Bài giảng Quy trình truyền dịch bằng máy truyền dịch
- Tác giả: Bệnh viện Bạch Mai
- Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu
- Nhà xuất bản:Bệnh viện Bạch Mai
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng Quy trình truyền dịch bằng máy truyền dịch
CHỈ ĐỊNH:
Kiểm soát lượng dịch truyền vào cơ thể người bệnh.
Duy trì đường truyền với tốc độ thấp.
CHUẨN BỊ:
Điểu dưỡng, kĩ thuật viên, nhân viên y tế.
Dụng cụ:
Máy truyền dịch, dây điện nguồn, cọc truyền.
Dây truyền, ba chạc, bông cồn, găng tay.
Khay chữ nhật, khay quả đậu.
Hộp chống sốc.
Bệnh nhân.
Hồ sơ bệnh án.
TIẾN HÀNH:
Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang.
Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu.
Giải thích, động viên, thông báo cho người bệnh.
Giúp người bệnh nằm ở tư thế thích hợp, đo mạch- nhiệt độ- huyết áp.
Pha thuốc vào chai dịch theo chỉ định và treo lên cọc truyền.
Gắn máy truyền dịch lên cọc truyền, cắm nguồn điện vào máy, cắm dây truyền vào chai dịch, đuổi khí.
Ấn giữ nút “POWER” (Máy tự kiểm tra).
Nắp dây truyền vào máy, đóng cửa.
Đặt tốc độ truyền (ml/ giờ), đặt thể tích dịch truyền (ml) bằng phím (<<>> <> <<>> <>) nhấn phím SELECT để chọn.
Sát khuẩn và kết nối với đường truyền đến bệnh nhân, nhấn phím START để bắt đầu truyền dịch.
Thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay, ghi phiếu theo dõi truyền dịch.
Hoàn tất truyền dịch:
Khi đèn COMPLETION nháy kèm chuông báo: ấn phím START/ STOP/SILENCE để tắt chuông cảnh báo.
Ấn START/STOP/SILENCE 1 lần nữa để kết thúc quá trình truyền dịch.
Ấn phím POWER để tắt máy, mở cửa máy, tháo bỏ đường truyền, vệ sinh máy và cất vào nơi quy định.
BÁO ĐỘNG VÀ CÁCH XỬ LÝ:
Đèn AIR nháy đỏ, chuông báo:
Đuổi khí trong dây truyền.
Lắp lại dây truyền vào máy cho đúng hoặc thay loại dây truyền khác.
Mở máy và vệ sinh bên trong.
Đèn OCCLUTION nháy kèm chuông cảnh báo:
Tắt máy và xử lý nơi bị tắc trên dây truyền.
Mở khóa của dây truyền.
Đèn FLOW ERR nháy đỏ kèm chuông cảnh báo:
Tắt chuông, đặt lại số giọt/ml thích hợp với dây truyền.
Kiểm tra lại cách lắp bộ phận đếm giọt vào khoang đếm giọt.
Thay dây truyền mới.
Đèn EMPTY nháy đỏ kèm chuông cảnh báo:
Thay chai dịch mới.
Xử lý nơi tắc nghẽn.
Kiểm tra, lau bộ phận đếm giọt.
Đèn COMPLETION nháy vàng kèm chuông cảnh báo:
Xóa tổng dịch nếu muốn truyền tiếp.
Tắt máy nếu muốn kết thúc truyền.
Đèn DOOR nháy đỏ kèm chuông cảnh báo:
Đóng cửa bơm lại.
Đèn BATTERY nháy kèm chuông cảnh báo:
Cắm điện, nạp đầy ắc qui.
-
Tài liệu mới nhất
-
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế
20:56,31/01/2023
-
Chụp CL trở kháng điện để chuẩn độ AL dương cuối thì thở ra trong HC nguy kịch hô hấp cấp tính
15:41,31/01/2023
-
Các kịch bản lâm sàng của ứng dụng chụp cắt lớp trở kháng điện trong chăm sóc tích cực ở trẻ em
22:41,30/01/2023
-
Thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy so với thông khí bảo vệ phổi ở bệnh nhân ARDS
22:08,12/01/2023
-
Áp lực đẩy và áp lực xuyên phổi: Làm thế nào để chúng tôi hướng dẫn thông khí cơ học an toàn?
22:49,10/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Dinh dưỡng Việt Nam
20:54,09/01/2023
-
Giảm viêm phổi liên quan đến thở máy ở khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh
21:50,08/01/2023
-
Các chiến lược ngăn ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy,...
10:33,07/01/2023
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do vi rút Adeno ở trẻ em
21:16,06/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Điều dưỡng Việt Nam
20:31,05/01/2023
-
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế