Methylprednisolon Sopharma - Thuốc hormon và kháng hormone, Bulgari
- Số đăng ký:VN-19812-16
- Phân Loại: Thuốc kê đơn
- Hoạt chất - Nồng độ/ Hàm lượng: Methylprednisolon (dưới dạng methylprednisolon natri succinat) 40 mg
- Dạng bào chế:Bột đông khô pha tiêm
- Quy cách đóng gói: Hộp 10 ống bột và 10 ống nước cất pha tiêm 1ml
- Tuổi thọ:24 tháng
- Tiêu chuẩn:NSX
- Công ty sản xuất: Sopharma AD, Bulgari
- Công ty đăng ký: Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm TW Codupha Hà Nội
- Tình trạng: Còn hàng
Thông tin chi tiết
THÀNH PHẦN
Mỗi ống bột đông khô pha tiêm chứa:
Hoạt chất:
Methylprednisolon Natri succinate…………………………..53,03mg
(tương đương với methylprednisolone 40mg).
Tá dược: Dinatri phosphate dihydrate………………………3,55mg.
Natri dihydrogen phosphate monohydrate …………………3,5mg.
Mỗi ống dung môi chứa:
Nuớc cất pha tiêm vđ…………………………………………. 1ml.
DẠNG BÀO CHẾ
Thuốc bột đông khô pha tiêm.
DƯỢC LỰC HỌC
Methylprednisolon là một glucocorticoid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chệ miễn dịch rõ rệt.
Glucocorticoid dùng đường toàn thân làm tăng số lượng các bạch cầu trung tính và giảm: số lượng các tế bào lympho, bạch cầu ưa eosin, bạch cầu đơn nhân trong máu ngoại biên: Bạch cầu trung tính tăng là do sự tăng huy động các bạch cầu trung tính từ dự trữ ở tủy xương ra, do nửa đời của chúng trong máu lưu thông được kéo dài và do sự thoát mạch và thâm nhiễm vào vị trí viêm bị giảm đi. Có lẽ nguyên nhân cuối cùng này là một trong những cơ chế chính về tác dụng chống viêm của glucocorticoid. Việc giảm số lượng các tế bào lympho, các bạch cầu ưa eosin và các bạch cầu đơn nhân trong máu lưu thông là kết quả của sự chuyển vận của chúng từ mạch máu vào mô dạng lympho.
Glucocorticoid còn ức chế chức năng của các tế bào lympho và của các đại thực bào của mô. Khả năng đáp ứng của chúng với các kháng nguyên và các chất gây gián phân bị giảm. Tác dụng của glucocorticoid lên các đại thực bào đặc biệt rõ rệt, làm hạn chế khả năng thực bào của chúng, hạn chế khả năng diệt vi sinh vật và hạn chế việc sản sinh interferon-gama, interleukin-1, chất gây sốt, các men collagenase và elastase, yếu tố gây hoại tử chỗ sưng và chất hoạt hóa plasminogen. Glucocorticoid tác dụng lên tế bào lympho làm giảm sản sinh interleukin-2.
Ngoài tác dụng trên chức năng của bạch cầu, glucocorticoid còn tác động đến phản ứng viêm bằng cách làm giảm tổng hợp prostaglandin do hoạt hóa phospholipase A2. Glucocorticoid làm tăng nồng độ một số phospholipid màng có tác dụng ức chế sự tổng hợp prostaglandin. Corticosteroid cũng làm tăng nồng độ lipocortin, là protein gây giảm tinh kha dụng của phospholipid, cơ chất của phospholipase A2. Cuối cùng glucocorticoid làm giảm sự xuất hiện cyclooxygenase ở những tế bào viêm, do đó làm giảm lượng enzym để sản sinh prostaglandin.
Glucocorticoid làm giảm tính thấm mao mạch do ức chế hoạt tính của kinin và các nội độc tố vi khuẩn và do làm giảm lượng histamin giải phóng bởi bạch cầu ưa base. Tác dụng ức chế miễn dịch của glucocorticoid phần lớn là do những tác dụng nêu trên.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Hấp thu: Khi tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp Methylprednisolone với cùng một liều thì tỉ lệ hấp thu methylprednisolone của 2 đường dùng là tương đương. Nồng độ huyết tương đạt mức tối đa 1 giờ sau khi tiêm thuốc. Thời gian tác dụng sinh học khoảng 1,5 ngày.
Phân bố: Methylprednisolone được phân phối rộng rãi khắp cơ thể và được mô tả bằng mô hình hai ngăn. Thể tích phân bố trung bình khoảng 41 đến 61,5. Methylprednisolone được phân bố rộng khắp các mô, qua hàng rào máu não, hàng rào nhau thai và được bài tiết vào sữa mẹ. Methylprednisolone liên kết với protein huyết tương ở người khoảng 77%, chủ yếu là với globulin, và liên kết với albumin ít hơn globulin. Methylprednisolone dễ dàng qua hàng rào máu não vào hệ thần kinh trung ương với mức nồng độ đỉnh trong dịch não tủy khoảng 5-6% so với nồng độ trong huyết tương tương ứng. Nồng độ methylprednisolone đạt đỉnh trong dịch não tủy xảy ra từ 5 phút đến 1 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch liều 500 mg cho bệnh nhân bị lupus ban đỏ.
Chuyển hóa: Methylprednisolone được chuyển hóa chủ yếu ở gan thành các chất không có hoạt tính, chủ yếu là 20a-hydroxymethylprednisolone và 20Bhydroxymethylprednisolone. Giống như các chất nền của CYP3A4, methylprednisolon là chất nền cho protein vận chuyển ABC (ATP-binding cassette), ảnh hưởng đến sự phân bố vào mô và tương tác với các thuốc khác.
Thải trừ: Các chát chuyển hóa được bài tiết qua nước tiểu, thời gian bán thải xấp xỉ 3 giờ.
CHỈ ĐỊNH
Methylprednisolone được sử dụng trong đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch khi mục đích điều trị cần nhanh và mạnh, bao gồm các tình trạng sau:
Bệnh nội tiết: Suy vỏ thượng thận tiên phát hoặc thứ phát (kết hợp với mineralocorticoid); suy vỏ thượng thận cấp tính (kết hợp với mineralocorticoid có thể cần thiết); điều trị trước phẫu thuật hoặc trong các trường hợp chắn thương nặng hoặc bệnh ở những bệnh nhân suy thượng thận; tăng sản thượng thận bẩm sinh, tăng calci máu do ung thư, viêm tuyến giáp không sinh mủ.
Bệnh thấp khớp: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp ở thiếu niên bao gồm cả khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm bao hoạt dịch cấp tính và bán cấp tính, viêm khớp do vẫy nến, viêm khớp gút cấp, viêm mõm lồi cầu, viêm xương khớp sau chan thương,viêm màng hoạt dịch trong viêm xương khớp...
Bệnh tạo keo: điều trị tấn công hoặc duy trì trong bệnh hệ thống lupus ban do, viém da cơ, viêm tim cấp do thấp.
Bệnh về da: viêm da tấy (pemphigus), ban đỏ dạng cấp tính (hội chứng StevensJohnson), viêm da tróc vảy, bệnh vẫy nến nặng, viêm da tiết bã nhờn, u sùi dạng nắm.
Bệnh dị ứng: hen phế qurn, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, bệnh huyết thanh, viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc lâu năm, dị ứng do dùng thuốc, phù thanh quản cấp tính không do nhiễm khuẩn, sốc phản vệ.
Các bệnh về mắt: triệu chứng dị ứng hoặc viêm cap tính và mãn tính nghiêm trọng ảnh hưởng đến mắt như: loét giác mạc dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, zona mắt, viêm móng mắt, viêm mống mắt thể mi, viêm giác mạc, viêm màng mạch võng mạc...
Bệnh đường hô hấp: Bệnh sarcoid phổi, hội chứng Loeffler không có khả năng dùng thuốc khác, ngộ độc berylli, viêm thành phế nang nặng, viêm phổi trung bình đến nặng do nhiễm khuẩn cơ hội ở bệnh nhân AIDS
Bệnh huyết học: Thiếu máu tán huyết mắc phải (tự miễn), giảm tiểu cầu thứ phát ở người lớn, giảm nguyên hồng cầu (thiếu máu RBC), thiếu máu giảm sản bảm sinh(dòng hồng cầu)
Trong điều trị ung thư: điều trị giảm nhẹ trong các bệnh như bệnh bạch cầu và u lympho, bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em, cải thiện chất lượng cuộc sống ở những bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối.
Các tình trạng phù: để giúp bài niệu và giảm protein niệu trong hội chứng thận hư nguyên phát, không kèm ure máu cao, hay hội chứng thận hư do lupus ban đỏ.
Bệnh đường tiêu hóa: giúp bệnh nhân qua khỏi cơn nguy kịch của bệnh trong viêm loét đại tràng và viêm ruột khu trú.
Đợt cấp tính của bệnh đa xơ cứng.
Lao màng não.
Cấy ghép nội tạng (dự phòng thải ghép)
LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG
Người lớn
Liều khởi đầu từ 10- 500 mg mỗi ngày tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và đáp ứng của từng bệnh nhân. Trong trường hợp khẩn cấp, tiêm tĩnh mạch liều cao methylprednisolone trong thời gian ngắn được khuyến cáo. Sau khi tình trạng bệnh nhân ổn định nên giảm liều và tiếp tục điều trị bằng methylprednisolone dạng uống. Đối với bệnh nhân điều trị kéo dài với methylprednisolone thì khi dừng điều trị nên được thực hiện bằng cách giảm liều dần dần.
Người già
Methylprednisolone được sử dụng chủ yếu với các trường hợp cấp tính và trong thời gian ngắn. Trong khi điều trị bệnh nhân cao tuổi cần được theo dõi liên tục và giám sát lâm sàng là cần thiết để phòng ngừa phản ứng đe dọa tính mạng.
Trẻ em
Bệnh huyết học, thấp khớp, bệnh thận và da: liều khuyến cáo là 30 mg / kg đến 1 g hàng ngày. Có thể dùng lặp lại liều trong vòng 3 ngày. Điều trị dự phòng phản ứng thải ghép nội tạng: liều được khuyến cáo là 10 - 20 mg / kg đến 1 g mỗi ngày, dùng trong 3 ngày. Bệnh hen: liều khuyến cáo là 1- 4 mg / kg / ngày, dùng trong 1-3 ngày. Liều ở trẻ sơ sinh và trẻ em có thể được giảm nhưng liều phải được điều chỉnh theo mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như khả năng đáp ứng điều trị hơn là áp dụng sát theo những tỉ lệ qui định tính theo tuổi và trọng lượng cơ thể của trẻ. Liều ở trẻ em không được nhỏ hơn 0,5 mg/kg/ngày.
Đường dùng: tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm bắp Có thể pha trong dung dịch Natriclorid 0,93% hoặc Glucose 5% để truyền tính mạch Đường dùng có lợi nhất cho điều trị ban đầu trong các trường hợp nguy cấp là tiêm tĩnh mạch.
Liều khuyến cáo
CHỈ ĐỊNH |
LIỀU DÙNG |
Liệu pháp bổ sung trong trường hợp đe dạa tính mạng |
Liều 30 mg/kg được tiêm tĨnh mạch tối thiểu trong vòng 30 phút. Liều này có thể được lặp lại sau 4-6giờ trong vòng 24 giờ. |
Bệnh thấp khớp |
Tiêm tĩnh mạch với liều 1g/ngày, 1-4 ngày hoặc 1g/tháng trong vòng 6 tháng, Thời gian tiêm tối thiểu trong vòng 30 phút. Đợt điều trị có thể được lặp lai néu tinh trang của bệnh nhân không được cải thiện sau khi sử dụng thuốc 1 tuần |
Lupus ban đỏ |
Tiêm tĩnh mạch với liều 1 g/ ngày, trong vòng 3 ngày. Thời gian tiêm tối thiểu trong vòng 30 phút. Đợt điều trị có thể được lặp lại nếu tinh trạng của bệnh nhân không được cải thiện sau khi dùng thuốc 1 tuần |
Bệnh đa xơ cứng |
Tiêm tĩnh mạch với liều 1 g/ ngày, trong vòng 3-5 ngày. Thời gian tiêm tối thiểu trong vòng 30 phút. Đợt điều trị có thể được lặp lại nêu tình trạng của bệnh nhân không được cải thiện sau khi dùng thuốc 1 tuần |
Tình trạng phù trong hội chứng thận hư |
Tiêm tĩnh mạch với liều 30mg/kg/ ngày, trong vòng 4 ngày hoặc liều 1g/ngày, trong vòng 3- 7 ngày. Đợt điều trị có thể được lặp lại nếu TÌnh trạng của bệnh nhân không được cải thiện sau khi dùng thuốc 1 tuần |
Ung thư giai đoạn cuối (để cải thiện chất lượng cuộc sông) |
Tiêm tĩnh mạch với liều 125 mg/ngay, đợt điều trị có thể kéo dải tới 8 tuần |
Cây ghép nội tạng(dự phòng thải trừ cây ghép nội tạng) |
Tiêm tĩnh mạch với liều 0,5 g- 1 g/ngay trong 2-3 ngay |
Các chỉ định khác |
Liều khởi đầu từ 10- 500 mg mỗi ngày tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và đáp ứng của từng bệnh nhân. Liều cao hơn được đề nghị khi điều trị ngắn hạn với trường hợp cấp tính. Với liều khởi đầu tự 10-250mg, tiêm tính mạch tếi thiểu trong 5 phút. Với liều khởi đầu lớn hơn 250mg, tiêm tĩnh mạch ít tối thiểu trong 30 phút. Liều tiếp theo có thể được tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, khoảng cách giữa các lần tiêm phụ thuộc và tình trạng bệnh và đáp ứng của từng bệnh nhân |
Đường dùng: tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm bắp
Có thể pha trong dung dịch Natriclorid 0,9 % hoặc Glucose 5% để truyền tĩnh mạch.
Đường dùng có lợi nhất cho điều trị ban đầu trong các trường hợp nguy cấp là tiêm tĩnh mạch
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Quá mẫn với methylprednisolone hoặc với bắt cứ thành phần nào của thuốc.
Nhiễm khuẩn nặng trừ sốc nhiễm khuẩn và lao màng não.
Thương tổn da do virus, nắm hoặc lao.
Đang dùng vaccin virus sống.
Chỗng chỉ định tiêm vào tủy sống, ngoài mảng cứng, tiêm tại chỗ hoặc bất cứ đường dùng không xác định nào khác.
TAC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Nhiễm trùng: Che những dấu hiệu nhiễm trùng, biểu hiện các nhiễm trùng tiềm ẩn, nhiễm trùng cơ hội...
Rối loạn máu: giảm bạch cầu lympho vừa phải.
Hệ miễn dịch: phản ứng quá mẫn bao gồm sốc phản vệ, có thé làm giảm kết quả các test trên da.
Rối loạn nội tiết: Phát triển trạng thái dạng Cushing, ức chứ trục tuyến yên-thượng thận, vô kinh
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: giữ natri, giữ nước, nhiễm kiềm, giảm kali huyết, rặm lông, tăng ham muốn, tăng trọng lượng cơ thể, cân bằng nito 4m tinh do dị hóa protein, giảm calci huyết, ức chễ sự tăng trưởng ở trẻ em và người chưa trưởng thành, biểu hiện của bệnh tiểu đường tiềm ẩn, tăng nhu cầu insulin ở bệnh nhân tiểu đường
Hệ thần kinh: kích thích, hưng phần, trầm cảm, thay đổi tâm trạng, hưng cảm, ảo giác, rối loạn hành vi, khó chịu, lo âu, rối loạn giắc ngủ, động kinh và rồi loạn chức năng nhận thức, ú giả ở não...
Rồi loạn mắt: Bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tỉnh thể dưới bao sau, lồi mắt, glôcôm ...
Rối loạn tim mạch: Suy tim sung huyết ở những bệnh nhân dễ mắc, vỡ cơ tim sau nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, phù, tăng huyết áp...
Rối loạn tiêu hóa: khó tiêu, chướng bụng, loét thực quản, viêm thực quản, loét dạ dày có thể thủng và xuất huyết, thủng ruột, viêm tụy, buồn nôn, nôn.
Da: chậm lành vết thương, đốm xuất huyết, bằm máu, làm da mỏng dễ bị tổn thương, teo da, thâm tím, tăng sắc tố mô, mụn trứng cá.
Rồi loạn cơ xương: Bệnh cơ do dùng steroid, yêu cơ, loãng xương, gãy xương cột sống có chèn ép, gãy xương bệnh lý, hoại tử vô khuẩn, vỡ gân (đặc biệt gân Achilles).
Có thể nhiễm trùng tại vị trí tiêm do không tuân thủ các qui tắc tiêm vô trùng.
Giảm liều đột ngột hoặc ngưng đột ngột methylprednisolone sau khi điều trị kéo dài có thể dẫn đến suy thượng thận cấp tính, hạ huyết áp và tử vong. Hội chứng cai cũng có thể bao gồm sốt, đau cơ, đau khớp, viêm mũi, viêm kết mạc, giảm cân
Thông báo cho bác sỹ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc
Xử trí ADR:
Sau điều trị dài ngày với methylprednisolone, nếu ức chế irục đồi-tuyến yên thượng thận có khả năng xảy ra, điều cấp bách là phải giảm liều từng bước một, thay vì ngừng đột ngột.
Theo đõi và đánh giá định kỷ những thông số về loãng xương, tạo huyết, dụng nạp glucose, những tác động trên mắt và huyết áp.
Dự phòng loét dạ dày và tá tràng bằng các thuốc kháng thụ thể H2-histamin khi dùng liều cao methylprednisotone toàn thân.
Tất cả người bệnh điều tri dai hạn với methylprednisolone cần dùng bổ sung calci để dự phòng loãng xương. Những người có khả năng bị ức chế miễn dịch do glueocorticoid cần được cảnh báo về khả năng dễ bị nhiễm khuẩn. Những người bệnh sắp được phẫu thuật có thể phải dùng bổ sung glucocorticoid vì đáp ứng bình thường với stress đã bị giảm sút do ức chế trục đồi tuyến yên-thượng thận.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Dùng đồng thời với thuốc barbiturates, aminoglutethimide, rifampiein hay phenytoin có thể thúc đầy sự chuyển hóa và làm giảm tác dụng của corticoid.
Khi methylprednisolone dùng đồng thời với các thuốc làm giảm nồng độ kali (vi dụ, amphotericin B, thuốc lợitiểu), bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ để phát hiện tình trạng hạ kali máu.
Macrolide và thuốc chẹn kênh canxi có thể ức chế quá trình chuyển hóa methylprednisolone và do đó làm giảm độ thanh thải. Vì vậy, liều methylprednisolone nên điều chỉnh một cách cần thận để tránh độc tính steroid.
Sử dụng đồng thời với các thuốc kháng chotinesterase và) methylprednisolone có thể làm yếu cơ nghiêm trọng ở những bệnh nhân có bệnh nhược cơ. Nếu có thể, thuốc kháng cholinesterase nên được ngừng sử dụng ít nhất 24 giờ trước khi bắt đầu điều trị methylprednisolone
Sử dụng đồng thời methylprednisolone và warfarin sẽ ức chế đáp ứng với warfarin. Do đó, các chỉ số đông máu cần được theo dõi thường xuyên để duy trị tác dụng chống đông mong muốn.
Methylprednisolone có thể làm tăng nhu cầu insulin hay những thuốc hạ đường huyết uống trong bệnh tiểu đường. Sự phối hợp methylprednisolone với những thuốc lợi tiểu loại thiazid làm tăng nguy cơ bất dung nạp glucose
Co giật đã được báo cáo khi dùng đồng thời methylprednisolone và ciclosporin. Vĩ vậy cần tránh sử dụng đồng thời hai thuốc trên.
Bệnh nhân sử dụng đồng thời thuốc glycosid digitalis và methylprednisolone có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp tìm do hạ kali huyết.
Estrogen, bao gồm cả thuốc uống ngừa thai: Estrogen có thể lam giảm sự chuyển hóa qua gan của methylprednisolone, do đó làm tăng nồng độ cortieosteroid.
Thuốc cảm ứng enzym gan (ví dụ, barbiturate, phenytoin, carbamazepin, rifampin): Các thuốc gây cảm ứng enzym cytochrome P450 3A4 làm tăng cường sự chuyển hóa của các corticosteroid và khuyến cáo tăng liều corticosteroid.
Thuốc ức chế enzym gan (ví du, ketoconazole, kháng sinh nhóm macrolid như erythromycin và troleandomycin): Thuốc có hoạt tính ức chế enzym cytochrome P450 3A4 có thể dẫn đến tăng nồng độ corticosteroid trong huyết tương. Keloconazole đã được báo cáo đã làm giảm đáng kể sự chuyển hóa của corticosteroid lên đến 60%, dẫn đến tăng nguy cơ tác dụng phy corticosteroid.
Sử dụng đồng thời aspiin (hoặc thuốc chống viêm không steroid khác) và methylprednisolone làm tăng nguy cơ tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa. Acid acetylsalicylic phải được sử dụng thận trọng khi dùng chung với methylprednisolone ở những bệnh nhân giảm prothrombine máu.
Methylprednisolone làm giảm tác dụng một phần của thuốc chẹn thần kinh cơ (như panecuronium...) khi dùng đồng thời.
Methylprednisolone có thể làm tăng thanh thải salioylate ở thận. Điều này làm giảm nồng dé salicylate trong huyết thanh và làm ngộ độc salicylate khi ngưng methylprednisolone
THẬN TRỌNG
Tác dụng không mong muốn có thể được giảm thiểu bằng cách sử dụng các liều điều trị thấp nhất trong khoảng thời gian ngắn.
Khuyên cáo nên. theo dõi cần thận trong trường hợp ngưng thuốc sau một thời gian điều trị kéo dài. Có thể làm giảm khả năng thiểu năng thượng thận thứ phát do thuốc bằng cách dùng giảm liều hay dùng thuốc không liên tục. Nên khảo sát chức năng thượng thận khi ngưng thuốc sau một thời gian điều trị kéo dài. Triệu chứng quan trọng nhất của thiểu năng thượng thận là suy nhược, hạ huyết áp thế đứng và trầm cảm
Do các trường hợp hiểm của phản ứng phản vệ đã xảy ra trên bệnh nhân điều trị bằng cách tiêm methylprednisolone, cần tính toán cẩn thận trước khi tiêm thuốc, đặc biệt ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc.
Methylprednisolone có thể che dấu một vài đấu hiệu nhiễm trùng, và các nhiễm trùng mới có thể xuất hiện trong khi sử dụng thuốc. Nhiễm trùng có thể nhẹ nhưng cũng có thể nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong. Có thể có sự suy giảm đề kháng và mắt khả năng định vị nhiễm trùng khi dùng methylprednisolone.
Bệnh nhân có tiền sử bệnh tâm thần: tình trạng mát ổn định về cảm xúc hay khuynh hướng loạn tâm thần có thể bị làm nặng thêm do methylprednisolone.
Sử dụng methylprednisolone trong lao tiến triển nên được giới hạn trong những trường hợp lan tỏa hay rải rác mà các glucocorticoid được dùng để kiểm soát bệnh với phác đồ điều trị kháng lao. Nếu sử dụng thuốc trên những bệnh nhân lao tiêm ẩn hay có tái phản ứng tuberculin dương tính, cần theo dõi cần thận bởi vị có thể bệnh lao bùng phái trở lại. Trong quá trình điều trị methylprednisolone kéo dài các bệnh nhân này nên áp dụng hóa dự phòng.
Methylprednisolone có thể gây ra cao huyết áp, mắt cân bằng nước-điện giải, tăng bài tiết kali và canxi. Vì vậy, phải theo dõi thường xuyên các chỉ số trên trong điều trị kéo dài
Chụp X-quang ống tiêu hóa trên là cần thiết ở bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày tá tràng hay rồi loạn tiêu hóa nặng.
Để giảm thiểu tần suất của những chứng teo da và teo dưới da, phải cần thận không tiêm quá liều khuyến cáo. Bất cứ khi nào có thể nên tiêm nhiều mũi nhỏ vào vùng sang thương. Cần cần trọng khi áp dụng kỹ thuật tiêm để tránh tiêm vào da. Nên tránh tiêm vào trong cơ delta do có nguy cơ teo cơ dưới da cao
Sử dụng methylprednisolone trong nhược cơ có thể làm trầm trọng thêm bệnh do sự phân bố kali suy yếu trong chuyển hóa tế bào. Vì vậy nên thận trọng.
Trẻ em: Sự tăng trưởng có thể bị đình trệ ở trẻ được điều trị kéo dài với các liều methylprednisolone được chia nhỏ ra mỗi ngày. Nên giới hạn việc áp dụng phác đồ này vào những chỉ định cho các bệnh nhân nặng nhất.
Người cao tuổi: tác dụng không mong muốn khi dùng methylprednisolone có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn đặc biệt là bệnh loãng xương, tăng huyết áp, hạ kali máu, tiểu đường, khả năng nhiễm trùng và mỏng da. Cần phải theo dõi lâm sàng liên tục ở bệnh nhân để tránh phản ứng đe dọa tính mạng.
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
Phụ nữ có thai
Không có bằng chứng về tác dụng của thuốc trên sinh sản ở người. Trong trường hợp cần điều trị bằng methylprednisolone trong thai kỳ, cần phải cân nhắc lợi ích có thể đạt được so với những rủi ro có thể xảy ra với mẹ và con.
Methylprednisolone qua qua nhau thai. Mặc dù suy thượng thận hiếm khi được quan sát thấy ở trẻ sơ sinh nhưng trẻ sơ sinh của những bà mẹ được điều trị methylprednisolone lúc mang thai cần được thăm khám và đánh giá cẩn thận các dấu hiệu của suy thượng thận
Cho con bú
Methylprednisolone được tiết qua sữa mẹ vì vậy khi cần thiết phải dùng thuốc nên dừng việc cho con bú.
TÁC ĐỘNG LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC
Tác dụng đau đầu, chóng mặt, rối loạn tầm nhìn, mệt mỏi khi dùng thuốc, do đó khuyến cáo nên cần thận ở những bệnh nhân phải lái xe và sử dụng máy móc.
QUÁ LIÊU VÀ XỬ TRÍ
Những triệu chứng quá liều gồm biểu hiện Cushing (toàn thân), yếu cơ (toàn thân) và loãng xương (toàn thân), tất cả chỉ xảy ra khi sử dụng methylprednisolone dài hạn. Khi sử dụng liều quá cao trong thời gian dài, tăng năng vỏ tuyến thượng thận và ức chế tuyến thượng thận có thể xảy ra. Trong những trường hợp này cần cân nhắc để có quyết định đúng đắn tạm ngừng hoặc ngừng hẳn việc dùng glucocorticoid.
QUI CÁCH ĐÓNG GÓI
Hộp chứa 10 ống bột đông khô pha tiêm 40mg.
Hộp chứa 10 ống bột đông khô pha tiêm 40mg và 10 ống nước cất 1ml.
BẢO QUẢN
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C. Tránh ánh sáng.
Dung dịch tiêm sau khi pha loãng bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C có độ ổn định trong vòng 6 giờ, bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C có độ ổn định trong vòng 24 giờ.
HẠN DÙNG
Hạn dùng của methylprednisolon pha tiêm: 02 năm kể từ ngày sản xuất.
Hạn dùng của ống dung môi nước cất: 06 năm kể từ ngày sản xuất.
Một số thuốc biệt dược liên quan
Danh mục thuốc
- Thuốc tẩy trùng và khử trùng
- Thuốc gây mê, tê
- Thuốc giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ
- Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mãn
- Thuốc giải độc
- Vitamin và các chất vô cơ
- Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
- Chế phẩm máu - Dung dịch cao phân tử
- Dung dịch thẩm phân màng bụng
- Thuốc dùng chẩn đoán
-
Sinh phẩm miễn dịch
- Huyết thanh và Globulin miễn dịch
-
Vắc xin
- Vắc xin phòng Lao
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
- Vắc xin phối hợp phòng 5 Bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib
- Vắc xin phòng Sởi
- Vắc xin phòng Viêm gan B
- Vắc xin phòng Bại liệt
- Vắc xin phòng uốn ván
- Vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản
- Vắc xin phòng Thương hàn
- Vắc xin phòng Tả
- Vắc xin phòng Rubella
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Uốn ván
- Vắc xin phòng dại
- Vắc xin tổng hợp phòng 6 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Hib và Viêm gan B
- Vắc xin phòng bệnh viêm phổi và nhiễm khuẩn toàn thân do phế cầu Streptococcus
- Vắc xin polysaccharide phế cầu liên hợp với protein D của Haemophilus influenzae không định tuýp (NTHi)
- Vắc xin phối hợp phòng 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt
- Vắc xin phòng bệnh 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Hib
- Vắc xin phối hợp phòng bệnh 02 bệnh: Sởi - Rubella
- Vắc xin phòng Tiêu chảy do Rotavirus
- Vắc xin phòng Cúm mùa
- Vắc xin phòng Não mô cầu
- Vắc xin phòng Viêm màng não mủ
- Vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung
- Vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh: Sởi - Quai bị - Rubella
- Vắc xin phòng thủy đậu
- Vắc xin phòng Viêm gan A
- Vắc xin phòng bệnh do Hib
- Vắc xin phòng bệnh Sốt vàng
- Vắc xin 5 trong 1
-
Thuốc kháng sinh
- Thuốc trị giun, sán
-
Thuốc chống nhiễm khuẩn
- Thuốc nhóm beta- lactam
- Thuốc nhóm aminoglycoside
- Thuốc nhóm chloramphenicol
- Thuốc nhóm Nitroimidazol
- Thuốc nhóm lincosamid
- Thuốc nhóm macrolid
- Thuốc nhóm quinolone
- Thuốc nhóm sulfamid
- Thuốc nhóm nitrofuran
- Thuốc nhóm tetracyclin
- Thuốc chữa bệnh phong
- Thuốc chữa bệnh lao
- Thuốc dự phòng cho điều trị lao kháng đa thuốc
- Thuốc chống nấm
- Thuốc điều trị bệnh do động vật nguyên sinh
- Thuốc chống virus
- Thuốc nhóm penicillin
- Thuốc tác dụng đối với máu
- Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
- Thuốc tim mạch
- Thuốc đường tiêu hóa
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc điều trị bênh Gut và các bênh xương khớp
- Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ
- Thuốc điều trị đau nửa đầu
- Thuốc chống co giật động kinh
- Thuốc chống Parkinson
- Thuốc chống rồi loạn tâm thần
- Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
- Hormon, nội tiết tố, thuốc tránh thụ thai
- Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non
- Nhóm thuốc chuyên biệt chăm sóc cho trẻ sơ sinh thiếu tháng
- Thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng
- Thuốc ngoài da