Ranitidin 150mg - Danapha
- Số đăng ký:VD-17337-12
- Phân Loại: Thuốc kê đơn
- Hoạt chất - Nồng độ/ Hàm lượng: Ranitidin 150mg
- Dạng bào chế:Viên nén
- Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
- Tuổi thọ:36 tháng
- Tiêu chuẩn:TCCS
- Công ty sản xuất: Công ty cổ phần dược Danapha
- Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược Danapha
- Tình trạng: Còn hàng
Thông tin chi tiết
THÀNH PHẦN
Cho 1 viên bao phim
Ranitidin hydroclorid (tương ứng 150 mg Ranitidin): 168 mg
Tá dược (Mannitol, PVP K30, MCC 102, DST, Magnesi stearat, Aerosil,
Opadry II white, màu sunset yellow): vừa đủ 1 viên
DƯỢC LỰC HỌC
Ranitidin là thuốc đối kháng thụ thể histamin H2. Ranitidin ức chế cạnh tranh với histamin ở thụ thể H2 của tế bào vách, làm giảm lượng acid dịch vị tiết ra cả ngày và đêm, cả trong tình trạng bị kích thích bởi thức ăn, insulin, amino acid, histamin hoặc pentagastrin. Ranitidin có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị mạnh hơn cimetidin 3 - 13 lần nhưng tác dụng không mong muốn (ADR) lại ít hơn.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Sinh khả dụng của ranitidin khoảng 50 %. Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được cao nhất 2-3 giờ sau khi uống. Sự hấp thu hầu như không bị ảnh hưởng bởi thức ăn và các thuốc kháng acid.
Ranitidin không bị chuyển hóa nhiều và không bị tương tác với nhiều thuốc như cimetidin. Thuốc được thải trừ chủ yếu qua ống thận, thời gian bán hủy 2-3 giờ, 60-70% liều uống được thải trừ qua nước tiểu, còn lại thải trừ qua phân.
CHỈ ĐỊNH
Ranitidin đuợc dùng để điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật, bệnh trào ngược thực quản, hội chứng Zollingger - Ellison và dùng trong các trường hợp cần thiết giảm tiết dịch vị và giảm acid như: Phòng chảy máu dạ dày - ruột, vì loét do stress do ở người bệnh nặng, phòng chảy máu tái phát ở người đã bị loét dạ dày - tá tràng có xuất huyết và dự phòng trước khi gây mê toàn thân ở người bệnh có nguy cơ hít phải acid (hội chứng Mendelson) đặc biệt ở người mang thai đang chuyển dạ.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có tiền sử quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
LIỀU LƯỢNG - CÁCH DÙNG
Theo sự hướng dẫn của thầy thuốc, hoặc liều trung bình:
Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 150 mg vào sáng và tối hoặc 1 lần 300 mg vào tối. Người bệnh loét dạ dày lành tính và loét tá tràng uống từ 4 đến 8 tuần; với người bệnh loét dạ dày mạn tính uống tới 6 tuần; với người bệnh loét do dùng thuốc kháng viêm không steroid, uống thuốc 8 tuần; với người bệnh loét tá tràng, có thể uống liều 300 mg, 2 lần/ngày, trong 4 tuần để chóng lành vết loét.
Trẻ em: Bị loét dạ dày tá tràng, liều 2 - 4 mg/kg thể trọng, uống 2 lần/ngày, tối đa uống 300 mg/ngày. Liều dùng duy trì là 150 mg/ngày, uống vào đêm.
Đề phòng loét dạ dày tá tràng do dùng thuốc kháng viêm không steroid: mỗi lần 150 mg, ngày 2 lần.
Điều trị trào ngược dạ dày, thực quản: uống mỗi lần 150 mg, 2 lần/ngày hoặc 300 mg 1 lần vào đêm, trong thời gian 8 - 12 tuần.
Điều trị hội chứng Zollingger - Ellison: uống 150 mg, ngày 3 lần. Có thể uống đến 6g/ngày, chia làm nhiều lần uống.
Để giảm acid dạ dày (đề phòng hít phải acid) trong sản khoa: Cho uống 150 mg ngay lúc chuyển dạ, sau đó cứ cách 6 giờ uống 1 lần. Trong phẫu thuật: cho uống liều 150 mg trước khi gây mê 2 giờ và nếu có thể, uống 150 mg vào tối hôm trước.
TÁC DỤNG NGOẠI Ý
Thường gặp: ADR > 1/100
Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, yếu mệt.
Tiêu hóa: ỉa chảy.
Da: Ban đỏ.
Ít gặp: 1/1000 < ADR < 1/100
Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
Da: Ngứa.
Gan: tăng men transaminase.
Hiếm gặp: ADR < 1/1000
Toàn thân: Các phản ứng quá mẫn xảy ra như mề đay, co thắt phế quản, sốt choáng phản vệ, phù mạch, đau cơ, đau khớp.
Máu: Mất bạch cầu hạt, giảm toàn bộ huyết cầu, kể cả giảm sản tủy xương.
Nội tiết: To vú ở đàn ông.
Tiêu hóa: Viêm tụy.
Da: Ban đỏ đa dạng.
Gan: Viêm gan, đôi khi có vàng da.
Mắt: Rối loạn điều tiết mắt.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Ranitidin ức chế rất ít sự chuyển hóa ở gan của một số thuốc (như các thuốc chống đông máu cumarin, theophylin, diazepam, propranolol).
Khi dùng phối hợp các kháng sinh quinolon với các thuốc đối kháng H2 thì hầu hết các kháng sinh này không bị ảnh hưởng, riêng có enoxaxin bị giảm sinh khả dụng khi dùng cùng Ranitidin, nhưng sự thay đổi này không quan trọng về mặt lâm sàng.
Khi dùng Ketoconazol, fluconazol và itraconazol với Ranitidin thì các thuốc này bị giảm hấp thu do Ranitidin làm giảm tính acid của dạ dày.
Ranitidin + clarithromycin: làm tăng nồng độ Ranitidin trong huyết tương (57%).
Propanthelin bromid làm tăng nồng độ đỉnh của Ranitidin trong huyết thanh và làm chậm hấp thu, có thể do làm chậm sự vận chuyển thuốc qua dạ dày, sinh khả dụng tương đối của Ranitidin tăng khoảng 23%.
Dùng cùng lúc Ranitidin với thức ăn hoặc một liều thấp các thuốc kháng acid (khả năng trung hòa 10 - 15 mili đương lượng HCl trong 10ml) không thấy giảm hấp thu hay nồng độ đỉnh trong huyết tương của Ranitidin.
THẬN TRỌNG
Người bệnh suy thận cần giảm liều.
Người bệnh suy gan nặng, người bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, có nguy cơ tăng tác dụng không mong muốn và nguy cơ quá liều.
Người bệnh có bệnh tim có thể bị nguy cơ chậm nhịp tim.
Điều trị với kháng histamin H2 có thể che lấp các triệu chứng của ung thư dạ dày và làm chậm chẩn đoán bệnh này. Do đó khi có loét dạ dày cần loại trừ khả năng bị ung thư trước khi điều trị bằng Ranitidin.
Cần tránh dùng Ranitidin cho người có tiền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin.
KHUYẾN CÁO
Không dùng thuốc quá hạn ghi trên hộp, hoặc khi có nghi ngờ về chất lượng của thuốc như: viên bị ướt, bị biến màu.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần biết thêm thông tin, xin hỏi ý kiến của Bác sĩ.
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
Thời kỳ mang thai: Ranitidin qua được nhau thai nhưng thực tế dùng với liều điều trị không thấy tác hại nào đến người mẹ mang thai, quá trình sinh đẻ và sức khỏe thai nhi.
Thời kỳ cho con bú: Ranitidin bài tiết qua sữa. Tương tự như các thuốc khác, Ranitidin cũng chỉ dùng khi cần thiết trong thời kỳ cho con bú.
TÁC DỤNG CỦA THUỐC KHI LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC
Vì thuốc có thể gây đau đầu, chóng mặt nên cần phải thận trọng dùng thuốc khi lái xe hay vận hành máy móc.
BẢO QUẢN
Để thuốc nơi khô thoáng, tránh ánh sáng, nhiệt độ 20 -30 độ C
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Một số thuốc biệt dược liên quan
Danh mục thuốc
- Thuốc tẩy trùng và khử trùng
- Thuốc gây mê, tê
- Thuốc giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ
- Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mãn
- Thuốc giải độc
- Vitamin và các chất vô cơ
- Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
- Chế phẩm máu - Dung dịch cao phân tử
- Dung dịch thẩm phân màng bụng
- Thuốc dùng chẩn đoán
-
Sinh phẩm miễn dịch
- Huyết thanh và Globulin miễn dịch
-
Vắc xin
- Vắc xin phòng Lao
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
- Vắc xin phối hợp phòng 5 Bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib
- Vắc xin phòng Sởi
- Vắc xin phòng Viêm gan B
- Vắc xin phòng Bại liệt
- Vắc xin phòng uốn ván
- Vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản
- Vắc xin phòng Thương hàn
- Vắc xin phòng Tả
- Vắc xin phòng Rubella
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Uốn ván
- Vắc xin phòng dại
- Vắc xin tổng hợp phòng 6 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Hib và Viêm gan B
- Vắc xin phòng bệnh viêm phổi và nhiễm khuẩn toàn thân do phế cầu Streptococcus
- Vắc xin polysaccharide phế cầu liên hợp với protein D của Haemophilus influenzae không định tuýp (NTHi)
- Vắc xin phối hợp phòng 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt
- Vắc xin phòng bệnh 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Hib
- Vắc xin phối hợp phòng bệnh 02 bệnh: Sởi - Rubella
- Vắc xin phòng Tiêu chảy do Rotavirus
- Vắc xin phòng Cúm mùa
- Vắc xin phòng Não mô cầu
- Vắc xin phòng Viêm màng não mủ
- Vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung
- Vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh: Sởi - Quai bị - Rubella
- Vắc xin phòng thủy đậu
- Vắc xin phòng Viêm gan A
- Vắc xin phòng bệnh do Hib
- Vắc xin phòng bệnh Sốt vàng
- Vắc xin 5 trong 1
-
Thuốc kháng sinh
- Thuốc trị giun, sán
-
Thuốc chống nhiễm khuẩn
- Thuốc nhóm beta- lactam
- Thuốc nhóm aminoglycoside
- Thuốc nhóm chloramphenicol
- Thuốc nhóm Nitroimidazol
- Thuốc nhóm lincosamid
- Thuốc nhóm macrolid
- Thuốc nhóm quinolone
- Thuốc nhóm sulfamid
- Thuốc nhóm nitrofuran
- Thuốc nhóm tetracyclin
- Thuốc chữa bệnh phong
- Thuốc chữa bệnh lao
- Thuốc dự phòng cho điều trị lao kháng đa thuốc
- Thuốc chống nấm
- Thuốc điều trị bệnh do động vật nguyên sinh
- Thuốc chống virus
- Thuốc nhóm penicillin
- Thuốc tác dụng đối với máu
- Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
- Thuốc tim mạch
- Thuốc đường tiêu hóa
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc điều trị bênh Gut và các bênh xương khớp
- Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ
- Thuốc điều trị đau nửa đầu
- Thuốc chống co giật động kinh
- Thuốc chống Parkinson
- Thuốc chống rồi loạn tâm thần
- Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
- Hormon, nội tiết tố, thuốc tránh thụ thai
- Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non
- Nhóm thuốc chuyên biệt chăm sóc cho trẻ sơ sinh thiếu tháng
- Thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng
- Thuốc ngoài da