Oflovid - Japan
- Số đăng ký:VN-19341-15
- Phân Loại: Thuốc kê đơn
- Hoạt chất - Nồng độ/ Hàm lượng: Ofloxacin 15mg/5ml
- Dạng bào chế:Dung dịch nhỏ mắt
- Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 5ml
- Tuổi thọ:Đang cập nhật
- Tiêu chuẩn:NSX
- Công ty sản xuất: Santen Pharmaceutical Co., Ltd Japan
- Công ty đăng ký: Santen Pharmaceutical Co., Ltd. Japan
- Tình trạng: Còn hàng
Thông tin chi tiết
Thành phần
Hoạt chất Ofloxacin
Hàm lượng/tuýp 10,5 mg
Thành phần không hoạt tính Lanolin tinh chế, petrolatum trắng và Paraffin lỏng.
Dược lực học
Cơ chế tác dụng: Ofloxacin được cho là ức chế tổng hựp ADN của vi khuẩn một cách chuyên biệt. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn và sự tiêu vi khuẩn được quan sát thấy ở nồng độ ức chế tối thiểu (MIC).
Hoạt tính kháng khuẩn: Ofloxacin có hoạt tính kháng khuẩn hiệu lực mạnh, phổ rộng chống lại các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn mắt bao gồm các
+ Vi khuẩn gram dương: Staphylococcus sp., Streptococcus sp. (kể cả s.pneumoniae), Micrococcus sp., Corynebacterium sp.,…
+ Vi khuẩn gram âm: Pseudomonas sp. (kể cả P. aeruginosa), Haemophilus influenzae, Haemophilus aegyptius (trực khuẩn Koch-Weeks), Moraxella sp., Serratia sp., Klebsiella sp., Proteus sp., Acineto- bactersp.,…
+ Vi khuẩn kỵ khí: Propionibacterium acnes,...
Dược động học
Nồng độ trong máu
Ở người tình nguyện trưởng thành khỏe mạnh, nồng độ ofloxacin trong máu được đo sau khi nhỏ tại chỗ 1 giọt dung dịch nhỏ mắt Oflovid vào mắt 16 lần cách nhau 30 phút hoặc 32 lần cách nhau 15 phút. Các nồng độ ofloxacin 30 phút sau khi nhỏ lần cuối tương ứng là 0,019 và 0,034 µg/mL, sau đó từ từ giảm dần.
Phân bố ở mắt
Dung dịch nhỏ mắt Oflovid được nhỏ tại chỗ vào mắt bệnh nhân bị đục thủy tinh thể 5 lần cách nhau 5 phút trước khi phẫu thuật, sau đó đo nồng độ ofloxacin trong thủy dịch. Nồng độ này đạt tối đa (1,2 pg/mL) 1 giờ sau khi nhỏ lần cuối.
Chỉ định
Các chủng vi khuẩn nhạy cảm gồm Staphylococcus sp., Streptococcus sp., Streptococcus pneumoniae, Enterococcus sp., Micrococcus sp., Moraxella sp., Corynebacterium sp., Klebsiella sp., Serratia sp., Proteus sp., Morganella morganii, Providencia sp., Haemophilus influenzae, Haemophilus aegyptius (Koch-Weeks bacillus), Pseudomonas sp., Pseudomonas aeruginosa, Burkholderia cepacia, Stenotrophomonas (Xanthomonas) maltophilia, Acinetobacter sp., và Propionibacterium acnes.
Viêm bờ mi, viêm túi lệ, lẹo (chắp), viêm kết mạc, viêm sụn mi, viêm giác mạc (kể cả loét giác mạc) do nhiễm khuẩn nhạy cảm và dùng làm kháng sinh dự phòng sử dụng trước và sau phẫu thuật mắt.
Chống chỉ định
Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn các với các thành phần của thuốc hoặc với bất kỳ kháng sinh quinolon nào.
Liều dùng
Thuốc tra mắt: Thông thường, cho cả người lớn và trẻ em, mỗi lần nhỏ vào mắt 1 giọt, 3 lần/ngày. Liều lượng có thể được điều chỉnh theo triệu chứng của bệnh nhân. Thời gian điều trị tùy thuộc vào loại nhiễm khuẩn và đáp ứng của bệnh nhân.
Tác dụng không mong muốn
Tác dụng không mong muốn đối với thuốc này đã được báo cáo ở 44 trong số 13.329 bệnh nhân được đánh giá trước và sau khi thuốc được phê duyệt (0,33%). Các tác dụng không mong muốn chính là kích ứng mắt ở 11 bệnh nhân (0,08%), ngứa mí mắt ở 8 bệnh nhân (0,06%), viêm bờ mi ở 6 bệnh nhân (0,05%), xung huyết kết mạc ở 5 bệnh nhân (0,04%), đau mắt ở 5 bệnh nhân
(0,04%), sưng mí mắt ở 5 bệnh nhân (0,04%),... (vào cuối giai đoạn tái kiểm tra).
Tác dụng không mong muốn có ý nghĩa lâm sàng
Sốc, phản ứng dạng phản vệ (không rõ tỉ lệ mắc): cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận vì có thể xảy ra sốc và phản ứng dạng phản vệ. Nếu có bất cứ triệu chứng nào như ban đỏ, ban, khó thở, huyết áp hạ, phù mí mắt..., phải ngưng dùng thuốc và có các biện pháp xử trí thích hợp.
Tác dụng không mong muốn khác
Nếu có các tác dụng không mong muốn sau đây, nên có biện pháp xử trí thích hợp như ngưng dùng thuốc.
|
Từ 0,1% đến < 5% |
< 0,1% |
|
Quá mẫn cảm |
Ban, mề đay |
Viêm bờ mi (mí mắt đỏ/phù,...), viêm da mí mắt, ngứa |
|
Mắt |
Viêm kết mạc (xung huyết kết mạc/phù kết mạc,...) |
Kích ứng |
Thương tổn giác mạc như viêm giác mạc lan tỏa nôn |
Tương tác với các thuốc khác
Chưa có nghiên cứu về tương tác thuốc đã được thực hiện cho đến nay. Tuy nhiên, do có thể xảy ra hấp thu toàn thân sau khi dùng ofloxacin tại mắt, không thể loại trừ khả năng có các tương tác thuốc như đã được báo cáo với một số kháng sinh nhóm quinolon dùng đường toàn thân (như tương tác với theophylin, cafein, các thuốc chống đông máu đường uống, cyclosporin).
Cảnh báo và thận trọng
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.
Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ.
Đường dùng: Chỉ dùng để nhỏ mắt.
Để xa tầm tay trẻ em.
Khi dùng: Không chạm trực tiếp đầu lọ thuốc vào mắt để tránh nhiễm bẩn thuốc.
Khi dùng nhiều hơn 1 thuốc nhỏ mắt, phải nhỏ cách nhau ít nhất 5 phút.
Để tránh sự xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc, cần khẳng định tính nhạy cảm của vi khuẩn và điều trị với thuốc này nên giới hạn ở thời gian tối thiểu cần để tiêu diệt sự nhiễm khuẩn.
Tránh dùng kéo dài.
Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, dưới 30 độ C.
Một số thuốc biệt dược liên quan
Danh mục thuốc
- Thuốc tẩy trùng và khử trùng
- Thuốc gây mê, tê
- Thuốc giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ
- Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mãn
- Thuốc giải độc
- Vitamin và các chất vô cơ
- Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
- Chế phẩm máu - Dung dịch cao phân tử
- Dung dịch thẩm phân màng bụng
- Thuốc dùng chẩn đoán
-
Sinh phẩm miễn dịch
- Huyết thanh và Globulin miễn dịch
-
Vắc xin
- Vắc xin phòng Lao
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
- Vắc xin phối hợp phòng 5 Bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib
- Vắc xin phòng Sởi
- Vắc xin phòng Viêm gan B
- Vắc xin phòng Bại liệt
- Vắc xin phòng uốn ván
- Vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản
- Vắc xin phòng Thương hàn
- Vắc xin phòng Tả
- Vắc xin phòng Rubella
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Uốn ván
- Vắc xin phòng dại
- Vắc xin tổng hợp phòng 6 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Hib và Viêm gan B
- Vắc xin phòng bệnh viêm phổi và nhiễm khuẩn toàn thân do phế cầu Streptococcus
- Vắc xin polysaccharide phế cầu liên hợp với protein D của Haemophilus influenzae không định tuýp (NTHi)
- Vắc xin phối hợp phòng 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt
- Vắc xin phòng bệnh 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Hib
- Vắc xin phối hợp phòng bệnh 02 bệnh: Sởi - Rubella
- Vắc xin phòng Tiêu chảy do Rotavirus
- Vắc xin phòng Cúm mùa
- Vắc xin phòng Não mô cầu
- Vắc xin phòng Viêm màng não mủ
- Vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung
- Vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh: Sởi - Quai bị - Rubella
- Vắc xin phòng thủy đậu
- Vắc xin phòng Viêm gan A
- Vắc xin phòng bệnh do Hib
- Vắc xin phòng bệnh Sốt vàng
- Vắc xin 5 trong 1
-
Thuốc kháng sinh
- Thuốc trị giun, sán
-
Thuốc chống nhiễm khuẩn
- Thuốc nhóm beta- lactam
- Thuốc nhóm aminoglycoside
- Thuốc nhóm chloramphenicol
- Thuốc nhóm Nitroimidazol
- Thuốc nhóm lincosamid
- Thuốc nhóm macrolid
- Thuốc nhóm quinolone
- Thuốc nhóm sulfamid
- Thuốc nhóm nitrofuran
- Thuốc nhóm tetracyclin
- Thuốc chữa bệnh phong
- Thuốc chữa bệnh lao
- Thuốc dự phòng cho điều trị lao kháng đa thuốc
- Thuốc chống nấm
- Thuốc điều trị bệnh do động vật nguyên sinh
- Thuốc chống virus
- Thuốc nhóm penicillin
- Thuốc tác dụng đối với máu
- Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
- Thuốc tim mạch
- Thuốc đường tiêu hóa
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc điều trị bênh Gut và các bênh xương khớp
- Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ
- Thuốc điều trị đau nửa đầu
- Thuốc chống co giật động kinh
- Thuốc chống Parkinson
- Thuốc chống rồi loạn tâm thần
- Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
- Hormon, nội tiết tố, thuốc tránh thụ thai
- Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non
- Nhóm thuốc chuyên biệt chăm sóc cho trẻ sơ sinh thiếu tháng
- Thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng
- Thuốc ngoài da