Phẫu thuật mở xoang trán
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Tai Mũi Họng
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2012
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Phẫu thuật mở xoang trán
ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật mở xoang trán là phẫu thuật mặt trước của xoang trán để quan sát trực tiếp, lấy bỏ bệnh tích trong xoang, làm ống thông trán mũi khi bị tắc.
CHỈ ĐỊNH
Viêm xoang trán mạn đã điều trị nội khoa, khoan rửa xoang trán không kết quả.
Viêm xoang trán mạn tắc ống dẫn lưu mũi xoang tự nhiên.
Các u lành: polyp, u nang, u ác xoang trán.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Đang viêm cấp.
Các bệnh về máu, tim mạch, thần kinh.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa I Tai Mũi Họng trở lên.
Phương tiện
Dụng cụ: Bộ dụng cụ phẫu thuật xoang trán, máy hút.
Thuốc: giảm đau, tiền mê (nếu gây tê), cầm máu.
Người bệnh
Cạo lông mày bên phẫu thuật.
Hồ sơ bệnh án
Có đầy đủ các xét nghiệm
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Vô cảm
Gây tê vùng: hố chân bướm hàm, hõm thần kinh trên ổ mắt.
Gây tê tại chỗ: dọc theo đường rạch da.
Hoặc gây mê.
Kỹ thuật
Thì 1: Bộc lộ mặt trước xoang
Rạch da từ giữa gờ trên ổ mắt, dọc theo đường lông mày, cong xuống đến khóe trong ổ mắt.
Rạch tiếp cơ, cân, cốt mạc.
Bóc tách bộc lộ mặt trước xoang trán.
Thì 2: Phẫu thuật vào xoang
Dùng đục/ khoan phẫu thuật thành trước vào xoang một hốc có đường kính 1 - 1,5 cm (tùy theo kích thước xoang) ngay trên gờ trong cung lông mày.
Dùng kìm gặm xương/ khoan mở rộng tùy theo tình trạng, bệnh tích xoang.
Thì 3: Lấy bệnh tích
Quan sát, đánh giá bệnh tích trong xoang.
Lấy bệnh tích theo tổn thương, yêu cầu phẫu thuật.
Lưu ý thận trọng không làm rạn, vỡ thành sau và thành dưới xoang.
Thì 4: Làm ống thông trán - mũi
Tùy theo mức độ tắc ống thông trán mũi tự nhiên, nếu không có ống thông tự nhiên phải tạo 1 ống thông đủ rộng.
Đặt ống dẫn lưu trán - mũi, thường dùng 2 ống để tiện bơm rửa.
Thì 5: Đóng xoang
Nhét bấc thấm dầu - kháng sinh nếu cần.
Khâu vết mổ làm 2 lớp.
THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC
Thay băng ngoài sau 24 giờ.
Rút bấc hốc phẫu thuật hoặc mũi sau 48 giờ.
Cắt chỉ ngày thứ 7.
Làm thuốc hàng ngày đảm bảo dẫn lưu, tiệt khuẩn.
Bỏ ống dẫn lưu sau 3 - 6 tháng.
TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Trong phẫu thuật
Chảy máu.
Vỡ, thủng thành dưới xoang trán ngăn ổ mắt:
Nhét bấc chèn gelaspon cố định.
Cho kháng sinh, theo dõi tránh biến chứng viêm tấy ổ mắt.
Vỡ, thủng thành sau ngăn thùy trán:
Nhét bấc, chèn gelaspon cố định.
Nếu có rách màng não: chèn ép bằng cân cơ hoặc khâu màng não bị rách.
Cho kháng sinh, theo dõi tình trạng viêm màng não.
Sau phẫu thuật
Chảy máu vết mổ: cầm máu.
Nhiễm khuẩn vết mổ: điều trị kháng sinh.
Tuột ống dẫn lưu: cần cố định cho chắc khi phẫu thuật.
Phản ứng màng não: điều trị kháng sinh, theo dõi.
-
Tài liệu mới nhất
-
Chụp CL trở kháng điện để chuẩn độ AL dương cuối thì thở ra trong HC nguy kịch hô hấp cấp tính
15:41,31/01/2023
-
Các kịch bản lâm sàng của ứng dụng chụp cắt lớp trở kháng điện trong chăm sóc tích cực ở trẻ em
22:41,30/01/2023
-
Thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy so với thông khí bảo vệ phổi ở bệnh nhân ARDS
22:08,12/01/2023
-
Áp lực đẩy và áp lực xuyên phổi: Làm thế nào để chúng tôi hướng dẫn thông khí cơ học an toàn?
22:49,10/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Dinh dưỡng Việt Nam
20:54,09/01/2023
-
Giảm viêm phổi liên quan đến thở máy ở khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh
21:50,08/01/2023
-
Các chiến lược ngăn ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy,...
10:33,07/01/2023
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do vi rút Adeno ở trẻ em
21:16,06/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Điều dưỡng Việt Nam
20:31,05/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Hộ sinh Việt Nam
20:14,05/01/2023
-
Chụp CL trở kháng điện để chuẩn độ AL dương cuối thì thở ra trong HC nguy kịch hô hấp cấp tính