
- Thuốc nhóm sulfamid
- Thuốc nhóm nitrofuran
- Thuốc nhóm tetracyclin
- Thuốc chữa bệnh phong
- Thuốc chữa bệnh lao
- Thuốc dự phòng cho điều trị lao kháng đa thuốc
- Thuốc chống nấm
- Thuốc điều trị bệnh do động vật nguyên sinh
- Thuốc chống virus
- Thuốc nhóm penicillin
- Thuốc tác dụng đối với máu
- Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
- Thuốc tim mạch
- Thuốc đường tiêu hóa
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc điều trị bênh Gut và các bênh xương khớp
- Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ
- Thuốc điều trị đau nửa đầu
- Thuốc chống co giật động kinh
- Thuốc chống Parkinson
- Thuốc chống rồi loạn tâm thần
- Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
- Hormon, nội tiết tố, thuốc tránh thụ thai
- Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non
- Nhóm thuốc chuyên biệt chăm sóc cho trẻ sơ sinh thiếu tháng
- Thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng
- Thuốc ngoài da