Bài giảng Quy trình kỹ thuật hút đờm cho bệnh nhân sau đặt NKQ, mở khí quản bằng sond hút đờm thường
- Tác giả: Bệnh viện Bạch Mai
- Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu
- Nhà xuất bản:Bệnh viện Bạch Mai
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng Quy trình kỹ thuật hút đờm cho bệnh nhân sau đặt nội khí quản, mở khí quản bằng sond hút đờm thường
ĐỊNH NGHĨA:
Hút đờm là một kĩ thuật đưa ống sông qua ống NKQ,MKQ hút sạch đờm trong ống NKQ, MKQ và trong khí quản của bệnh nhân. Đây là một kỹ thuật rất cơ bản trong hồi sức cấp cứu nhằm khai thông và kiểm soát đường thở người bệnh đã đặt ống NKQ,MKQ .
MỤC ĐÍCH:
Làm sạch dịch tiết để khai thông đường thở, duy trì sự thông thoáng.
Lấy dịch tiết phục vụ cho các mục đích chuẩn đoán.
Phòng nhiễm khuẩn và xẹp phổi do ứ đọng đờm.
Kích thích phản xạ ho.
CHỈ ĐỊNH:
Bệnh nhân có nhiều đờm dãi. không có khả năng khạc đờm như liệt hầu hang liệt cơ hô hấp
Trẻ nhỏ bị sặc bột , người bệnh hít phải chất nôn
Trẻ sơ sinh mới đẻ
Cho bệnh nhân có đặt ống NKQ hoặc MKQ
Lấy bệnh phẩm để xét nghiệm.
Trước khi rút NKQ.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Không có chống chỉ định tuyệt đối.
Những chống chỉ định tương đối liên quan đến các nguy cơ trong hút đờm.
CHUẨN BỊ:
Nhân viên:
1 Điều dưỡng
Dụng cụ:
Máy hút hoặc nguồn áp lực âm có thể điều chỉnh mức áp lực:
Người lớn : 80 đến 120 mmHg
Trẻ lớn : 60 đến 80 mmhg
Trẻ sơ sinh: 40 đến 60 mmhg
ống nối với máy hút:
Xông hút cỡ phù hợp:
Người lớn: 12- 18
TRẻ lớn: 8 - 10
Trẻ nhỏ : 5 - 8
Găng tay vô khuẩn, gạc, bơm kim tiêm, sô đựng dụng dung dịch khử khuẩn, khăn bông (nếu có)....
Nước NaCL 0,9% hoặc NaHCO3 1,4% hoặc thuốc theo chỉ định.
Người bệnh:
Thông báo giải thích động viên.
Vỗ rung cho bệnh nhân (nếu cần).
Hồ sơ bệnh án, phiếu chăm sóc.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Điều dưỡng đội mũ, rủa tay, đeo khẩu trang.
Mang dụng cụ đến giường bệnh nhân. Sắp xếp dụng cụ vị trí thích hợp.
Vỗ dung cho bênh nhân (nếu cần). Đặt bệnh nhân tư thế thích hợp.
Tăng oxy cho bệnh nhâ, Bật máy hút điều chỉnh áp lực, bóc ống hút,
Điều dưỡng đi găng tay vô khuẩn lấy ống hút nối với máy hút (chú ý đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn).
Trải khăn hoặc giấy găng vô khuẩn dưới khu vực hút.
Thực hiện kỹ thuật hút đờm: (tay thuận là tay vô khuẩn, tay không thuận là tay sạch).
Tay không thuận mở sâu thở để vào giấy vô khuẩn. Sau đó cầm dây hút chỗ điều khiển van hút.
Tay thuận cầm sonde hút vô khuẩn luồn nhẹ nhàng vào NKQ hoặcMKQ đưa sonde đến khi có cảm giác vướng không đưa được nữa hoặc ngập sonde hút, phải rút ống ra 1 cm. Và tay sạch bấm van điều khiển máy hút đồng thời tay vô khuẩn cầm sonde hút nhẹ nhàng vê sonde và rút ra từ từ, vừa rút vừa hút hết đờm dãi. Giữ ống lâu hơn ở những vị trí nhiều đờm. Không đẩy đi đẩy lại sonde hút nhiều lần trong phế quản (chú ý: khi đưa sonde hút vào không được bấm van điều khiển máy hút,).
Thời gian lưu sonde trong phế quản không quá 20 giây tính từ khi đưa sonde vào đến khi rút sonde ra.
Thời gian bấm van điều khiển máy hút không quá 15 giây tính từ khi bấm van điều khiển máy hút đến khi rút sonde ra.
Sau một chu kỳ hút lắp lại sâu thở cho bệnh nhân thở máy hoặc cho bệnh nhân thở oxy.
Sau khi rút sonde ra cho bệnh nhân thở oxy hoặc thở máy lại, tiếp tục hút lần tiếp theo, ở tư thế khác nếu bệnh nhân hồng, SpO2 ổn định > 90%. Lần lượt hút ở 3 tư thế: nằm thẳng, nằm nghiên sang phải, nằm nghiêng sang trái,
Nếu đờm dính quánh, kết hợp bơm NaCl 0,9% hoặc NaHCO3 làm loãng đờm, mỗi lần bơm không quá 3ml.
Theo dõi trong khi hút đờm: nhịp tim, SpO2, sắc mặt, HA, ý thức, số lượng, màu sắc và tính chất đờm.
Tiến hành hút sạch đờm dịch trong khí quản và trong ống NKQ hoặc MKQ.
Hút nước tráng ống và tháo ống hút ngâm vào dung dịch khử khuẩn.
Thu dọn dụng cụ, tháo găng sát khuẩn tay nhanh bằng cồn.
Tăng oxy cho Bệnh nhân khoảng 2 – 3 phút sau khi hút. Sau đó đặt lại oxy như y lệnh. Tắt máy hút, để Bệnh nhân về tư thế thoải mái.
Rửa tay, Ghi phiếu theo dõi: tính chất, màu sắc,số lượng đờm dịch
Chú ý:
Tần số hút tuỳ theo lượng đờm, 1 lần hút không quá 20”, bịt van hút không quá 15”, giữa các lần hút cho bệnh nhân thở máy lại 30”- 1phút, 1 đợt hút ≤ 5 phút
Thực hiện kỹ thuật phải tuyệt đối vô khuẩn tránh bội nhiễm phổi.
Không dùng chung ống hút đờm cho cả đường hô hấp trên và dưới.
Theo dõi sát DHST, nếu mạch chậm <40 l/phút phải ngừng hút tăng thông khí nhân tạo oxy 100%.
TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG:
Thiếu oxy, giảm oxy máu
Tổn thương niêm mạc khí phế quản.
Loạn nhịp tim, ngừng tim ngừng thở.,
Xẹp phổi
Co thắt thanh quản, nôn hít vào phổi.
Nhiễm khuẩn
Chảy máu khí phế quản
Tăng áp lực nội sọ
Tăng huyết áp, hạ huyết áp
Ảnh hưởng đến máy thở.
THEO DÕI TRƯỚC, TRONG VÀ SAU HÚT:
Tiếng thở: còn lọc sọc đờm dãi.
Tình trạng oxy: màu sắc da, tím ? hồng? SpO2
Nhịp thở: chậm hoặc thở nhanh, thở chống máy?
Tình trạng máy thở trước, sau hút: báo động trên máy thở, AL đường thở
Huyết động:nhịp tim trên máy theo dõi, mạch, HA
Khí máu: nếu có chỉ định làm
KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN:
Tuân thủ tuyệt đối các quy tắc vô khuẩn . Quy tắc một bàn tay sạch.
Chú ý rửa tay trước sau hút đờm
Thao tác cầm xông hút đảm bảo qui trình vô khuẩn.
-
Tài liệu mới nhất
-
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế
20:56,31/01/2023
-
Chụp CL trở kháng điện để chuẩn độ AL dương cuối thì thở ra trong HC nguy kịch hô hấp cấp tính
15:41,31/01/2023
-
Các kịch bản lâm sàng của ứng dụng chụp cắt lớp trở kháng điện trong chăm sóc tích cực ở trẻ em
22:41,30/01/2023
-
Thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy so với thông khí bảo vệ phổi ở bệnh nhân ARDS
22:08,12/01/2023
-
Áp lực đẩy và áp lực xuyên phổi: Làm thế nào để chúng tôi hướng dẫn thông khí cơ học an toàn?
22:49,10/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Dinh dưỡng Việt Nam
20:54,09/01/2023
-
Giảm viêm phổi liên quan đến thở máy ở khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh
21:50,08/01/2023
-
Các chiến lược ngăn ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy,...
10:33,07/01/2023
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do vi rút Adeno ở trẻ em
21:16,06/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Điều dưỡng Việt Nam
20:31,05/01/2023
-
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế