Protamin sulfat - Thuốc tác dụng lên quá trình đông máu (giải độc Heparin)
- Số đăng ký:VD-18191-13
- Phân Loại: Thuốc kê đơn
- Hoạt chất - Nồng độ/ Hàm lượng: Protamin sulfat 50mg/ 100mg/ 250mg
- Dạng bào chế:Bột kết tinh hoặc vô định hình để pha tiêm; Dung dịch tiêm.
- Quy cách đóng gói: Lọ bột 50 mg, 100 mg, 250 mg; Lọ 50 mg/5 ml, 250 mg/25 ml
- Tuổi thọ:36 tháng
- Tiêu chuẩn:Đang cập nhật
- Công ty sản xuất: Đang cập nhật
- Công ty đăng ký: Đang cập nhật
- Tình trạng: Còn hàng
Thông tin chi tiết
Protamin sulfat là một protein đơn giản có trọng lượng phân tử thấp, chứa nhiều arginin và có tính base mạnh. Khi dùng đơn độc, thuốc có tác dụng chống đông máu yếu.
Tên quốc tế: Protamine sulfate.
Loại thuốc: Thuốc giải độc heparin.
Dạng thuốc và hàm lượng:
Bột kết tinh hoặc vô định hình để pha tiêm: Lọ 50 mg, 100 mg, 250 mg.
Thuốc tiêm: Lọ 50 mg/5 ml, 250 mg/25 ml (không có chất bảo quản).
Tác dụng
Protamin sulfat là một protein đơn giản có trọng lượng phân tử thấp, chứa nhiều arginin và có tính base mạnh. Khi dùng đơn độc, thuốc có tác dụng chống đông máu yếu. Nhưng khi có mặt heparin (là chất chống đông máu có tính acid mạnh) có sự tạo thành một phức hợp vững bền không có hoạt tính và tác dụng chống đông máu của cả 2 chất đều mất, do protamin gây phân ly phức heparin - antithrombin III.
Chỉ định
Ðiều trị quá liều heparin. Trung hòa tức thì tác dụng chống đông máu của heparin và Fraxiparin.
Chống chỉ định
Người bệnh không dung nạp thuốc.
Thận trọng
Cần phải tiêm chậm protamin vì nếu tiêm quá nhanh có thể gây chậm nhịp tim và hạ huyết áp đột ngột, thậm chí có thể gây choáng phản vệ, bởi vậy phải chuẩn bị sẵn phương tiện phòng chống sốc.
Dùng thuốc thận trọng đối với người bệnh có tiền sử dị ứng, đặc biệt dị ứng khi ăn cá (vì protamin được chiết từ tinh dịch hoặc tinh hoàn cá).
Thận trọng đối với người bệnh trước đây đã tiếp xúc với protamin: Người đái tháo đường đã dùng protamin - zinc - insulin hoặc người đã dùng protamin sulfat để điều trị quá liều heparin.
Thận trọng với người bệnh dùng liên tiếp protamin để trung hòa một lượng lớn heparin: Chảy máu do quá liều protamin hoặc do hồi ứng hoạt tính chống đông của heparin. Cần giám sát các thông số đông máu.
Thời kỳ mang thai: Mặc dù chưa có thông báo gì về các tai biến do protamin đối với người mang thai, nhưng chỉ nên dùng cho người mang thai khi thật cần thiết.
Thời kỳ cho con bú: Cần thận trọng khi dùng protamin sulfat với người đang cho con bú.
Tác dụng phụ
Thường gặp: Chậm nhịp tim, trụy tim mạch hoặc sốc, hạ huyết áp, đặc biệt khi tiêm tĩnh mạch protamin sulfat nhanh. Khó thở.
Ít gặp: Phản ứng phản vệ hoặc dạng phản vệ; Chảy máu khi quá liều; Tăng huyết áp động mạch phổi hoặc toàn thân. Phù phổi không phải nguyên nhân do tim (ở người bệnh nối tắt tim - phổi trong phẫu thuật tim mạch).
Hiếm gặp: Ðau lưng (ở người bệnh đang làm thủ thuật như thông tim), cảm giác nóng bức, đỏ bừng mặt, mệt mỏi. Buồn nôn, nôn.
Xử trí
Các tác dụng không mong muốn đối với hệ tuần hoàn thường là do tiêm tĩnh mạch protamin quá nhanh. Ngoài ra cũng có thể do thuốc có tác dụng trực tiếp với cơ tim hoặc/và do gây giãn mạch ngoại vi.
Phản ứng phản vệ hoặc dạng phản vệ thường xảy ra ở người bệnh có tiền sử dị ứng với cá, người bệnh đã tiếp xúc trước đây với protamin và người bệnh có kháng thể protamin. Ngoài ra các phản ứng tương tự phản ứng phản vệ cũng xảy ra khi tiêm protamin quá nhanh. Vì các phản ứng phản vệ dạng phản vệ là những phản ứng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong, nên chỉ được dùng protamin khi có sẵn sàng các phương tiện hồi sức cấp cứu và chống sốc.
Liều lượng và cách dùng
Protamin sulfat được dùng để tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền nhỏ giọt tĩnh mạch với tốc độ 5 mg/phút (không vượt quá 50 mg trong khoảng 10 phút).
Liều protamin dùng tùy thuộc vào liều heparin, đường dùng và thời gian kể từ khi bắt đầu dùng heparin. 1 mg protamin trung hòa xấp xỉ 100 IU heparin còn lại trong cơ thể. Tuy nhiên mỗi lần không tiêm quá 50 mg protamin.
Vì nồng độ của heparin ở trong máu giảm rất nhanh nên liều dùng của protamin cũng phải giảm nhanh theo thời gian đã trải qua kể từ khi tiêm heparin. Ví dụ nếu sau khi tiêm heparin tĩnh mạch được 30 - 60 phút thì chỉ cần dùng 1/2 liều protamin qui định. Nếu sau 2 giờ thì chỉ cần dùng 1/4 liều protamin qui định. Nếu tiêm heparin sâu dưới da, 1 mg protamin sulfat trung hòa khoảng 100 IU heparin; liều khởi đầu 25 - 50 mg, tiêm tĩnh mạch chậm và tiếp theo truyền nhỏ giọt để trung hòa trong 8 - 16 giờ.
Phải điều chỉnh liều protamin sulfat theo thời gian céphalin hoạt hóa (TCA; aPTT).
Bảo quản: Bảo quản trong tủ lạnh (2 đến 80C) hoặc ở nhiệt độ từ 15 đến 300C, theo hướng dẫn của hãng sản xuất; tránh để đông băng. Phải bảo quản dung dịch pha để tiêm trong tủ lạnh và dùng trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, có hãng sản xuất giới thiệu thuốc ổn định trong 10 ngày đến 2 tuần lễ, ở nhiệt độ phòng.
Tương kỵ
Protamin sulfat tương kỵ với một số kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin và penicilin.
Ðể truyền tĩnh mạch protamin sulfat được pha trong dung dịch dextrose 5% hoặc dung dịch natri clorid 0,9% trong nước.
Quá liều và xử trí
Triệu chứng: Dùng quá liều, có thể gây chảy máu. Protamin có tác dụng chống đông máu yếu, do có tương tác với tiểu cầu và với nhiều protein, trong đó có fibrinogen.
Ðiều trị: Truyền máu hoặc truyền huyết tương tươi đông lạnh để bù vào lượng máu đã mất. Nếu người bệnh bị hạ huyết áp thì cần phải truyền dịch, adrenalin, dobutamin hoặc dopamin để hồi phục.
Quy chế
Thuốc độc bảng B.
Một số thuốc biệt dược liên quan
Danh mục thuốc
- Thuốc tẩy trùng và khử trùng
- Thuốc gây mê, tê
- Thuốc giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ
- Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mãn
- Thuốc giải độc
- Vitamin và các chất vô cơ
- Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
- Chế phẩm máu - Dung dịch cao phân tử
- Dung dịch thẩm phân màng bụng
- Thuốc dùng chẩn đoán
-
Sinh phẩm miễn dịch
- Huyết thanh và Globulin miễn dịch
-
Vắc xin
- Vắc xin phòng Lao
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
- Vắc xin phối hợp phòng 5 Bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib
- Vắc xin phòng Sởi
- Vắc xin phòng Viêm gan B
- Vắc xin phòng Bại liệt
- Vắc xin phòng uốn ván
- Vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản
- Vắc xin phòng Thương hàn
- Vắc xin phòng Tả
- Vắc xin phòng Rubella
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Uốn ván
- Vắc xin phòng dại
- Vắc xin tổng hợp phòng 6 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Hib và Viêm gan B
- Vắc xin phòng bệnh viêm phổi và nhiễm khuẩn toàn thân do phế cầu Streptococcus
- Vắc xin polysaccharide phế cầu liên hợp với protein D của Haemophilus influenzae không định tuýp (NTHi)
- Vắc xin phối hợp phòng 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt
- Vắc xin phòng bệnh 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Hib
- Vắc xin phối hợp phòng bệnh 02 bệnh: Sởi - Rubella
- Vắc xin phòng Tiêu chảy do Rotavirus
- Vắc xin phòng Cúm mùa
- Vắc xin phòng Não mô cầu
- Vắc xin phòng Viêm màng não mủ
- Vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung
- Vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh: Sởi - Quai bị - Rubella
- Vắc xin phòng thủy đậu
- Vắc xin phòng Viêm gan A
- Vắc xin phòng bệnh do Hib
- Vắc xin phòng bệnh Sốt vàng
- Vắc xin 5 trong 1
-
Thuốc kháng sinh
- Thuốc trị giun, sán
-
Thuốc chống nhiễm khuẩn
- Thuốc nhóm beta- lactam
- Thuốc nhóm aminoglycoside
- Thuốc nhóm chloramphenicol
- Thuốc nhóm Nitroimidazol
- Thuốc nhóm lincosamid
- Thuốc nhóm macrolid
- Thuốc nhóm quinolone
- Thuốc nhóm sulfamid
- Thuốc nhóm nitrofuran
- Thuốc nhóm tetracyclin
- Thuốc chữa bệnh phong
- Thuốc chữa bệnh lao
- Thuốc dự phòng cho điều trị lao kháng đa thuốc
- Thuốc chống nấm
- Thuốc điều trị bệnh do động vật nguyên sinh
- Thuốc chống virus
- Thuốc nhóm penicillin
- Thuốc tác dụng đối với máu
- Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
- Thuốc tim mạch
- Thuốc đường tiêu hóa
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc điều trị bênh Gut và các bênh xương khớp
- Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ
- Thuốc điều trị đau nửa đầu
- Thuốc chống co giật động kinh
- Thuốc chống Parkinson
- Thuốc chống rồi loạn tâm thần
- Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
- Hormon, nội tiết tố, thuốc tránh thụ thai
- Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non
- Nhóm thuốc chuyên biệt chăm sóc cho trẻ sơ sinh thiếu tháng
- Thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng
- Thuốc ngoài da