Xử trí cấp cứu sốc
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2014
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Xử trí cấp cứu sốc
Đại cương
Sốc là bệnh cảnh hay gặp chính của khoa Cấp cứu và Hồi sức. Đặc điểm sinh lý bệnh chính của sốc là giảm tưới máu hệ thống của toàn cơ thể dẫn tới giảm cung cấp oxy cho các mô cơ thể. Từ đó dẫn tới sự mất cân bằng giữa cung cấp và trao đổi oxy, thiếu oxy tế bào gây tăng chuyển hóa yếm khí, tăng giải phóng ra các chất trung gian, độc tố phù tế bào, hoạt hóa các phản ứng viêm. Ban đầu tình trạng thiếu oxy này có thể hồi phục, nhưng rất nhanh chóng sẽ không hồi phục hậu quả là chết tế bào, tổn thương cơ quan đích, suy đa tạng và tử vong. Do vậy quan trọng nhất là phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Chẩn đoán
Triệu chứng chung của sốc
Phát hiện sớm các dấu hiệu về sốc: mạch nhanh, tụt HA, thiểu niệu, thay đổi về ý thức, toan chuyển hóa, da lạnh, vã mồ hôi, nổi vân tím
Ý thức hốt hoảng do giảm lượng máu lên não, có thể có cơn ngất. Ở giai đoạn muộn có thể lơ mơ, hôn mê
< 40 mmHg so với HA nền. Biểu hiện sớm hơn là tụt HA tư thế.
Thiểu niệu: giảm lưu lượng máu tới thận gây giảm mức lọc cầu thận, giai đoạn sớm suy thận chức năng giai đoạn muộn gây hoại tử ống thận suy thận thực tổn.
Thở nhanh sau do tăng chuyển hóa hoặc do toan chuyển hóa
Da lạnh, ẩm do co mạch, trong sốc nhiễm khuẩn do giãn mạch thường có thể có nổi vân tím
Bụng chướng dần do giảm tưới máu tạng trong ổ bụng, thiếu máu mạc treo
Toan chuyển hóa: do chuyển hóa yếm khí sinh lactic, và mất khả năng thanh lọc lactate của gan, thận, cơ…vv. Các triệu chứng nguyên nhân gây sốc:
Sốc giảm thể tích: ỉa chảy, mất máu, chấn thương…
Sốc tim: đau ngực, gan to tĩnh mạch cổ nổi, phù chi dưới, rale phổi
Sốc nhiễm khuẩn: sốt, thể trạng nhiễm trùng nhiễm độc, viêm phổi, áp xe tay chi, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng trong ổ bụng
Sốc phản vệ như các biểu hiện dị ứng, tiền sử dùng thuốc..vv - Sốc tắc nghẽn: nhồi máu phổi lớn, huyết khối tĩnh mạch sâu.
Xét nghiệm đánh giá tình trạng sốc
Khí máu: đánh giá tình trạng toan máu
Acid lactic để đánh giá tình trạng tưới máu mô
Xét nghiệm đánh giá tổn thương cơ quan đích: chức năng gan thận, đông máu, hô hấp..vv
Phân loại các loại sốc:
Sau khi đã nhận ra tình trạng sốc, phải nhanh chóng phân loại và tìm nguyên nhân gây sốc.
Có 4 loại sốc chính
Sốc giảm thể tích: giảm thể tích tuần hoàn (ỉa chảy, mất máu, bỏng, ..vv) làm giảm tiền gánh giảm cung lượng tim, tụt HA. Cơ thể sẽ phản ứng lại bằng tăng nhịp tim, co mạch máu để duy trì HA tưới máu cho những tạng quan trọng như não, tim, phổi, thận. Triệu chứng lâm sàng thường nhịp tim nhanh, nhợt nhạt, lạnh nhợt đầu chi, vã mồ hôi, mất nước, tụt HA tư thế.
Sốc tim: giảm cung lượng tim (NMCT, viêm cơ tim…vv) gây tụt HA, cơ thể cũng phản ứng lại bằng cách co mạch, thể tích tuần hoàn trong trường hợp này có thể bình thường hoặc tăng. Triệu chứng thường là suy tim như gan to tĩnh mạch cổ nổi, phù phổi, đầu chi lạnh nhợt do co mạch, đau ngực, tim nghe có tiếng thổi.
Sốc giãn mạch: giãn mạch hệ thống do các yếu tố trung gian hoạt mạch, độc tố (vd sốc nhiễm khuẩn, sốc phản vệ ..) cơ thể cũng phản ứng lại bằng cách tăng nhịp tim để duy trì HA. Thể tích tuần hoàn có thể thiếu hoặc bình thường. Triệu chứng thường là tăng nhịp tim, giãn mạch đầu chi, nổi vân tím, thể trạng nhiễm trùng nhiễm độc hoặc có yếu tố dị ứng kèm tho
Sốc tắc nghẽn: nhồi máu phổi, hoặc ép tim cấp làm tim không thể tống máu vào đại tuần hoàn. Triệu chứng chủ yếu ứ trệ tuần hoàn tim phải như khó thở, gan to tĩnh mạch cổ nồi phù đồng thời có giảm tưới máu đầu chi.
Sốc giai đoạn muộn: Cho dù bất kể do nguyên nhân gì nếu để muộn đều dẫn tới tình trạng hôn mê, giảm cung lượng tim, giãn mạch, thể tích tuần hoàn giảm hoặc tăng, tổn thương đa tạng, toan chuyển hóa và tử vong.
Bảng 1. Các đặc điểm sinh lý của các loại sốc
Phân loại sốc |
CI |
SVR |
PVR |
SvO2 |
RAP |
RVP |
PAP |
PaOP |
|
Sốc tim (ví dụ NMCT hay ép tim) |
↓ |
↑ |
N |
↓ |
↑ |
↑ |
↑ |
↑ |
|
|
|
||||||||
Sốc giảm thể tích (vd mất máu) |
↓ |
↑ |
N |
↓ |
↓ |
↓ |
↓ |
|
↓ |
Sốc phân bố (vd sốc phản vệ, sốc nhiễm khuẩn) |
N - ↑ |
↓
|
N |
N - ↑ |
N - ↑ |
N - ↑ |
N - ↑ |
|
N - ↓ |
Sốc tắc nghẽn (vd tắc đm phổi) |
↓ |
N - ↑ |
↑ |
N - ↓ |
↑ |
↑ |
↑ |
|
N - ↓ |
CI: chỉ số tim PVR: sức cản mạch phổi RAP: áp lực nhĩ phải PAOP: áp lực đm phổi bít, N bình thường |
SVR: sức cản mạch hệ thống SvO2: bão hòa oxy tm pha trộn PAP áp lực đm phổi |
|
Cách tiếp cận bệnh nhân sốc
Khi nhận ra bệnh nhân sốc, phải tiến hành hồi sức ngay đồng thời tìm hiểu hỏi tiền sử, khám lâm sàng tìm các triệu chứng gợi ý, và làm các xét nghiệm khẳng định tình trạng và nguyên nhân gây sốc.
Thăm dò huyết động đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán, theo dõi, và điều trị sốc đặc biệt trong những trường hợp sốc hỗn hợp và sốc ở giai đoạn muộn, nhiều yếu tố nhiễu ảnh hưởng tới triệu chứng
Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm: đánh giá tiền gánh thất phải, gián tiếp đánh giá tiền gánh thất trái.
Siêu âm tim: đánh giá chức năng tim, loại trừ nhanh ép tim cấp, các máy siêu âm tim hiện đại còn có thể đánh giá được cung lượng tim.
Đặt catheter Swan Ganz hoặc PiCCO: đánh giá tiền gánh thất trái (áp lực mao mạch phổi bít), đo được cung lượng tim, đo được sức cản mạch hệ thống (hậu gánh). Riêng với PiCCO còn có thể đo được lượng nước trong phổi.
Xử trí bệnh nhân sốc
Ổn định chức năng sống: Đảm bảo oxy hóa máu (thở oxy, đặt NKQ, TKNT), kiểm soát đường thở và đặt NKQ sớm nếu bệnh nhân hôn mê trong tình trạng sốc, đặt đường truyền tĩnh mạch cỡ lớn hoặc catheter tĩnh mạch trung tâm, truyền dịch theo áp lực TMTT, lấy máu làm xét nghiệm: công thức máu, chức năng gan thận, cấy máu.
Các biện pháp hồi sức huyết động
Đặt ống thông TMTT duy trì CVP từ 11 tới 16 cmH20 truyền dịch muối đẳng trương, cao phân tử hay máu tùy tình trạng và loại sốc.
Nếu HA không cải thiện cân nhắc sử dụng các thuốc trợ tim và co mạch Bảng 2. Cơ chế tác động của các thuốc trợ tim và co mạch
Loại thuốc |
Liều truyền |
CO |
MAP |
SVR |
||
Co mạch |
|
|||||
Noradrenaline |
0,05-0,5 mcg/kg/phút |
-/+ |
++ |
+ + + |
||
Dopamine |
5-20 mcg/kg/phút |
++ |
+ |
+ + |
||
Adrenaline |
0,05-2 mcg/kg/phút |
++ |
++ |
+ + + |
||
Phenylephrine |
2-10 mcg/kg/phút |
0 |
++ |
+ + + |
||
Vasopressin |
0,04 đơn vị/phút |
0 |
+++ |
+ + + |
||
Co bóp cơ tim |
|
|||||
Dobutamine
|
2,5-10 mcg/kg/phút |
+++ |
-/+
|
-/0 |
||
CO: cung lượng tim MAP: HA trung bình SVR: sức cản mạch hệ thống |
|
|||||
Điều trị đặc hiệu cho từng loại sốc
Sốc giảm thể tích: bù đủ khối lượng tuần hoàn, ngăn chặn nguồn mất, cầm máu…
Sốc tim: trợ tim, bơm bóng ngược động mạch chủ, đặt thiết bị hỗ trợ thất..vv. Can thiệp mạch vành, dùng thuốc chống đông, chống ngưng tập tiểu cầu nếu NMCT
Sốc phản vệ: dùng sớm adrenaline nếu có rối loạn huyết động, corticoid, loại trừ dị nguyên khỏi cơ thể
Sốc nhiễm trùng: dùng kháng sinh sớm, loại trừ ổ nhiễm khuẩn, liệu pháp điều trị sớm theo mục tiêu
Sốc tắc nghẽn: chọc tháo dịch màng ngoài tim..vv
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Current Emergency Diagnosis & Treatment, 5th Edition. The McGrawHill Companies 2004.
-
Tài liệu mới nhất
-
Chụp CL trở kháng điện để chuẩn độ AL dương cuối thì thở ra trong HC nguy kịch hô hấp cấp tính
15:41,31/01/2023
-
Các kịch bản lâm sàng của ứng dụng chụp cắt lớp trở kháng điện trong chăm sóc tích cực ở trẻ em
22:41,30/01/2023
-
Thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy so với thông khí bảo vệ phổi ở bệnh nhân ARDS
22:08,12/01/2023
-
Áp lực đẩy và áp lực xuyên phổi: Làm thế nào để chúng tôi hướng dẫn thông khí cơ học an toàn?
22:49,10/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Dinh dưỡng Việt Nam
20:54,09/01/2023
-
Giảm viêm phổi liên quan đến thở máy ở khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh
21:50,08/01/2023
-
Các chiến lược ngăn ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy,...
10:33,07/01/2023
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do vi rút Adeno ở trẻ em
21:16,06/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Điều dưỡng Việt Nam
20:31,05/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Hộ sinh Việt Nam
20:14,05/01/2023
-
Chụp CL trở kháng điện để chuẩn độ AL dương cuối thì thở ra trong HC nguy kịch hô hấp cấp tính