Phong bế thần kinh
- Tác giả: Học viện Quân y
- Chuyên ngành: Gây mê hồi sức
- Nhà xuất bản:Học viện Quân y
- Năm xuất bản:2015
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Phong bế thần kinh
Phong bế thần kinh (gây tê thần kinh ngoại vi) được sử dụng để vô cảm cho phẫu thuật, bổ sung cho gây mê toàn thân và giảm đau sau mổ. Gây tê chọn lọc thần kinh được sử dụng để chẩn đoán và điều trị hội chứng đau mãn tính.
Chỉ định
Vô cảm phẫu thuật
Phối hợp với gây mê toàn thân.
Giảm đau trong và sau mổ.
Chống chỉ định
Tuyệt đối
Bệnh nhân từ chối.
Nhiễm trùng vị trí gây tê.
Hạ huyết áp nặng.
Tăng áp lực nội sọ.
Hẹp van 2 lá, van động mạch chủ nặng.
Bệnh lý chảy máu.
Tương đối
Nhiễm khuẩn huyết.
Bệnh nhân không hợp tác (có thể phối hợp với gây mê).
Dị dạng cột sống.
Còn tranh luận
Đã được mổ ở vùng gây tê.
Phẫu thuật kéo dài.
Mất máu lớn.
Những can thiệp ảnh hưởng đến hô hấp.
Kỹ thuật
Nơi tiến hành
Phòng mổ.
Phòng chuẩn bị bệnh nhân trước mổ.
Phòng thủ thuật.
Trang thiết bị
Trang thiết bị, thuốc cho gây tê
Trang thiết bị, thuốc cho cấp cứu.
Trang thiết bị theo dõi : Máy theo dõi (Spo2, HA, mạch, ECG).
Các kỹ thuật gây tê
Kỹ thuật gây tê mổ chi trên
Mặt trong của cánh tay
Mặt trong của cánh tay do dây thần kinh bì cánh tay trong và các nhóm của dây thần kinh liên sườn D1, D2, D3 chi phối. Do vậy để tiến hành các cuộc mổ ở cánh tay hoặc để đặt garô vùng này, cần gây tê các nhánh thần kinh này.
Để gây tê các dây thần kinh này cần bơm thuốc tê vào xung quanh bao mạch thần kinh ở vùng nách và vùng dưới của bao mạch thần kinh cho tới thành ngực, thuốc tê được tiêm ở mức dưới da.
Chú ý tránh chọc kim vào sâu ở cung này cũng có thể gây tràn khí màng phổi
Dây thần kinh cơ bì
Dây thần kinh cơ bì tách ra khỏi đám rối thần kinh cánh tay ngay từ trên cao cho nên khi áp dụng gây tê đám rối thần kinh cánh tay theo đường nách hoặc trên xương đòn có thể không đủ để gây tê dây thần kinh cơ bì.
Để gây tê dây thần kinh này có thể tiến hành ở hai mức khác nhau tuỳ theo loại mổ.
Ở hõm nách: Gây tê thần kinh cơ bì cần tiêm thuốc tê từ lớp sâu ngay trên bao mạch
thần kinh hướng xuống tới bờ sau chỗ bám của cơ ngực lớn hay cơ quạ cánh tay.
Ở mức khuỷu: Chọc kim ở 3cm trên nếp lằn khuỷu tay, bơm thuốc tê liên tục từ mặt ngoài của cơ nhị đầu tới độ sâu 3-4cm. Nếu xuất hiện cảm giác dị cảm ở mặt ngoài của cẳng tay là dấu hiệu tốt nhất. Lượng thuốc tê cần thiết từ 3-5ml xylocain.
Gây tê thần kinh trụ
Chỉ định
Phẫu thuật hay làm giảm đau ở vùng da chi phối bởi dây thần kinh trụ.
Phối hợp với gây tê các thần kinh khác hoặc hỗ trợ cho tê đám rối thần kinh cánh tay.
Kỹ thuật
Gây tê thần kinh trụ ở khuỷu tay
Có thể gây tê thần kinh trụ ở rãnh ròng rọc khuỷu, nhưng vì dễ gây tổn thương thần kinh ở mức này nên người ta thường chọc ở 2 -3 cm phía trên của rãnh ròng rọc khuỷu.
Dùng kim nhỏ 23G, 40mm chọc gần như tiếp tuyến với mặt da, 2 -3cm trên của rãnh ròng rọc khuỷu, sau khi chọc vào sâu 1,5 - 2 mm bơm thuốc tê.
Gây tê thần kinh trụ ở cổ tay
Mốc: Gân cơ trụ trước. Nếp lằn thứ ba của cổ tay.
Đường phía trước: Chỉ ức chế cảm giác. Chọc kim vuông góc với mặt da ngay bên ngoài gân cơ trụ trước trên nếp lằn thứ ba của cổ tay. Sau khi đã chọc sây 1 - 1,5cm hút kiểm tra không có máu ra, không tìm dị cảm, bơm 4 -6 ml thuốc tê. Trong lúc tiêm dùng ngón cái của bàn tay đối diện ấn chặt phía trên, của điểm chọc kim để hạn chế sự lan toả của thuốc tê.
Đường bên: Dùng kim 23G, 25mm chọc vuông góc với mặt da ngay dưới của gân cơ trụ trước ở ngang mức của nó lằn thứ ba của cổ tay. Sau khi đã chọc vào sâu 1 - 1,5cm, hút thử không thấy có máu, bơm 3 -5ml thuốc tê đồng thời cũng chẹn ngay trên của điểm chọc kim. Không trộn adrenalin vào thuốc tê.
Gây tê thần kinh quay
Chỉ định
Mổ hoặc làm giảm đau ở vùng do dây thần kinh quay chi phối.
Phối hợp với gây tê thần kinh khác (tê đám rối thần kinh cánh tay)
Kỹ thuật
Gây tê thần kinh quay ở khuỷu tay
Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa, tay dạng 900, bàn tay ngửa.
Mốc: Bờ ngoài gân cơ nhị đầu. Nếp khuỷu.
Kỹ thuật: Điểm chọc kim là 2cm ngoài của bờ gân cơ nhị đầu, ngay trên nếp khuỷu tay. Dùng kim nhỏ 23G, dài 30 - 40mm chọc vuông góc với mặt da cho tới khi chạm xương, rút lùi kim lại vài milimet, hút kiểm tra không có máu, không cần tìm dị cảm, bơm 5 - 10ml thuốc tê xylocain.
Gây tê thần kinh quay ở cổ tay
Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa
Mốc: Bờ ngoài cẳng tay và hỏm lào.
Kỹ thuật: Điểm chọc kim là bờ ngoài cẳng tay trên hỏm lào. Dùng một kim nhỏ 23G dài 40mm chọc dưới da hướng về mặt trước cẳng tay vừa chọc kim vào vừa bơm thuốc tê, bơm khoảng 3ml thuốc sau đó rút lại kim lại đến chỗ chọc kim, xoay ngược hướng 1800 hướng ra mặt sau cẳng tay rồi lại vừa chọc kim vừa bơm 3ml thuốc dưới da. Khoảng chọc kim và gây tê được tính là khoảng nửa một vòng cổ tay. Không trộn adrenalin vào thuốc tê.
Gây tê thần kinh giữa
Chỉ định
Phẫu thuật và giảm đau ở vùng do dây thần kinh giữa chi phối.
Phối hợp với tê thần kinh khác hoặc hỗ trợ cho tê đám rối thần kinh cánh tay.
Chống chỉ định
Khi có hội chứng ống cổ tay (khe Carpien) phải chống chỉ định tê thần kinh giữa cổ tay.
Kỹ thuật
Gây tê thần kinh giữa ở khuỷu tay
Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa, tay dạng 900, bàn tay ngửa
Mốc: Động mạch cánh tay và nếp khuỷu tay.
Kỹ thuật: Sau khi bắt được động mạch cánh tay ở khuỷu tay nằm trong rãnh nhị đầu trong, dùng kim nhỏ 23G, 40mm chọc vuông góc mặt da ở phía trong của động mạch (so với bề mặt da). Sau khi đã chạm xương, rút kim trở lại vài milimet và sau khi đã hút thử lại cẩn thận không thấy có máu ra, không cố tìm dị cảm và bơm 7 - 10 ml thuốc tê xylocain 1%. Kích thích thần kinh sẽ thấy gấp các ngón tay và sấp bàn tay.
Gây tê thần kinh giữa ở cổ tay
Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa
Mốc: Giữa hai bàn tay lớn và bé, trên nếp lằn thứ ba khi gấp cổ tay.
Kỹ thuật: Khi bệnh nhân để ngửa bàn tay, ta nắm tay bệnh nhân và kéo ngửa ra, bảo bệnh nhân co chống lại theo tư thế gấp cổ tay sẽ thấy hai gân gan tay nổi rõ dưới da. Chỗ chọc kim nằm giữa hai gân tay lớn và nhỏ và trên nếp gấp thứ ba của cổ tay. Dùng kim nhỏ 23G, 25mm chọc vuông góc với mặt da vào sâu từ 1,5 - 2mm, không cố tìm dị cảm. Hút kiểm tra không có máu, bơm 3-5 ml thuốc tê, tiêm chậm và không được gây đau, rút kim tới dưới da tiêm thêm 1 - 3ml thuốc tê xylocain 1%, không được trộn adreanlin vào thuốc tê.
Gây tê thần kinh chi dưới
Giải phẫu đám rối thắt lưng và đám rối cùng
Đám rối thắt lưng
Tạo nên bởi 4 đôi thần kinh thắt lưng đầu tiên. L1 tạo ra dây thần kinh bụng sinh dục. L2 tạo ra dây thần kinh đùi bì và sinh dục đùi rồi chia ra các nhánh trước và sau. L3 và L4 mỗi rễ chia thành các nhánh trước và sau. Các nhánh trước của L2, L3, L4 tạo dây thần kinh kinh bịt. Các nhánh sau của L2, L3, L4 tạo dây thần kinh chậu.
Đám rối cùng
Tạo nên từ các nhánh trước của L5 và S1. Các nhánh bên của đám rối thắt lưng chi phối cơ đái chậu và hố thắt lưng. Các dây bụng sinh dục chi phối vùng ngoài của mông và đùi. Dây chậu - sinh dục chi phối tam giác Scarpa. Dây thần kinh bịt chi phối vùng trước trong của đùi, gối, vùng cẳng chân và cho tới vùng mặt trong của bàn chân. Nó còn chi phối cả vùng mông và vùng sau đùi.
Vùng chi phối của đám rối cùng
Các nhánh bên của đám rối cùng và thần kinh hông nhỏ chi phối mặt dưới của mông, mặt sau của đùi và cẳng chân, nó chi phối cả vùng mông và vùng sau đùi. Dây thần kinh hông khoeo ngoài chi phối mặt trước ngoài của cẳng chân và mu chân cũng như vùng trước của cẳng chân và bàn chân. Dây thần kinh hông khoeo trong chi phối mặt sau của cẳng chân, mặt ngoài của gót chân, mặt mu của các ngón chân cũng như vùng sau của cẳng chân và vùng gan chân.
Nguyên tắc của gây tê thân thần kinh chi dưới
Để gây tê chi dưới, gây tê thân thần kinh của các vùng dây thần kinh khác nhau xuất phát từ đám rối thắt lưng và đám rối cùng, là một sự biến đổi của gây tê tuỷ sống và tê ngoài màng cứng.
Nguyên tắc của kỹ thuật này giống hệt với nguyên tắc mô tả trong tê thân thần kinh của chi trên. Nhưng nhìn chung số lượng thuốc tê dùng để gây tê chi dưới nhiều hơn. Thông thường để gây tê một vùng phải gây tê hai hoặc nhiều thân thần kinh. Các dây thần kinh của chi dưới (kích thước lớn hơn) lại nằm trong các khoang giải phẫu rộng hơn nên phải dùng thể tích thuốc tê lớn. Có nghĩa là bắt buộc phải có tiêu chuẩn chính xác về thể tích thuốc, và tổng liều lượng thuốc tê và nguy cơ ngộ độc. Cũng giống như chi trên, gây tê một dãy dây thần kinh phải tiến hành dựa trên hiểu biết về mốc giải phẫu. Việc tìm thấy cảm giác dị cảm chứng tỏ kim chọc phải dây thần kinh không cần thiết trong gây tê thần kinh. Rất nhiều tổn thương thần kinh do thầy thuốc gây nên do áp dụng tìm dị cảm bắt buộc. Do vậy, cần tôn trọng nguyên tắc xê dịch đầu kim vài milimet khi có dị cảm hoặc nếu tiêm thuốc tê vào lại gây đau. Việc sử dụng máy kích thích thần
kinh cho phép tìm được dây thần kinh chính xác mà làm giảm nguy cơ tổn thương thần kinh. Trong trường hợp không có máy kích thích thần kinh, dùng các kim có vát dài. Cũng vì lý do đó người ta không dùng kim có đường kính quá lớn.
Gây tê dây thần kinh chậu (đùi) ở bẹn (Tê 3 trong 1)
Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa, đùi xoay ra ngoài.
Vật liệu: Kim số 22G dài 5-10cm.
Kỹ thuật: Điểm chọc nằm cách cung đùi 1-2cm và khoảng 1cm phía ngoài của động mạch đùi. Tuy nhiên, khi chọc qua cân nông cũng có cảm giác mất sức cản và đầu của kim đã nằm trong khoang mạch thần kinh. Nhưng thông thường người ta buộc phải tìm cảm giác dị cảm. Tiêm 10ml Xylocain 1% cho phép làm tê liệt dây thần kinh chậu. Tiêm 20-30ml dung dịch thuốc tê có kèm theo chèn ép ở phía dưới cho phép bơm thuốc đẩy lên cao và gây tê cả đám rối thắt lưng. Đó là gây tê "3 trong 1" (dây thần kinh chậu, đùi bì và thần kinh
bịt ).
Gây tê thần kinh đùi bì ở mức cánh chậu
Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa.
Vật liệu: Kim số 22G dài 5-10cm
Kỹ thuật: Lấy mốc là gai chậu trước trên và cung đùi. Điểm chọc nằm trong khoảng từ 1-2cm dưới và trong gai chậu. Chọc qua cân đùi cũng có cảm giác mất sức cản. Sau đó hướng kim về phía gai chậu cho tới khi chạm xương. Gây tê dây thần kinh đùi bì tiến hành bằng cách vừa rút kim ra vừa bơm thuốc tê liên tục. Cần 5-6ml (tránh dùng adrenalin).
Gây tê dây thần kinh bịt ở rãnh dưới mu
Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa.
Vật liệu: Kim 22G dài 10cm Chương 13 83
Kỹ thuật: Lấy mốc là gai mu, điểm chọc từ 1-2 cm dưới và ngoài của gai mu. Kim chọc vuông góc với da, cho tới khi chạm xương với mảnh vuông của mu. Sau đó lại hướng mũi kim ra ngoài lên trên và ra sau ít nhất là 1cm, khi đó đầu mũi kim sẽ nằm trong rãnh dưới mu. Khi đó tiêm ít nhất là 10ml thuốc tê.
Gây tê dây thần kinh hông
Tư thế bệnh nhân: Nằm nghiêng về bên đối diện với bên định mổ, đùi ở bên trên hơi
gấp
Vật liệu: Kim số 22G dài từ 10-15cm.
Mốc: Các thành phần giải phẫu làm mốc là: Mấu chuyển lớn. Gai chậu trên sau. Khe cùng cụt. Từ đó người ta vẽ hai đường mốc:
Đường "chậu - mấu chuyển" giữa mấu chuyển và gai chậu sau trên.
Đường "mấu chuyển - khe cùng cụt" giữa mấu chuyển và cùng cụt.
Kỹ thuật: Nhiều kỹ thuật khác nhau được mô tả, tuỳ thuộc vào điểm chọc kim.
Các kỹ thuật khác nhau mô tả như sau:
Từ điểm giữa của đường chậu - mấu chuyển kẻ một đường vuông góc với đường ấy. Điểm chọc nằm ở đường vuông góc này cách điểm giữa 3cm.
Chia đường chậu - mấu chuyển thành 3 phần đều nhau, từ đường giữa 1/3 ngoài và 1/3 giữa. Kẻ một đường vuông góc với đường này, điểm chọc kim là ở 1cm dưới điểm vuông góc ấy. Điểm chọc ở giữa đường nối mấu chuyển - khe cung cụt.
Từ điểm giữa của đường chậu - mấu chuyển - khe cùng cụt, giao điểm này là điểm chọc kim.
Dùng kim ngắn nhất là 10cm, chọc từ các điểm chọc kim xác định theo một trong các kỹ thuật trên. Chọc kim vuông góc với da cho tới khi có cảm giác dị cảm hoặc gặp xương (ụ ngồi). Có tác giả hướng kim vào phía trong để tìm dây thần kinh hông ở lỗ khuyết hông lớn. Dây thần kinh nằm cách da từ 3-10cm. Cần 20ml thuốc tê đủ để gây tê thần kinh hông.
Gây tê thần kinh hông theo đường phía trước
Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa.
Vật liệu: Kim số 22G dài 15cm.
Kỹ thuật : Dùng một bút mực vẽ một đường cung đùi từ gai chậu trước trên xuống gai mu. Từ mấu chuyển lớn nối các mấu chuyển ở phía trước đường này chạy song song với cung đùi. Từ điểm nối 1/3 giữa với 1/3 trong của cung đùi, kẻ một đường vuông góc với cung đùi và đường này cắt đường nối giữa các mấu chuyển là điểm chọc kim. Chọc kim vuông góc với mặt cắt đường nối giữa các mấu chuyển là điểm chọc kim. Chọc kim vuông góc với mặt da cho tới khi chạm xương. Sau đó hướng lại kim vào trong và khoảng 5cm ra phía sau, kim sẽ nằm trong khoang mạch thần kinh. Cần tiêm từ 15- 30ml thuốc tê Xylocain 1% .
Gây tê thần kinh hông ở tư thế phụ khoa
Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa, chi dưới gấp, đùi gấp vào bụng 900, cẳng chân gấp 900.
Vật liệu: Kim 22G dài 15cm.
Kỹ thuật: Lấy mốc là lồi củ của ụ ngồi và mấu chuyển lớn. Dùng bút vẽ một đường nối giữa hai mốc trên. Điểm chọc nằm ở giữa đường nối này. Từ điểm này dùng một kim dài 15cm chọc vuông góc với mặt da, chọc sâu vào tới khi có dị cảm. Trong trường hợp không có dị cảm, dùng kim dò theo mặt phẳng ngang cho tới khi gây dị cảm. Bơm 20ml thuốc tê đủ gây tê.
Gây tê thần kinh hông khoeo trong ở hõm khoeo
Tư thế bệnh nhân: Nằm sấp hoặc nằm nghiêng, chi cần gây tê để lên trên.
Kỹ thuật: Lấy mốc là động mạch khoeo ở ngay giữa hõm khoeo. Kim 10cm chọc vuông góc với mặt da và ngay bên ngoài động mạch. Kim đi qua lớp cân nông có cảm giác sựt rồi mất sức cản. Đa số trường hợp thế là đủ, cũng có thể tìm dị cảm. Cần 15ml thuốc tê đủ gây tê.
Gây tê thần kinh khoeo ngoài ở cổ xương mác
Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, chân cần gây tê đặt ở trên.
Vật liệu: Kim 22G dài 5cm.
Kỹ thuật: Lấy mốc là đầu xương mác và cổ xương mác nằm ngay ở dưới. Chọc kim vuông góc với mặt da theo hướng vào cổ phẫu thuật. Thường gây dị cảm, nếu không có dị cảm thì chọc kim cho tới khi gặp xương. Bơm 5ml thuốc tê đủ gây tê.
Gây tê dây thần kinh hiển trong ở đầu gối
Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa, chi dưới xoay ra ngoài, cẳng chân hơi gấp.
Vật liệu: kim 22G dài 5cm
Kỹ thuật : Lấy mốc là tĩnh mạch hiển trong ngay dưới khớp gối, ở mặt trong của cẳng chân nhờ dùng garô để làm tĩnh mạch nổi rõ. tiến hành gây tê nhờ tiêm xung quanh tĩnh mạch ở dưới da ít nhất là 10ml thuốc tê (tránh dùng adrenalin)
Gây tê dây thần kinh chày sau ở cổ chân
Tư thế bệnh nhân: Nằm sấp hoặc nằm nghiêng sang bên mổ.
Vật liệu: kim 22G dài 5cm.
Mốc gây tê thần kinh chày và thần kinh hiển
Kỹ thuật: Chọc kim ở mắt cá trong phía ngoài là gân Achile, phía trong là động mạch chày và hướng kim ra trước, vuông góc với mộng chày mác. Khi nhận thấy chân giật hoặc dị cảm thì tiêm thuốc hoặc tiêm dò từ ngoài vào trong theo bờ trong của xương chày. Cần 5ml thuốc tê là đủ (chống chỉ định tuyệt đối dùng adrenalin )
Chú ý: Rễ gót có thể tách ra ở trên rất cao, chạy ra sau bao bọc lấy gân Achile. Có thể gây tê bằng hướng kim về phía gân Achile và tiêm vào bờ trong của gân Achile.
Gây tê dây thần kinh hiển ngoài ở gót
Tư thế bệnh nhân: tốt nhất là nằm sấp, nhung trước tiên nằm ngửa hoặc có thể nằm
nghiêng về bên đối diện với bên mổ.
Vật liệu: kim số 22G , dai 3 -5 cm.
Kỹ thuật: Chọc kim ở mức mắt cá ngoài. Tiến hành tiêm dưới da cả vùng từ mắt cá
ngoài tới bờ ngoài của gân Achile. Cần 5ml là đủ (tránh dùng adrenalin).
Gây tê dây thần kinh chày trước ở cổ chân
Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa, lấy mốc là nhóm cẳng chân trước nằm phía ngoài bằng
cách yêu cầu bệnh nhân gấp bàn chân. Lấy mốc là gân duỗi riêng ngón 1 bằng cách
yêu cầu bệnh nhân duỗi ngón 1
Vật liệu : Kim 22G dài 3-5cm
Kỹ thuật: Chọc giữa hai gân, kim chọc cho tới khi chạm xương mác, tiêm tối thiểu 5ml
thuốc tê (tránh dùng adrenalin )
Gây tê dây thần kinh hiển trong ở cổ chân
Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa
Vật liệu: Kim 22G dài 3 -5cm
Kỹ thuật: Lấy mốc là tĩnh mạch hiển trong nằm ở trước mắt cá trong nhờ một garô.
Gây tê dây thần kinh tiến hành bằng cách tiêm dưới da xung quanh tĩnh mạch ít nhất là 3ml thuốc tê (tránh dùng adrenalin)
Gây tê các dây thần kinh kẽ ngón
Vật liệu: Kim 22G dài 3cm
Kỹ thuật : Ngón cần gây tê tách riêng so với các ngón khác. Chọc kim ở gốc ngón, ở vùng mu chân vuông góc với mặt da cho tới khi chạm vào lớp da của gan chân. Từ đó vừa bơm thuốc tê vừa rút dần kim ra, tiêm mỗi bên khoảng 1ml mỗi bên ngón chân (chống chỉ định tuyệt đối dùng adrenalin).
Các biến chứng thường gặp
Các biến chứng của gây tê thường gặp trong các trường hợp: Dùng quá liều thuốc tê. Phản ứng nhạy cảm với thuốc tê. Tiêm thuốc vào mạch máu. Do vậy, để ngăn ngừa các biến chứng này cần: Khai thác tiền sử của bệnh nhân cẩn thận. Không dùng quá liều thuốc tê. Khi gây tê dưới da cần phải vừa hút bơm vừa tiêm thuốc, nếu để kim cố định tại chỗ phải hút trước không có máu mới tiêm thuốc tê.
Cách xử trí:
Ngất thoáng qua, buồn nôn, nôn, chân tay có cảm giác kiến bò....thường các biến chứng này tự hết.
Nếu bệnh nhân mê mà hô hấp tuần hoàn vẫn duy trì tốt thì nên cho bệnh nhân thở Oxy, thực hiện một đường truyền để truyền dịch và hồi sức khi cần. Nếu bệnh nhân ngừng thở phải bóp bóng oxy, đặt nội khí quản, hô hấp nhân tạo nếu cần. Co thắt phế quản, ngứa: Có thể tự hết hoặc điều trị bằng tiêm 0,5mg adrenalin dưới da hoặc dùng thuốc kháng histamin 1-2mg/kg.
Nếu bệnh nhân có tụt huyết áp - mạch chậm: Truyền bù khối lượng tuần hoàn bằng các dung dịch tinh thể đẳng trương, thở oxy, tiêm tĩnh mạch atropin 0,5mg nếu mạch chậm. Nếu sau 5phút không có cải thiện tiến hành pha 1mg adrenalin vào 500ml dung dịch NaCl 0,9%, nhỏ giọt bắt đầu 20giọt/phút, tăng thêm 10giọt/phút nếu sau 5 phút không hiệu quả, hoặc hoà 1mg adrenalin thành 10ml, mỗi lần tiêm tĩnh mạch trực tiếp 1-2ml, lập lại 2-3 lần sau 5-10 phút. Kết hợp thở oxy. Nếu ngừng tim: Bắt đầu ngay hồi sức như các bước hồi sức ngừng tuần hoàn hô hấp cấp. Nếu bệnh nhân bị co giật: Cần theo dõi cẩn thận, nhẹ thì điều trị bằng diazepam 5mg tiêm tĩnh mạch hoặc thiopental tĩnh mạch liều nhỏ 50mg. Thở oxy.
Chọn thuốc tê
Vì lý do tác dụng độc với tim của bupivacain, nên tốt nhất là tránh dùng thuốc này. Tuy nhiên nó được chỉ định khi có chống chỉ định dùng adrenalin và khi thời gian mổ dài hơn thời gian tác dụng của thuốc lidocain đơn thuần (khoảng 1giờ). Do vậy người ta khuyên nên sử dụng lidocain đậm độ tối đa là 2%. Trong đại đa số các trường hợp, người ta sử dụng lidocain với đậm độ là 1% có kết hợp adrenalin (adrenalin kéo dài ít nhất là 50% tác dụng, hoặc có thể gấp 3 lần ).
Tuy nhiên, adrenalin bị chống chỉ định khi dùng tiêm dưới da hoặc chỗ tiêm nằm gần một động mạch có kích thước bé (thí dụ như động mạch chày sau) đặc biệt khi nó chi phối cho một vùng có bệnh lý của động mạch.
Để gây tê tĩnh mạch, người ta chỉ sử dụng lidocain 0,5% không có adrenalin.
Tài liệu tham khảo
Edward Morgan(2002), “peripheral nerve blocks”.Clinical aesthesiology. McGraw-Hill, pp 283-308.
Maurice H. King(1990), “nerve blocks”. Primary Anesthesia. Oxford university press, pp 29-49.
TK Agasti (2011), “Local Anesthetic Agents”, Texbook of Anesthesia for postgraduates. Jaypee brothers medical pubishers, pp 315-327.
-
Tài liệu mới nhất
-
Chụp CL trở kháng điện để chuẩn độ AL dương cuối thì thở ra trong HC nguy kịch hô hấp cấp tính
15:41,31/01/2023
-
Các kịch bản lâm sàng của ứng dụng chụp cắt lớp trở kháng điện trong chăm sóc tích cực ở trẻ em
22:41,30/01/2023
-
Thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy so với thông khí bảo vệ phổi ở bệnh nhân ARDS
22:08,12/01/2023
-
Áp lực đẩy và áp lực xuyên phổi: Làm thế nào để chúng tôi hướng dẫn thông khí cơ học an toàn?
22:49,10/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Dinh dưỡng Việt Nam
20:54,09/01/2023
-
Giảm viêm phổi liên quan đến thở máy ở khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh
21:50,08/01/2023
-
Các chiến lược ngăn ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy,...
10:33,07/01/2023
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do vi rút Adeno ở trẻ em
21:16,06/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Điều dưỡng Việt Nam
20:31,05/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Hộ sinh Việt Nam
20:14,05/01/2023
-
Chụp CL trở kháng điện để chuẩn độ AL dương cuối thì thở ra trong HC nguy kịch hô hấp cấp tính