Bài giảng Quy trình đặt catheter trên khớp vệ
- Tác giả: Bệnh viện Bạch Mai
- Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu
- Nhà xuất bản:Bệnh viện Bạch Mai
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng Quy trình đặt catheter trên khớp vệ
ĐẠI CƯƠNG/ĐỊNH NGHĨA
Đặt catheter trên khớp vệ để dẫn lưu nước tiểu trong trường hợp nước tiểu không thể dẫn lưu được qua đường niệu đạo thông thường do có chống chỉ định.
CHỈ ĐỊNH
Không đặt được sonde bàng quang trong hoàn cảnh:
Phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến hoặc trước phẫu thuật tuyến tiền liệt.
Hẹp bao quy đầu
Tổn thương ở cổ bàng quang.
Vỡ niệu đạo do vỡ khung chậu.
Hẹp niệu đạo: tuyến tiền liệt phì đại, co thắt niệu đạo, sẹo xơ niệu đạo, dị vật niệu đạo.
Nhiễm trùng niệu đạo mạn tính.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Rối loạn đông máu: tiểu cầu dưới 50000/mm3; INR > 3; APTTs > 50s. Cần truyền tiểu cầu hoặc huyết tương tươi đông lạnh trước khi làm thủ thuật.
Nhiễm trùng ở vị trí dự định đặt catheter.
Bệnh lí trong khoang ổ bụng (viêm phúc mạc, chảy máu ổ bụng, hoặc xơ phúc mạc,…)
U bàng quang
Không sờ thấy bàng quang.
CHUẨN BỊ
Cán bộ chuyên khoa
01 bác sĩ và 01 điều dưỡng đã được đào tạo
Phương tiện
Bộ dụng cụ đặt catheter qua da
01 catheter trên khớp vệ, cỡ 14 – 16 F.
01 bơm tiêm 50ml gắn vào đầu catheter, 03 bơm tiêm 10ml.
01 kim dẫn đường để luồn guide wire: dài khoảng 7 – 8 cm, cỡ 24 – 25 G.
01 dao phẫu thuật, 01 bộ kim chỉ khâu da
Dung dịch sát khuẩn: povidin, thuốc gây tê: lidocain 1%
Hệ thống dẫn nước tiểu vô trùng: dây dẫn nối với catheter và túi đựng nước tiểu.
Găng phẫu thuật, gạc vô trùng, xăng vô khuẩn cỡ 4 x 4cm, băng dán vô khuẩn.
Máy siêu âm (nếu có)
Người bệnh
Giải thích cho bệnh nhân (nếu bệnh nhân còn tỉnh táo) và gia đình/người đại diện hợp pháp của bệnh nhân về sự cần thiết và các nguy cơ của thủ thuật. Bệnh nhân/đại diện của bệnh nhân ký cam kết thực hiện kỹ thuật.
Bệnh nhân nằm ngửa, đầu cao 30˚ và được chuẩn bị sạch vùng tiểu khung: cạo sạch lông, sát khuẩn rộng.
Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án được xem đầy đủ, đánh giá chỉ định, chống chỉ định
Ghi hồ sơ bệnh án: thủ thuật rửa, loại dịch rửa và số lượng dịch rửa vào - ra
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Thăm khám, sờ nắn bàng quang hoặc siêu âm xác định vị trí chọc ở trên đường trắng giữa, cách trên khớp vệ 2cm.
Gây tê tại chỗ.
Lắp kim dẫn đường đã chuẩn bị vào bơm tiêm có chứa dung dịch lidocain, hướng kim về vị trí chọ tạo một góc 70 - 80˚ so với bề mặt thành bụng (mũi kim hướng về phía đầu bệnh nhân và thân kim vẫn theo hướng đường trắng giữa).
Chọc kim, bơm khoảng 5ml thuốc gây tê khi đang tiến về phía bàng quang, trong khi từng lúc bơm thuốc gây tê xen kẽ với hút nước tiểu. Ngừng tiến thêm khi đã hút thấy nước tiểu.
Giữ nguyên vị trí kim, rút bơm tiêm, luồn dây dẫn qua kim vào trong bàng quang.
Giữ nguyên vị trí dây dẫn, rút kim. Dùng dao rạch một vết rạch nhỏ ở vết chọc.
Luồn dụng cụ nong và vỏ qua dây dẫn và đưa vào trong bàng quang. Giữ nguyên vị trí vỏ nhựa, rút dụng cụ nong và rút dây dẫn.
Đưa catheter trên khớp vệ qua vỏ nhựa vào trong bàng quang, xác định vị trí chính xác khi thấy nước tiểu chảy ra. Bơm bóng chèn của catheter và nối với hệ thống dẫn nước tiểu.
Rút vỏ nhựa, vừa rút vừa vê nhẹ, rút đến khi thấy bóng chèn chạm thành bàng quang, rút hết vỏ nhựa ra ngoài.
Băng vùng chọc bằng gạc vô trùng.
THEO DÕI
Dấu hiệu lâm sàng:
Dấu hiệu sống: Mạch, huyết áp, SPO2, nhịp thở, nhiệt độ
Dấu hiệu nhiễm trùng tại chỗ, trong ổ bụng và chảy máu trong ổ bụng.
Dấu hiệu nước tiểu: số lượng, màu sắc
Dấu hiệu cận lâm sàng:
Xét nghiệm công thức máu, nhiễm khuẩn
Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích, soi và cấy nước tiểu
XỬ TRÍ TAI BIẾN
Co thắt bàng quang: Thường gặp, phòng bằng cách để đầu trong của catheter cách thành bàng quang 2cm. Khi co thắt mạnh dùng oxybutynin 5mg, 2 – 4 viên/ngày.
Đái máu: Rách mạch máu hoặc bàng quang được giải phóng áp lực nhanh: bằng cách tháo nước tiểu ra từ từ.
Thủng ruột: Dùng biện pháp siêu âm đánh giá trước khi cần. Phẫu thuật rửa ổ bụng.
Tắc sonde: đầu sonde tỳ đè hoặc cục máu.
Đái nhiều do hội chứng sau giải phóng tắc nghẽn. Xử trí: theo dõi cân bằng dịch và rối loạn điện giải.
Tổn thương niệu quản, nhiễm trùng hoặc áp xe, tuột sonde, chảy máu và dịch quanh sonde
Thủ thuật thất bại: hội chẩn chuyên khoa ngoại mở thông bàng quang.
Các biến chứng khác: xuyên qua thành tiếp theo của bàng quang, rơi một đoạn của đầu sonde trong bàng quang.
-
Tài liệu mới nhất
-
Các kịch bản lâm sàng của ứng dụng chụp cắt lớp trở kháng điện trong chăm sóc tích cực ở trẻ em
22:41,30/01/2023
-
Thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy so với thông khí bảo vệ phổi ở bệnh nhân ARDS
22:08,12/01/2023
-
Áp lực đẩy và áp lực xuyên phổi: Làm thế nào để chúng tôi hướng dẫn thông khí cơ học an toàn?
22:49,10/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Dinh dưỡng Việt Nam
20:54,09/01/2023
-
Giảm viêm phổi liên quan đến thở máy ở khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh
21:50,08/01/2023
-
Các chiến lược ngăn ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy,...
10:33,07/01/2023
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do vi rút Adeno ở trẻ em
21:16,06/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Điều dưỡng Việt Nam
20:31,05/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Hộ sinh Việt Nam
20:14,05/01/2023
-
Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2022 ( Tóm tắt )
22:43,03/01/2023
-
Các kịch bản lâm sàng của ứng dụng chụp cắt lớp trở kháng điện trong chăm sóc tích cực ở trẻ em