Quy trình xử lý các tai biến và sự cố xảy ra trong buồng oxy cao áp
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Phục hồi chức năng
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2019
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Quy trình xử lý các tai biến và sự cố xảy ra trong buồng oxy cao áp
Đại cương
Các tai bién trong quá trình điều trị ôxy cao áp rất hiếm khi xảy ra, Tuy nhiên, để đảm bảo cho quá trình điều trị cho người bệnh được an toàn tuyệt đối về sức khỏe, sinh mạng cho cả người bệnh và nhân viên y tế cần phải tuân thủ nghiêm ngặt nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật vê an toàn trong khi điều trị bằng ôxy cao áp nói chung và kỹ năng xử trí cấp cứu các tai biến trong quá trình điều trị người bệnh cũng như các khủng hoảng khác.
Phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc xử trí cấp cứu trong buồng
Chuẩn bị đầy đủ thuốc, dụng cụ y tế cần thiết cjho quá trình điều trị, cấp cứu, hồi sức cấp cứu người bệnh ở trong buồng ôxy cao áp:
Máy do huyết áp, tai nghe, bộ dụng cụ đặt nội khí quản, các điện cực, máy hút đạp chân, các thiết bị theo dõi chức năng sống từ trong buồng ra màn hình (monitoring) bên ngoài buồng.
Thuốc cấp cứu ban đầu mang theo vào trong buồng nhu adrenalin, giãn phế quản, corticoid.
Thuốc cấp cứu cho từng trường hợp người bệnh cụ thể như: dịch truyền, thuốc điều trị, tăng huyết áp, suy hô hấp, thuốc chống co giật và các thuốc khác. Các thuốc này sẽ được chuẩn bị sẵn ở bên ngoài buồng và chuyển vào trong buồng qua cửa sổ y tế khi có yêu câu.
Các chai thuốc bằng thủy tinh nhất thiết phải được mở nắp hoặc cắm kim thông khí trước khi đưa vào buồng, tốt nhất là dùng chai dịch truyền vỏ là plastic sẽ an toàn hơn.
Thành phần tham gia cấp cứu
Kíp nhân viên y tế ở trong buồng là lực lượng chủ chốt thực hiện cấp cứu
Kíp nhân viên y tế ngoài buồng bao gồm nhân viên vận hành buồng, bác sỹ chỉ huy cấp cứu và đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng khoa hồi sức cấp cứu.
Nếu cần thiết cần báo cáo lãnh đạo viện để cùng chỉ đạo, xử trí.
Các bước tiến hành xử trí cấp cứu
Xử trí ngừng tuần hoàn
Kiểm tra chức năng sống: mạch, huyết áp, điện tâm đồ, tần số thở, Sp02 trên monitoring , mức độ khó thở, tri giác...
Nếu có ngừng tim, ngừng thở thì phải tiến hành cấp cứu ngay theo đúng phác đồ cấp cứu ngừng tuần hoàn, ngừng hô hấp.
Tiến hành giảm áp theo quy trình và nhanh chóng đưa người bệnh trở lại khoa cấp cứu – hồi sức để điều trị tiếp
Xử trí cơ tăng huyết áp nặng
Kiểm tra chức năng sống: mạch, huyết áp, điện tâm đồ, tần số thở, Sp02 trên monitoring , mức độ khó thở, tri giác...
Khám lâm sàng:
Nghe tim, phổ để phát hiện dấu hiệu phù phổi cấp, hen tim.
Khám các dấu hiệu thần kinh để phát hiện các triệu chứng tai biến mạch máu não.
Xử trí
Kiểm soát huyết áp bằng các thuốc hạ áp như Nicardipin pha truyền tĩnh mạch bằng bơm tiêm điện (sử dụng acquy), ngậm dưới lưỡi Zestril, Lopril. Tùy từng trường hợp có thể phối hợp thêm các thuốc lợi tiểu, giãn mạch (nhóm nitrat). Trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải hạ huyết áp một cách từ từ, tránh giảm đột ngột. Nếu trong trường hợp có kíp hồi sức thì tiếp tục điều trị, hồi sức cho người bệnh. Nếu không có kíp hồi sức ở trong buồng( ở trong buồng đơn ngăn) thì tiến hành giảm áp đưa người bệnh ra ngoài xử trí tiếp
Nếu có dấu hiệu tai biến mạch máu não mới cấp trính ở trong buồng mà không có rối loạn về huyết động, hô hấp thì vừa kiểm soát huyết áp vừa tiếp tục liệu trình Oxy cao áp.
Xử trí suy hô hấp
Kiểm tra chức năng sống: mạch, huyết áp, điện tâm đồ, tần số thở, Sp02 trên monitoring , mức độ khó thở, tri giác...
Khám lâm sàng: Nghe phổi để phát hiện dấu hiệu co thắt phế quản như ral rít, ral ngáy.
Kiểm tra khí máu
Xử trí:
Nếu có co thắt phế quản thì cho thuốc giãn phế quản như : Ventolin, Combivent...
Nếu sau khi dùng thuốc giãn phế quản mà người bệnh không đỡ thì tiễn hành giảm áp theo quy trình đưa người bệnh về khoa Hồi sức tích cực điều trị tiếp
Ngộ độc Oxy cấp tính
Thường xảy ra khi người bệnh được điều trị bằng buồng cao áp đơn ngăn mà khí nén là ôxy nguyên chất hoặc sử dụng công nghệ thở ôxy liên tục dưới áp lực cao trong suốt thời gian điều trị.
Dấu hiệu lâm sàng:
Dấu hiệu sớm: người bệnh bồn chồn, lo âu, vã mô hôi.
Dấu hiệu muộn hơn là xuất hiện các cơn co giật giống cơn động kinh.
Nếu không xử trí kịp thời người bệnh có thể co thắt các cơ hô hấp dẫn đến ngừng thở
Xử trí:
Dùng ngay việc thở oxy, thông thường chỉ thở ôxy là người bệnh đã hết co giật.
Nếu người bệnh hết co giật thì cho người bệnh thở ôxy với lưu lượng thấp hơn.
Nếu trường hợp không hết co giật thì có thể cho thêm thuốc an thần. Sau đó tiến hành giảm áp theo quy trình cho người bệnh ra khỏi buồng. Thông thường, người bệnh ra khỏi buồng thì sẽ hết co giật.
Xử trí cháy nổ trong buồng cao áp
Thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng chống cháy nổ.
Hướng dẫn người bệnh nằm úp mặt xuống sàn buồng cao áp.
Nhân viên y tế ở ngoài buồng ngắt điện, khóa van ôxy vào buồng, tiến hành giảm áp, đưa người bệnh ra khỏi buồng.
Người điều khiển buồng từ bên ngoài nhanh chóng ấn nút xả nước ở bình cứu hỏa vào buồng, nhân viên y tế trong buồng dùng vòi xịt cầm tay để dập lửa.
-
Tài liệu mới nhất
-
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế
20:56,31/01/2023
-
Chụp CL trở kháng điện để chuẩn độ AL dương cuối thì thở ra trong HC nguy kịch hô hấp cấp tính
15:41,31/01/2023
-
Các kịch bản lâm sàng của ứng dụng chụp cắt lớp trở kháng điện trong chăm sóc tích cực ở trẻ em
22:41,30/01/2023
-
Thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy so với thông khí bảo vệ phổi ở bệnh nhân ARDS
22:08,12/01/2023
-
Áp lực đẩy và áp lực xuyên phổi: Làm thế nào để chúng tôi hướng dẫn thông khí cơ học an toàn?
22:49,10/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Dinh dưỡng Việt Nam
20:54,09/01/2023
-
Giảm viêm phổi liên quan đến thở máy ở khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh
21:50,08/01/2023
-
Các chiến lược ngăn ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy,...
10:33,07/01/2023
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do vi rút Adeno ở trẻ em
21:16,06/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Điều dưỡng Việt Nam
20:31,05/01/2023
-
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế