Cập nhật CĐ và ĐT bệnh trẻ em: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng
- Tác giả: ThS.Trần Thị Na
- Chuyên ngành: Nhi khoa
- Nhà xuất bản:bệnh viện nhi trung ương
- Năm xuất bản:2020
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng
ThS.Trần Thị Na
ĐẠI CƯƠNG
Một số khái niệm
Sàng lọc dinh dưỡng: là quá trình sàng lọc nhanh, đơn giản được thực hiện bởi tất cả nhân viên y tế nhằm mục tiêu phát hiện ra bệnh nhân có nguy cơ.
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD): Là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hóa sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Nó là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể.
Đánh giá TTDD: là việc diễn giải các số liệu thu thập được từ mỗi cá thể về lượng chất dinh dưỡng ăn vào và cách cơ thể sử dụng.
Tầm quan trọng của dánh giá tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân
TTDD tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khỏe. Đánh giá TTDD và sàng lọc nguy cơ rất cần thiết trong quá trình điều trị và phải thực hiện trong vòng 24h sau nhập viện bởi suy dinh dưỡng trong thời gian nằm viện làm tăng nguy cơ biến chứng, thời gian nằm viện và ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Mục tiêu của đánh giá dinh dưỡng:
Xác định xem trẻ có tăng trưởng và phát triển bình thường không?
Nhận định về TTDD: suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì hay bình thường
Đưa ra các hướng dẫn can thiệp dinh dưỡng kịp thời
Theo dõi, đánh giá, kiểm soát các kết quả của liệu pháp hỗ trợ dinh dưỡng
Yêu cầu của sàng lọc dinh dưỡng
Sàng lọc yếu tố nguy cơ phải thực hiện thường qui
Công cụ sàng lọc phải nhanh, đơn giản và dễ tiến hành.
Quá trình sàng lọc phải đủ độ nhạy để có thể phát hiện hầu hết các nguy cơ. Hầu hết các phương pháp sàng lọc đều dựa trên 4 vấn đề cơ bản: sụt cân gần đây, chế độ ăn gần đây, chỉ số khối cơ thể hiện tại, tình trạng nặng của bệnh.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ DINH DƯỠNG PHỔ BIẾN
Tới nay, chưa có một công cụ duy nhất nào được coi là hữu hiệu có độ nhạy và đặc hiệu cao để xác định TTDD vì vậy nên phối hợp nhiều phương pháp.
Đánh giá tính trạng dinh dưỡng bằng chỉ số nhân trắc
Ưu tiên sử dụng vì thuận tiện, đơn giản.
Mục đích xác định/ đo lường biến đổi về kích thước và cấu trúc cơ thể.
Các chỉ số nhân trắc gồm: cân nặng, chiều cao, chu vi vòng đầu, chu vi vòng cánh tay, vòng ngực, lớp mỡ dưới da. Ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì sử dụng các kích thước phù hợp với lứa tuổi để đánh giá.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong trường hợp đặc biệt
Ở bệnh nhi nặng, khó thực hiện đánh giá TTDD bằng cân nặng bởi sự thay đổi cân nặng do phù, sụt cân do mất nước. Ngoài ra, bệnh nhân hôn mê, cụt chi, động kinh, hay gù vẹo cột sống, xẹp đốt sống thì tiến hành đo các chỉ số: chiều dài đầu gối, chiều dài sải tay, MUAC, chu vi vòng bắp chân để đánh giá gián TTDD.
Để đo gián tiếp chiều cao: đo chiều dài xương cẳng chân, chiều dài sải tay, chiều dài cẳng tay.
Để đo gián tiếp BMI: đo chu vi vòng cánh tay.
Công thức tính chiều cao cho bệnh nhân từ chiều dài xương cẳng chân
Trai: Chiều cao (cm) = 64.19 – (0.04 x tuổi (năm) + (2.02 xchiều dài xương cẳng chân)
Gái: Chiều cao (cm) = 84.88 – (0.24 x tuổi (năm) + (1.83 x chiều dài xương cẳng chân)
Công thức tính chiều cao cho bệnh nhân từ chiều dài xương sải tay
Trai: chiều cao cơ thể (cm)= 1,40 x chiều dài sải tay trái + 57,8
Gái: chiều cao cơ thể (cm)= 1,35 x chiều dài sải tay trái + 60,1
Cân cho bệnh nhân bị cắt cụt chi: cân như với trẻ bình thường sau đó tính cân nặng của bệnh nhân dựa vào công thức điều chỉnh với phần bị cụt:
Ước tính cân nặng lý tưởng = ((100 - % cắt cụt)/100) x ước tính cân nặng lý tưởng theo chiều cao
Bảng 1. Tỷ lệ trọng lượng cơ thể theo các phần của cơ thể
Thành phần cơ thể |
|
|
Đầu |
8% |
|
Chi trên |
Cánh tay |
2.7% |
Cẳng tay |
1.6% |
|
Bàn tay |
0.7% |
|
Chi dưới |
Đùi |
10,1% |
Cẳng chân |
4.4% |
|
Bàn chân |
1.5% |
|
Bụng ngực |
|
50% |
Xét nghiệm cận lâm sàng
Protein: loại có thời gian bán hủy ngắn như pre-albumin (t1/2 = 2 ngày), retinol-binding protein (t1/2 = 10 h) dùng đánh giá thay đổi cấp tính của TTDD.
Tổng nitrogen trong nước tiểu và cân bằng nitrogen
Đánh giá hàng ngày cân bằng nitrogen ở bệnh nhân nặng nhằm đánh giá hiệu quả của điều trị dinh dưỡng, tình trạng chuyển hóa và khả năng tổng hợp protein. Nhu cầu protein: Protein (g/kg/ngày)= 6,25* nitrogen qua nước tiểu.
Các xét nghiệm khác
Trường hợp bệnh nặng kéo dài, đánh giá nồng độ yếu tố vi lượng rất quan trọng, vì giảm lượng chất dinh dưỡng và tăng nhu cầu có thể dẫn đến thiếu hụt.
Triglycerid nên theo dõi khi áp dụng liệu phát dinh dưỡng điều trị.
Phương pháp nội tiết Glucose/Insulin:tăng sau khi giảm ban đầu phản ánh sự chuyển đổi từ dị hóa sang đồng hóa.
Hocmon tuyến giáp: thay đổi nồng độ hocmon tuyến giáp là kết quả của cạn kiệt năng lượng ở bệnh nhân nặng.
IGF-1: là hocmon của quá trình đồng hóa, thời gian bán hủy ngắn nên đáp ứng nhanh với thay đổi TTDD.
Quy trình đánh giá và sàng lọc nguy cơ (sơ đồ 1)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Jessie M Hulst. Assessment of Critically Ill Children: the search for practical tools. Netherlands Journal of Critical Care. 2003; 12:363-368.
Heyland DK et al. Identifying critically ill patients who benefit the most from nutrition therapy: the development and initial validation of a novel risk assessment tool. Critical Care. 2011;15(6):R268
Kondrup J, et al. ESPEN Guidelines for nutrition screening. Clin Nutr. 2003;22:415-21
Yeoun Joo Lee. Nutritional Screening Tools among Hospitalized Children: from Past and to Present. Pediatr Gastroenterol Hepatol Nutr. 2018 April 21(2):79-85
-
Tài liệu mới nhất
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn
22:55,07/02/2023
-
Đánh giá cập nhật về chiến lược thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy và ứng dụng lâm sàng của nó
22:28,07/02/2023
-
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế
20:56,31/01/2023
-
Chụp CL trở kháng điện để chuẩn độ AL dương cuối thì thở ra trong HC nguy kịch hô hấp cấp tính
15:41,31/01/2023
-
Các kịch bản lâm sàng của ứng dụng chụp cắt lớp trở kháng điện trong chăm sóc tích cực ở trẻ em
22:41,30/01/2023
-
Thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy so với thông khí bảo vệ phổi ở bệnh nhân ARDS
22:08,12/01/2023
-
Áp lực đẩy và áp lực xuyên phổi: Làm thế nào để chúng tôi hướng dẫn thông khí cơ học an toàn?
22:49,10/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Dinh dưỡng Việt Nam
20:54,09/01/2023
-
Giảm viêm phổi liên quan đến thở máy ở khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh
21:50,08/01/2023
-
Các chiến lược ngăn ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy,...
10:33,07/01/2023
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn