Phẫu thuật lấy nang rò khe mang II
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Tai Mũi Họng
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2012
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Phẫu thuật lấy nang rò khe mang II
ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật lấy nang và rò khe mang II là phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ đường rò khe mang II để tránh viêm tấy và áp xe vùng cổ tái phát.
CHỈ ĐỊNH
Nang và rò khe mang II.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Chống chỉ định tuyệt đối
Các bệnh lý nội khoa nặng, mất bù như: suy thận, các bệnh lý về máu.
Chống chỉ định tương đối
Đang có viêm tấy hoặc áp xe đường rò.
Người bệnh từ chối phẫu thuật.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng từ chuyên khoa I trở lên được đào tạo về phẫu thuật đầu cổ.
Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật phần mềm.
Thuốc tê (lidocain + adrenalin 1/10.000).
Người bệnh
Khám nội soi tai mũi họng, làm xét nghiệm đầy đủ:
Được chụp phim cắt lớp vi tính vùng mang cổ 2 tư thế coronal và axial.
Khám trước mổ: bác sĩ gây mê hồi sức.
Giải thích về cách thức phẫu thuật, tai biến có thể xảy ra.
Hồ sơ bệnh án
Hoàn thiện hồ sơ bệnh án theo như quy định chung.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra người bệnh
Vô cảm
Phẫu thuật thực hiện dưới gây mê toàn thân.
Tư thế
Người bệnh nằm ngửa, có gối độn vai, đầu ngửa tối đa.
Phẫu thuật viên chính đứng bên cần phẫu thuật, người phụ đứng bên đối diện và trên đầu.
Kỹ thuật
Tiêm tê dưới da theo đường ngang cổ quanh miệng lỗ rò bằng Medicain (Octocain) 1%.
Rạch da qua lớp cơ bám da, bóc vạt da lên trên và xuống dưới theo bình diện dưới cơ bám da cổ.
Bóc tách quanh lỗ rò tìm đường rò chạy trong máng cảnh, đường rò chạy lên ngang mức xương móng sẽ vào sâu nên thường phải rạch da đường thứ 2 ngang mức sừng lớn xương móng cùng bên để dễ lấy hết đường rò.
Đường rò chạy vào sâu đến amidan ở bờ trên sừng lớn xương móng, nên bóc tách đường rò đến bình diện sâu hơn sừng lớn xương móng thì kẹp và buộc thắt đường rò. Thắt đường rò bằng chỉ không tiêu 2-0 hoặc 3-0.
Một số tác giả khuyến cáo có thể cắt amidan bên có đường rò.
Đặt dẫn lưu kín, khâu da hai lớp.
THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC SAU MỔ
Rút dẫn lưu sau 48 giờ.
Thay băng hàng ngày.
Cắt chỉ sau 5-7 ngày.
TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Chảy máu: cần theo dõi vết mổ và bình dẫn lưu để phát hiện chảy máu. Nếu chảy máu nhiều cần mở lại hốc mổ để kiểm tra.
Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân.
-
Tài liệu mới nhất
-
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế
20:56,31/01/2023
-
Chụp CL trở kháng điện để chuẩn độ AL dương cuối thì thở ra trong HC nguy kịch hô hấp cấp tính
15:41,31/01/2023
-
Các kịch bản lâm sàng của ứng dụng chụp cắt lớp trở kháng điện trong chăm sóc tích cực ở trẻ em
22:41,30/01/2023
-
Thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy so với thông khí bảo vệ phổi ở bệnh nhân ARDS
22:08,12/01/2023
-
Áp lực đẩy và áp lực xuyên phổi: Làm thế nào để chúng tôi hướng dẫn thông khí cơ học an toàn?
22:49,10/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Dinh dưỡng Việt Nam
20:54,09/01/2023
-
Giảm viêm phổi liên quan đến thở máy ở khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh
21:50,08/01/2023
-
Các chiến lược ngăn ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy,...
10:33,07/01/2023
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do vi rút Adeno ở trẻ em
21:16,06/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Điều dưỡng Việt Nam
20:31,05/01/2023
-
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế