Rối loạn đông máu
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2019
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Rối loạn đông máu
ĐẠI CƯƠNG
Hệ thống đông cầm máu có vai trò bảo vệ sự toàn vẹn của mạch máu bằng cách tạo thành các sợi huyết (fibrin) nút chặn nơi thành mạch bị tổn thương giúp cho máu không thoát ra ngoài thành mạch(chảy máu).
Trong bệnh lý nội ngoại khoa khi hệ thống đông máu bị rối loạn (tăng hoặc giảm 1 hoặc nhiều yếu tố đông máu) sẽ dẫn đến chảy máu không cầm được hoặc tắc mạch gây hoại tử và tổn thương các cơ quan trực thuộc mạch máu bị tắc.
Chảy máu không cầm do rối loạn đông máu là một biến chứng cần phải được điều trị khẩn trương tích cực để phòng ngừa choáng mất máu dễ gây tử vong trong chấn thương hoặc bệnh lý nội khoa.
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁCH XỬ TRÍ CÁC NGUYÊN NHÂN CHẢY MÁU DO RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU
Chảy máu do giảm tiểu cầu
Đặc điểm lâm sàng: thường xảy ra tự phát hoặc do chấn thương, thường biểu hiện bằng các nốt xuất huyết dưới da hoặc mảng bầm ở tay, chân, ngực, bụng, nặng hơn là chảy máu mũi, răng, chảy máu đường tiêu hoá, rong kinh hoặc chảy máu ở hệ thần kinh trung ương.
Chẩn đoán dương tính:
Số lượng tiểu cầu giảm, PT và APTT bình thường.
Xử trí:
Truyền tiểu cầu đậm đặc 10 đơn vị mỗi lần, lặp lại nếu vẫn còn chảy máu.
Thuốc cầm máu: Transamin 0,25g 2 ống tiêm tĩnh mạch 2 lần mỗi ngày liên tục cho đến khi hết chảy máu.
Chảy máu do thiếu hụt yếu tố đông máu
Đặc điểm lâm sàng: thường xảy ra tự nhiên hoặc sau chấn thương nhẹ biểu hiện bằng mảng bầm máu dưới da hoặc chảy máu đường tiêu hoá, tiết niệu, rong kinh, chảy máu vùng mũi họng hoặc hệ thần kinh trung ương
Chẩn đoán dương tính và xử trí:
PT kéo dài, APTT bình thường: Truyền huyết tương tươi đông lạnh 15ml/kg lặp lại nếu vẫn còn chảy máu.
APTT kéo dài, PT bình thường: Định lượng yếu tố VIII và IX.
Nếu giảm yếu tố VIII: truyền kết tủa lạnh 10 đến 15 khối mỗi lần, lặp lại mỗi 12 giờ cho đến khi hết chảy máu.
Nếu giảm yếu tố IX: truyền huyết tương tươi đông lạnh 15ml/kg lặp lại nếu cần
Nếu không định lượng dược yếu tố VIII và yếu tố IX: truyền kết tủa lạnh và huyết tương tươi đông lạnh, liều lượng như trên.
PT và APTT kéo dài: truyền huyết tương tươi đông lạnh 15ml/kg lặp lại nếu cần.
Nếu định lượng fibrinogen giảm: truyền thêm kết tủa lạnh 3 đến 6 khối tùy mức độ thiếu hụt, lặp lại nếu cần.
Nếu không định lượng được fibrinogen: Truyền kết tủa lạnh và huyết tương tươi đông lạnh liều lượng như trên.
Thuốc cầm máu: Transamin 0,250g 2 ống tiêm tĩnh mạch 2 lần mỗi ngày cho đến khi hết chảy máu ( dùng cho tất cả các trường hợp chảy máu ở trên).
-
Tài liệu mới nhất
-
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế
20:56,31/01/2023
-
Chụp CL trở kháng điện để chuẩn độ AL dương cuối thì thở ra trong HC nguy kịch hô hấp cấp tính
15:41,31/01/2023
-
Các kịch bản lâm sàng của ứng dụng chụp cắt lớp trở kháng điện trong chăm sóc tích cực ở trẻ em
22:41,30/01/2023
-
Thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy so với thông khí bảo vệ phổi ở bệnh nhân ARDS
22:08,12/01/2023
-
Áp lực đẩy và áp lực xuyên phổi: Làm thế nào để chúng tôi hướng dẫn thông khí cơ học an toàn?
22:49,10/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Dinh dưỡng Việt Nam
20:54,09/01/2023
-
Giảm viêm phổi liên quan đến thở máy ở khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh
21:50,08/01/2023
-
Các chiến lược ngăn ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy,...
10:33,07/01/2023
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do vi rút Adeno ở trẻ em
21:16,06/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Điều dưỡng Việt Nam
20:31,05/01/2023
-
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế