Diltiazem Stada 60 mg
- Số đăng ký:VD-27522-17
- Phân Loại: Thuốc kê đơn
- Hoạt chất - Nồng độ/ Hàm lượng: Diltiazem hydroclorid - 60mg
- Dạng bào chế:Viên nén
- Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
- Tuổi thọ:36 tháng
- Tiêu chuẩn:TCCS
- Công ty sản xuất: ông ty TNHH LD Stada-Việt Nam
- Công ty đăng ký: ông ty TNHH LD Stada-Việt Nam
- Tình trạng: Còn hàng
Thông tin chi tiết
Thành phần
Diltiazem 60mg
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Chỉ định
Thuốc Diltiazem có những chỉ định như sau:
Phòng ngừa đau thắt ngực do gắng sức;
Phòng ngừa đau thắt ngực tự nhiên;
Phòng ngừa cơn đau thắt Prinzmetal.
Chống chỉ định
Thuốc Diltiazem không thích hợp để điều trị ở các trường hợp sau:
Trường hợp bệnh nhân mắc chứng rối loạn hoạt động ở nút xoang;
Trường hợp bệnh nhân suy tim trái, phù phổi;
Trường hợp bệnh nhân bị bloc nhĩ – thất độ 2 và độ 3 không đặt máy tạo nhịp.
Cách dùng và liều dùng
Thuốc Diltiazem được bào chế ở dạng viên nén, viên nang, chỉ được dùng ở đường uống. Người bệnh uống thuốc Diltiazem trực tiếp với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Lưu ý, không được nhai thuốc khi uống.
Đối với trường hợp bệnh nhẹ, liều dùng của thuốc như sau:
Số lượng: 1 viên (60mg)/lần;
Số lần: 3 lần/ngày;
Nên uống thuốc vào đầu bữa ăn.
Đối với trường hợp bệnh nặng:
Số lượng: 1 viên/lần;
Số lần: 4 – 6 lần/ngày.
Lưu ý, liều dùng của thuốc chỉ áp dụng cho người lớn. Không áp dụng cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, liều dùng trên đây chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được khám bệnh kỹ lưỡng. Bác sĩ sẽ đưa ra liều dùng phù hợp đối với mỗi trường hợp người bệnh.
Tác dụng phụ
Thuốc Diltiazem có thể sẽ gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như:
Nhịp tim đập chậm;
Rối loạn tiêu hóa;
Buồn ngủ;
Chóng mặt;
Mất ngủ;
Suy nhược cơ thể;
Phù chi dưới;
Phát ban ở da.
Các triệu chứng kể trên chưa phải toàn bộ các tác dụng phụ của thuốc Diltiazem mà người dùng có thể gặp phải. Tuy nhiên, các tác dụng phụ của thuốc Diltiazem sẽ xuất hiện khác nhau ở mỗi người, cũng có thể sẽ không xuất hiện nếu cơ địa tương thích với thuốc.
Tương tác thuốc
Khi dùng thuốc Diltiazem, người dùng còn cần phải chú ý đến vấn đề tương tác thuốc. Đây là sự phản ứng giữa hai loại thuốc khi gặp nhau, khi được sử dụng đồng thời. Chúng sẽ kết hợp với nhau và sản sinh ra một chất mới gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Hoặc tương tác thuốc cũng có thể sẽ làm mất tác dụng của một trong hai loại thuốc.
Để phòng tránh điều này, người bệnh không nên kết hợp dùng thuốc Diltiazem với các loại thuốc tương tác với nó. Cụ thể là các loại thuốc sau:
Các loại thuốc an thần;
Các loại thuốc chữa trầm cảm thuốc nhóm imipramine;
Thuốc Baclofene;
Thuốc Rifampicine;
Thuốc Midazolam;
Thuốc Esmolol;
Thuốc Carbamazepine;
Thuốc Ciclosporine;
Thuốc chẹn beta;
Thuốc chẹn alpha;
Thuốc Amiodarone;
Các loại thuốc chống loạn nhịp;
Thuốc Dantrolene.
Thuốc Diltiazem có khả năng sẽ tương tác thêm với những loại thuốc khác. Do đó, danh sách thuốc chúng tôi liệt kê trên đây, chưa thực sự đầy đủ. Khi có ý định kết hợp dùng thuốc Diltiazem với thuốc khác, hãy cho bác sĩ của bạn được biết. Bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn những lời khuyên, hướng dẫn cách phòng tránh tương tác thuốc.
Thận trọng
Khi dùng thuốc Diltiazem, người dùng nên chú ý một số điều sau:
Bệnh nhân bị suy thận, suy gan và người cao tuổi khi dùng thuốc cần phải cẩn trọng. Nồng độ hoạt chất có trong thuốc sẽ không đào thải tốt, dẫn đến tăng cao trong huyết tương. Do đó, cần phải có sự theo dõi kỹ lưỡng, gia giảm về liều dùng sao cho phù hợp ở nhóm bệnh nhân này.
Trường hợp bệnh nhân đang mang thai và đang cho con bú không nên dùng thuốc. Thuốc Diltiazem sẽ bài tiết qua sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Thuốc Diltiazem cũng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Trước khi có cuộc phẫu thuật gây mê, người bệnh nên báo cho bác sĩ ngoại khoa biết hiện tại đang sử dụng thuốc Diltiazem để phòng và trị cơn đau thắt ngực.
Cách xử lý khi dùng quá liều
Khi dùng thuốc Diltiazem với liều lượng vượt khuyến cáo, người dùng có thể sẽ gặp phải tình trạng ngộ độc thuốc. Một số dấu hiệu ngộ độc thuốc Diltiazem bao gồm:
Hạ huyết áp;
Chậm nhịp xoang;
Trụy tim mạch;
Rối loạn dẫn truyền ở nhĩ – thất.
Cách xử lý đối với trường hợp dùng thuốc quá liều đó là đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được bác sĩ cấp cứu. Thông thường, các biện pháp cấp cứu khi gặp trường hợp ngộ độc thuốc Diltiazem là: rửa ruột, bài niệu thẩm thấu, cho uống thuốc giải độc.
Một số loại thuốc giải độc trong trường hợp dùng thuốc Diltiazem quá liều là:
Canxi gluconate;
Glutagon;
Adrenaline;
Atropine.
Hãy nhớ rằng, dùng thuốc quá liều không những không giúp cho bệnh nhanh chóng thuyên giảm mà còn có thể gây ngộ độc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, người bệnh hãy dùng thuốc Diltiazem đúng với liều lượng bác sĩ đã chỉ định.
Bảo quản thuốc
Để thuốc Diltiazem không bị ẩm mốc, hư hỏng hoặc mất tác dụng, người dùng nên lưu ý một số điều sau khi bảo quản thuốc:
Bảo quản thuốc ở xa tầm tay trẻ em;
Bảo quản thuốc ở nơi sạch sẽ, khô thoáng, nhiệt độ không quá 30 độ C.
Bảo quản viên thuốc nguyên vẹn trong vỉ khi chưa có nhu cầu dùng đến. Để viên thuốc tiếp xúc một thời gian dài với không khí môi trường bên ngoài sẽ khiến thuốc dễ bị nhiễm khuẩn, ẩm mốc, dẫn đến mất tác dụng;
Nếu thuốc đã quá hạn sử dụng, người dùng không nên tiếp tục dùng và lưu trữ thuốc. Thuốc đã hết hạn không chỉ mất tác dụng mà còn có khả năng gây ngộ độc cho người dùng.
Một số thuốc biệt dược liên quan
Danh mục thuốc
- Thuốc tẩy trùng và khử trùng
- Thuốc gây mê, tê
- Thuốc giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ
- Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mãn
- Thuốc giải độc
- Vitamin và các chất vô cơ
- Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
- Chế phẩm máu - Dung dịch cao phân tử
- Dung dịch thẩm phân màng bụng
- Thuốc dùng chẩn đoán
-
Sinh phẩm miễn dịch
- Huyết thanh và Globulin miễn dịch
-
Vắc xin
- Vắc xin phòng Lao
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
- Vắc xin phối hợp phòng 5 Bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib
- Vắc xin phòng Sởi
- Vắc xin phòng Viêm gan B
- Vắc xin phòng Bại liệt
- Vắc xin phòng uốn ván
- Vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản
- Vắc xin phòng Thương hàn
- Vắc xin phòng Tả
- Vắc xin phòng Rubella
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Uốn ván
- Vắc xin phòng dại
- Vắc xin tổng hợp phòng 6 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Hib và Viêm gan B
- Vắc xin phòng bệnh viêm phổi và nhiễm khuẩn toàn thân do phế cầu Streptococcus
- Vắc xin polysaccharide phế cầu liên hợp với protein D của Haemophilus influenzae không định tuýp (NTHi)
- Vắc xin phối hợp phòng 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt
- Vắc xin phòng bệnh 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Hib
- Vắc xin phối hợp phòng bệnh 02 bệnh: Sởi - Rubella
- Vắc xin phòng Tiêu chảy do Rotavirus
- Vắc xin phòng Cúm mùa
- Vắc xin phòng Não mô cầu
- Vắc xin phòng Viêm màng não mủ
- Vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung
- Vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh: Sởi - Quai bị - Rubella
- Vắc xin phòng thủy đậu
- Vắc xin phòng Viêm gan A
- Vắc xin phòng bệnh do Hib
- Vắc xin phòng bệnh Sốt vàng
- Vắc xin 5 trong 1
-
Thuốc kháng sinh
- Thuốc trị giun, sán
-
Thuốc chống nhiễm khuẩn
- Thuốc nhóm beta- lactam
- Thuốc nhóm aminoglycoside
- Thuốc nhóm chloramphenicol
- Thuốc nhóm Nitroimidazol
- Thuốc nhóm lincosamid
- Thuốc nhóm macrolid
- Thuốc nhóm quinolone
- Thuốc nhóm sulfamid
- Thuốc nhóm nitrofuran
- Thuốc nhóm tetracyclin
- Thuốc chữa bệnh phong
- Thuốc chữa bệnh lao
- Thuốc dự phòng cho điều trị lao kháng đa thuốc
- Thuốc chống nấm
- Thuốc điều trị bệnh do động vật nguyên sinh
- Thuốc chống virus
- Thuốc nhóm penicillin
- Thuốc tác dụng đối với máu
- Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
- Thuốc tim mạch
- Thuốc đường tiêu hóa
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc điều trị bênh Gut và các bênh xương khớp
- Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ
- Thuốc điều trị đau nửa đầu
- Thuốc chống co giật động kinh
- Thuốc chống Parkinson
- Thuốc chống rồi loạn tâm thần
- Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
- Hormon, nội tiết tố, thuốc tránh thụ thai
- Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non
- Nhóm thuốc chuyên biệt chăm sóc cho trẻ sơ sinh thiếu tháng
- Thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng
- Thuốc ngoài da