Osetron 8mg (Ondansetron hydroclorid) – Thuốc chống nôn Ấn Độ
- Số đăng ký:VN-16255-13
- Phân Loại: Thuốc kê đơn
- Hoạt chất - Nồng độ/ Hàm lượng: Ondansetron hydrochloride 8 mg
- Dạng bào chế:Viên nén bao phim
- Quy cách đóng gói: Hộp 5 hộp nhỏ x 2 vỉ x 10 viên
- Tuổi thọ:36 tháng
- Tiêu chuẩn:NSX
- Công ty sản xuất: Dr. Reddys Laboratories Ltd. Plot No. 137,138 & 146 S.V.CO-OP, indl. Estate, Bollaram, Jinnaram Mandal, Medak District Ấn Độ
- Công ty đăng ký: Dr. Reddys Laboratories Ltd. 7-1-27 Ameerpet, Hyderabad 500 016 Ấn Độ
- Tình trạng: Còn hàng
Thông tin chi tiết
OSETRON 8mg (Ondansetron Tablets).
THÀNH PHẦN
Mỗi viên nén bao phim chứa:
STT |
Thành phần |
Tiêu chuẩn |
Hàm lượng/ một viên |
Định tính |
1 |
Ondansetron Hydrochloride (tương đương Ondansetron 8mg) * |
USP |
9.976 |
Hoạt chất chính |
2 |
Microcrystalline Cellulose ** |
BP |
170.024 |
Tá dược độn |
3 |
Maize Starch |
BP |
40.000 |
Tá dược độn |
4 |
Lactose |
BP |
26.000 |
Tá dược độn |
5 |
Magnesium Strearate |
BP |
2.000 |
Tá dược độn |
6 |
Colloidal Anhydrous Silica |
BP |
2.000 |
Tá dược trơn |
7 |
Hypromellose (15cps) |
BP |
4.000 |
Tá dược dính |
8 |
Titanium Dioxide |
BP |
1.000 |
Chất tạo phim |
9 |
Talc tinh khiét |
BP |
0.500 |
Chất làm mờ |
10 |
Propylene Glycol |
BP |
0.500 |
Chống dính |
11 |
Dichloromethane ® |
BP |
Vừa đủ |
Dung môi |
12 |
Isopropyl Alcohol ® |
BP |
Vừa đủ |
Dung môi |
* Hàm lượng thực sự của thuốc để đạt 100% hàm lượng và 0% hàm ẩm.
** Hàm lượng bổ sung để đạt 100% hàm lượng và 0% hàm ẩm thực hiện theo tiêu chuẩn của Microcrystalline Cellulose (Ultra 102).
® Không đóng góp vào hàm lượng sau cùng của viên.
DẠNG BÀO CHẾ
Viên nén bao phim, tròn, màu trắng, lồi hai mặt. Một mặt trơn và một mặt có chữ Rx. Dùng đường uống.
TRÌNH BÀY
Hộp 5 hộp nhỏ x 2 vỉ 10 viên nén bao phim.
CHỈ ĐỊNH
Ondansetron chỉ định để kiểm soát buồn nôn, ói mửa độc tính tế bào hóa trị liệu hay xạ trị.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Ondansetron chống chỉ định ở bệnh nhân mẫn cảm với thuốc này, đối kháng chọn lọc thụ thể 5-HT3 hay bất cứ thành phẩn nào trong công thức và ở phụ nữ mang thai và cho con bú.
CẨN TRỌNG VÀ CẢNH BÁO
Dùng ondansetron ở bệnh nhân sau khi giải phẫu bụng hay bệnh nhân hóa trị liệu gây buồn nôn và ói mửa có thể che dấu tắc ruột hay sưng phổng ruột. Phản ứng mẫn cảm thấy ở bệnh nhân đối kháng chọn lọc thụ thể 5-HT3.
Dùng ở bênh nhân suy chức năng gan:
Ở bệnh nhân suy gan nặng, độ thanh thải giảm và thể tích phân bố tăng, kết quả tăng thời gian bán thải huyết tương. Ở những bệnh nhân như vậy tổng liều hàng ngày không nên vượt quá 8mg.
Dùng ở bệnh nhân suy chức năng thân:
Không thay đổi liều hàng ngày hay số lần dùng hay đường dùng. Chưa có trải nghiệm ngoài dùng ondansetron ngày đầu tiên.
Dùng ở người già: Không có sự khác nhau về độ an toàn và hiệu quả ở bệnh nhân hơn 65 tuổi và bệnh nhân trẻ. Nhưng độ mẫn cảm cao hơn ở một số bệnh nhân lớn tuổi là không ngoại lệ. Điều chỉnh liểu ở bệnh nhân cao hơn 65 tuổi là không cần thiết.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Không có bằng chứng ondansetron cảm ứng hay ức chế chuyển hóa thuốc khác khi dùng chung. Tuy nhiên chất cảm ứng hay ức chế men có thể thay đổi độ thanh thải và thời gian bán thải của ondansetron. Ondansetron không tương tác với rượu, tamazepam, frusemide, tramadol và propofol.
Carmustine, etoposide và Cisplatin không ảnh hưởng đến dược động học của Ondansetron.
Tác đông ở phụ nữ có thai và cho con bú
PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
Độ an toàn và hiệu quả chưa được thiết lập ở phụ nữ có thai và cho con bú.
Dùng ở người sinh đẻ: Không có báo cáo.
Dùng ở khoa nhi: Không có báo cáo.
Tác động trên khá năng lái xe và vận hành máy móc: Không có báo cáo.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Hầu hết tác dụng không mong muốn nói chung ở ≥ 5% bệnh nhân nhận 8mg ondansetron hai hay ba lần/ngày là đau đầu, mệt mỏi, táo bón, tiêu chảy và chóng mặt. Phát ban xuất hiện ở khoảng 1% bệnh nhân dùng ondansetron. Các tác dụng không mong muôn khác bao gồm: hiếm khi sốc phản vệ, co thắt phế quản, nhịp tim nhanh, đau thắt ngực, giảm kali huyết, tắc mạch và lên cơn động kinh lớn. Ngoại trừ co thắt phế quản và sốc phản vệ, mối liên hệ với ondansetron không rõ ràng.
ĐẶC ĐIỂM DƯỢC LÝ
Tác động dược lý
Ondansetron ức chế chọn lọc và cạnh tranh thụ thể serotonin kiểu 5-HT3 (5-hydroxytryptamine). Hóa trị liệu gây độc tế bào liên quan đến phóng thích serotonin từ tế bào nội tiết đường ruột trong ruột non. Phóng thích serotonin kích thích hướng vào thần kinh phế vị thông qua thụ thể 5-HT3 và bắt đầu phản xạ ói. Vì thế Ondansetron có thể ngăn ngừa buồn nôn, ói mửa do hóa trị liệu và xạ trị ở bệnh nhân ung thư.
Dược động học
Ondansetron hấp thu tốt đường ruột và trải qua chuyển hóa lần đầu. Lượng Ondansetron trong toàn cơ thể không tăng tương ứng với liều. Sinh khả dụng trung bình của thuốc sau khi dùng đơn liều viên nén 8mg là khoảng 56% và cũng tăng nhẹ khi có thức ăn. Nồng độ đỉnh huyết tương ondansetron đối với liều 8-mg khoảng 50.1 ng/ml. Sự gắn kết với prôtein huyết tương của ondansetron đo được trong phòng thí nghiệm là 70% đến 76% vượt quá khoảng nồng độ 10-500 ng/ml. Thuốc phân bố nhanh chóng toàn cơ thể với thể tích phân bố 163 ± 25.1. Trong nghiên cứu thử nghiệm chuyển hóa cho thấy ondansetron là cơ chất cho men gan ở người cytochrome P-450 kể cả CYP1A2, CYP2D6 và CYP3A4, nói chung CYP3A4 đóng vai trò quan trọng trong chuyển ondansetron. Bởi vì vô số men chuyển hóa có khả năng chuyển hóa ondansetron, dường như mất hay ức chế một men sẽ được bù trừ và kết quả ít thay đổi tốc độ thải nói chung của ondansetron. Chỉ lượng nhỏ ondansetron thải trừ qua thanh lọc ở thận (5%).
LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG
Để ngăn ngừa buồn nôn và ói mửa liên quan đến thuốc hóa trị ung thư gây nôn trung bình.
Người lớn: Liều khuyến cáo đường uống là 8mg, 1-2 giờ trước khi trị liệu, tiếp theo dùng 8mg sau đó 12 giờ.
Để chống lại việc nôn mửa lâu và kéo dài sau 24 giờ đầu, nên tiếp tục uống ondansetron trong 5 ngày sau khóa trị liệu. Liều khuyến cáo là 8mg, ngày 2 lần.
Trẻ em ≥ 12 tuổi: Liều giống như ở người lớn.
Trẻ em 4 - 11 tuổi: Liều một viên 4 mg, 3 lần/ngày. Liều đầu nên uống 30 phút trước khi hóa trị liệu gây nôn, với liều sau đó 4 và 8 giờ sau liều đầu tiên. Viên ondansetron 4mg nên dùng 3 lần một ngày (mỗi 8 giờ) trong 1-2 ngày sau khi hóa trị hoàn tất. Ngăn ngừa nôn và ói mửa liên quan đến xạ trị.
Để ngăn ngừa buồn nôn và ói mửa do xạ trị
Người lớn: Liều đường uống là viên 8mg, 3 lần/ngày.
Trẻ em: Chưa có kinh nghiệm dùng sản phẩm này trong ngăn ngừa buổn nôn ói mửa ở người xạ trị.
QUÁ LIỀU
Cao huyết áp và ngất xuất hiện ở bệnh nhân dùng 48mg ondansetron. Không có thuốc giải độc cho quá liều ondansetron. Bệnh nhân nên được điều trị hỗ trợ thích hợp.
KHUYẾN CÁO
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tham khảo ý kiến bác sỹ để có them thông tin. Chỉ dùng theo sự chỉ định của bác sỹ. Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Tránh xa tầm tay trẻ em.
HẠN DÙNG
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
BẢO QUẢN
Bảo quản dưới 259C.
Tránh ánh sáng và ẩm.
Tránh xa tầm tay trẻ em.
TIÊU CHUẨN
NHÀ SẢN XUẤT: DR. REDDY’S LABORATORIES LIMITED.
Plot No. 137, 138 & 146, S.V.CO-OP, Indl.Estate, Bollaram, Jinaram Mandal, Medak
District, INDIA.
Một số thuốc biệt dược liên quan
Danh mục thuốc
- Thuốc tẩy trùng và khử trùng
- Thuốc gây mê, tê
- Thuốc giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ
- Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mãn
- Thuốc giải độc
- Vitamin và các chất vô cơ
- Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
- Chế phẩm máu - Dung dịch cao phân tử
- Dung dịch thẩm phân màng bụng
- Thuốc dùng chẩn đoán
-
Sinh phẩm miễn dịch
- Huyết thanh và Globulin miễn dịch
-
Vắc xin
- Vắc xin phòng Lao
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
- Vắc xin phối hợp phòng 5 Bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib
- Vắc xin phòng Sởi
- Vắc xin phòng Viêm gan B
- Vắc xin phòng Bại liệt
- Vắc xin phòng uốn ván
- Vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản
- Vắc xin phòng Thương hàn
- Vắc xin phòng Tả
- Vắc xin phòng Rubella
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Uốn ván
- Vắc xin phòng dại
- Vắc xin tổng hợp phòng 6 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Hib và Viêm gan B
- Vắc xin phòng bệnh viêm phổi và nhiễm khuẩn toàn thân do phế cầu Streptococcus
- Vắc xin polysaccharide phế cầu liên hợp với protein D của Haemophilus influenzae không định tuýp (NTHi)
- Vắc xin phối hợp phòng 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt
- Vắc xin phòng bệnh 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Hib
- Vắc xin phối hợp phòng bệnh 02 bệnh: Sởi - Rubella
- Vắc xin phòng Tiêu chảy do Rotavirus
- Vắc xin phòng Cúm mùa
- Vắc xin phòng Não mô cầu
- Vắc xin phòng Viêm màng não mủ
- Vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung
- Vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh: Sởi - Quai bị - Rubella
- Vắc xin phòng thủy đậu
- Vắc xin phòng Viêm gan A
- Vắc xin phòng bệnh do Hib
- Vắc xin phòng bệnh Sốt vàng
- Vắc xin 5 trong 1
-
Thuốc kháng sinh
- Thuốc trị giun, sán
-
Thuốc chống nhiễm khuẩn
- Thuốc nhóm beta- lactam
- Thuốc nhóm aminoglycoside
- Thuốc nhóm chloramphenicol
- Thuốc nhóm Nitroimidazol
- Thuốc nhóm lincosamid
- Thuốc nhóm macrolid
- Thuốc nhóm quinolone
- Thuốc nhóm sulfamid
- Thuốc nhóm nitrofuran
- Thuốc nhóm tetracyclin
- Thuốc chữa bệnh phong
- Thuốc chữa bệnh lao
- Thuốc dự phòng cho điều trị lao kháng đa thuốc
- Thuốc chống nấm
- Thuốc điều trị bệnh do động vật nguyên sinh
- Thuốc chống virus
- Thuốc nhóm penicillin
- Thuốc tác dụng đối với máu
- Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
- Thuốc tim mạch
- Thuốc đường tiêu hóa
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc điều trị bênh Gut và các bênh xương khớp
- Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ
- Thuốc điều trị đau nửa đầu
- Thuốc chống co giật động kinh
- Thuốc chống Parkinson
- Thuốc chống rồi loạn tâm thần
- Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
- Hormon, nội tiết tố, thuốc tránh thụ thai
- Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non
- Nhóm thuốc chuyên biệt chăm sóc cho trẻ sơ sinh thiếu tháng
- Thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng
- Thuốc ngoài da