Bài giảng Quy trình nội soi dạ dày- tá tràng điều trị chảy máu do ổ loét bằng tiêm xơ
- Tác giả: Bệnh viện Bạch Mai
- Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu
- Nhà xuất bản:Bệnh viện Bạch Mai
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng Quy trình nội soi dạ dày- tá tràng điều trị chảy máu do ổ loét bằng tiêm xơ
ĐẠI CƯƠNG/ĐỊNH NGHĨA
Cầm máu do loét dạ dày tá tràng đang chảy máu hoặc để điều trị chảy máu tái phát trên những thương tổn vừa chảy máu có nguy cơ chảy máu lại
CHỈ ĐỊNH
Các trường hợp chảy máu do loét dạ dày tá tràng: đang chảy hoặc có cục máu đỏ.
Tình trạng huyết động ổn định
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Các chống chỉ định tương đối:
Rối loạn huyết động
Có dấu hiệu viêm phúc mạc
Có dấu hiệu thủng tạng rỗng
Rối loạn đông máu nặng
Bệnh nhân từ chối nội soi dạ dày tá tràng.
CHUẨN BỊ
Cán bộ chuyên khoa
01 bác sĩ và 03 điều dưỡng đã được đào tạo
Phương tiện
Dụng cụ
01 ống nội soi can thiệp: Ống nội soi có kênh can thiệp đủ rộng (đường kính 10F ~ 3,7mm), đường hút có thể hút được máu hoặc cục máu đông.
01 màn hình kết nối với hệ thống monitor của máy soi
01 hệ thống bình hút kín
Nước cất sạch 1000ml
Natriclorua 0,9% 1000ml
01 bơm tiêm 50ml để bơm rửa
01 bơm tiêm 1ml, 5ml hoặc 10ml để lấy thuốc tiêm xơ
Kim tiêm cầm máu qua ống nội soi phải bơm thuốc qua ống thông trước.
Thuốc cầm máu
Polidocanol 1%.
Cồn tuyệt đối.
Dung dịch NaCl ưu trương.
Adrenalin 1/10.000, thường dùng hơn.
Người bệnh
Rửa dạ dày bằng NaCl 0,9% lạnh trước khi soi dạ dày.
Nằm nghiêng trái.
Cần phải đặt ống nội khí quản khi bệnh nhân không bảo vệ được đường thở.
Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên cho bệnh nhân
Hồ sơ bệnh án
Theo quy định chung
Các xét nghiệm
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Soi toàn bộ dạ dày, hành tá tràng thấy thương tổn. Chú ý loét mặt sau hành tá tràng và loét miệng nối chảy máu dễ có biến chứng thủng.
Khi thấy thương tổn không nên lấy cục máu đỏ trên ổ loét vì rất nguy hiểm.
Ống nội soi luôn ở tư thế thẳng, khi đưa kim qua ống can thiệp.
Khi nhìn thấy đầu ống thông ở trong dạ dày thì đưa ống đến trước ổ loét xác định vị trí tiêm. Sau đó y tá phụ mới đẩy kim ra khỏi ống thông.
Nếu ổ loét nhỏ chảy máu, tiêm khoảng 2ml dung dịch cầm máu.
Ổ loét lớn từ 5-10mm tiêm từ 0,2-0,5ml/ 1 mũi. Tiêm từ 4-6 mũi xung quanh điểm chảy máu cách điểm chảy máu 2mm.
Chỉ tiêm ổ loét chảy máu, khi ổ loét trắng ra và không chảy nữa đó là dấu hiệu tốt.
Kim tiêm không dài quá 4 mm. Khi rút kim ra khỏi ống nội soi phải để đầu kim nằm trong ống thông.
Sau khi tiêm, phối hợp điều trị nội khoa cho người bệnh.
Ăn lỏng nguội.
Thuốc kháng H2 hay omeprazol.
Bọc niêm mạc.
Kháng sinh.
Soi kiểm tra trong vòng 5-7 ngày sau. Nếu chảy máu tái phát sớm có thể tiêm lại nhưng cần thận trọng hơn.
THEO DÕI
Dấu hiệu lâm sàng:
Mạch, huyết áp, SPO2, nhịp thở, nhiệt độ
Tình trạng ổ bụng: đau bụng, co cứng bụng.
Dấu hiệu phân: màu sắc và số lượng phân
Dấu hiệu cận lâm sàng
Công thức máu
Các xét nghiệm đông máu
XỬ TRÍ TAI BIẾN
Trào ngược vào phổi: soi hút phế quản.
Đưa máy nhầm vào khí quản: phải rút máy ra, đưa lại vào thực quản.
Thủng dạ dày: phẫu thuật.
Không cầm được ổ loét chảy máu: phẫu thuật.
-
Tài liệu mới nhất
-
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế
20:56,31/01/2023
-
Chụp CL trở kháng điện để chuẩn độ AL dương cuối thì thở ra trong HC nguy kịch hô hấp cấp tính
15:41,31/01/2023
-
Các kịch bản lâm sàng của ứng dụng chụp cắt lớp trở kháng điện trong chăm sóc tích cực ở trẻ em
22:41,30/01/2023
-
Thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy so với thông khí bảo vệ phổi ở bệnh nhân ARDS
22:08,12/01/2023
-
Áp lực đẩy và áp lực xuyên phổi: Làm thế nào để chúng tôi hướng dẫn thông khí cơ học an toàn?
22:49,10/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Dinh dưỡng Việt Nam
20:54,09/01/2023
-
Giảm viêm phổi liên quan đến thở máy ở khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh
21:50,08/01/2023
-
Các chiến lược ngăn ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy,...
10:33,07/01/2023
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do vi rút Adeno ở trẻ em
21:16,06/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Điều dưỡng Việt Nam
20:31,05/01/2023
-
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế