Kiến thức cơ bản về LASER
- Tác giả: Adam S. Aldahan, BS, Vidhi V. Shah, BA, Stephanie Mlacker, BS, Sahal Samarkandy, MD, Keyvan Nouri1, MD
- Chuyên ngành: Da Liễu
- Nhà xuất bản:Biên dịch: Bs. Trương Tấn Minh Vũ
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Kiến thức cơ bản về LASER
Tác giả: Adam S. Aldahan, BS, Vidhi V. Shah, BA, Stephanie Mlacker, BS, Sahal Samarkandy, MD, Keyvan Nouri1, MD
Department of Dermatology and Cutaneous Surgery, University of Miami Miller School of Medicine, Miami, FL, US
Biên dịch: Bs. Trương Tấn Minh Vũ
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH
Laser hoạt động bằng cách khuếch đại và phát ra các chùm ánh sáng cường độ cao có bước sóng đơn theo hướng đồng nhất.
Laser cung cấp một giải pháp thay thế cho phẫu thuật loại bỏ các tổn thương mạch máu cũng như các tình trạng sắc tố của da.
Laser nhuộm xung (PDL), laser Potassium Titanyl phosphate (KTP) và Nd:YAG là những phương thức điều trị phổ biến đối với các tổn thương mạch máu của da.
Laser Q-switched không xâm lấn và ánh sáng xung mạnh (IPL) được sử dụng để nhắm mục tiêu là melanin trong các vùng sắc tố.
Những biến chứng hay gặp của điều trị bằng laser bao gồm thay đổi màu da và sẹo.
Những người da sậm màu có nguy cơ cao bị biến chứng sau khi điều trị bằng laser, như da không đều màu.
Phương pháp điều trị bằng laser có hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân và tình trạng da cụ thể được điều trị.
GIỚI THIỆU
Laser (Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation) là từ viết tắt của ánh sáng khuếch đại bằng phát xạ kích thích. Laser hoạt động bằng cách khuếch đại và phát ra các chùm ánh sáng cường độ cao có bước sóng đơn theo hướng đồng nhất. Laser cung cấp năng lượng dưới dạng ánh sáng đến các vùng mục tiêu trên da qua một quá trình được gọi là quá trình quang nhiệt chọn lọc [1]. Bước sóng ngắn hoạt động bề mặt da, trong khi bước sóng dài thâm nhập sâu hơn vào da.
Mục tiêu chính của laser đối với da là các phân tử hấp thụ ánh sáng còn được gọi là thể nhiễm sắc (chromophores).
Các thể nhiễm sắc chính là melanin, oxyhemoglobin và nước. Melanin là sắc tố tạo màu cho da và có mặt trong lớp đáy của biểu bì và trong nang lông. Laser nhắm mục tiêu melanin khi điều trị các tổn thương sắc tố và triệt lông. Oxyhemoglobin chiếm một phần của các tế bào hồng cầu và là mục tiêu chính của laser trong điều trị các tổn thương mạch máu. Khi laser tác động oxyhemoglobin, khu vực xung quanh nó nóng lên và dẫn đến phá hủy toàn bộ mạch máu.
LASER NHUỘM XUNG (PULSED DYE LASERS)
Laser loại này sử dụng ánh sáng có bước sóng nằm trong khoảng từ 585-600nm. Loại laser này có thể cung cấp năng lượng với một xung ngắn hoặc một xung dài. Mỗi xung ngắn kéo dài khoảng 0,5 giây, trong khi mỗi xung dài kéo dài 1,5 giây trở lên.
Các xung ngắn có khoảng thời gian giữa mỗi xung ít hơn và do đó có năng lượng cực đại cao hơn các xung dài. Xung quá ngắn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn như bầm tím, tuy nhiên xung quá dài có thể không điều trị hiệu quả một số tổn thương nhất định.
Điều chỉnh thời gian xung đ i hỏi một bác sĩ có kinh nghiệm, biết sự cân bằng phù hợp giữa việc điều trị có hiệu quả các tổn thương và giảm tác dụng phụ.
LASER HỒNG NGOẠI (ND: YAG)
Những laser này có bước sóng dài hơn cho phép điều trị các tổn thương sâu hơn trên da. Loại laser được sử dụng phổ biến nhất trong danh mục này là Nd: YAG xung dài (1064nm). Vấn đề duy nhất với loại laser này là nó không thể nhắm chính xác mục tiêu oxyhemoglobin trong mạch máu. Do đó, bác sĩ phải sử dụng mức năng lượng cao hơn để điều trị các tổn thương mạch máu, có thể dẫn đến sẹo.
FREQUENCY-DOUBLED ND:YAG LASERS (KTP)
Laser này cho ánh sáng với bước sóng 532nm, được hấp thụ tốt hơn bởi các mục tiêu trong các mạch máu như oxyhemoglobin. Loại laser này không thâm nhập rất sâu vào da và do đó chỉ giới hạn ở các tổn thương mạch máu bề mặt.
Tia laser này cũng được hấp thụ bởi các sắc tố trong da và có nguy cơ làm giảm sắc tố. Do đó, nên tránh dùng tia laser này trên da tối màu.
ALEXANDRITE LASERS
Laser Alexandrite có bước sóng 755nm, khiến chúng trở nên lý tưởng để nhắm mục tiêu deoxyhemoglobin được tìm thấy chủ yếu trong các tĩnh mạch. Laser Alexandrite được sử dụng để điều trị các mạch máu cỡ trung bình, trái ngược với PDL chỉ giới hạn ở các mạch máu nông hơn [2]. Bước sóng tương đối dài cũng cho phép chúng nhắm vào các mạch máu sâu hơn trong da. Một ưu điểm khác của laser Alexandrite là chúng ít được hấp thụ hơn bởi melanin, do đó ít gây ra sự thay đổi sắc tố da hơn. Tuy nhiên, laser Alexandrite có liên quan đến nguy cơ tạo sẹo cao.
Q-SWITCHED LASER
Loại laser này được sử dụng để điều trị trên da theo từng xung ngắn nên đạt được năng lượng cực đại rất cao. Chúng có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu melanin, thành phần làm da tối màu. Do đó, laser Q-switched rất hiệu quả trong điều trị các sắc tố da. Chúng cũng được sử dụng rộng rãi để xóa hình xăm.
Những laser này thường yêu cầu nhiều đợt điều trị để làm sạch tổn thương.
ÁNH SÁNG XUNG MẠNH (INTENSE PULSED LIGHT)
Ánh sáng xung mạnh sử dụng ánh sáng có phổ bước sóng rộng, dao động từ 500-1400nm. Ưu điểm của phương pháp này là khả năng lọc ra các bước sóng nhất định để nhắm vào các tổn thương cụ thể. Ánh sáng xung mạnh cũng sử dụng đầu điều trị kích thước lớn, có thể nhanh chóng điều trị các tổn thương với diện tích bề mặt lớn. Tuy nhiên, do năng lượng cao, ánh sáng xung mạnh có nguy cơ thay đổi sắc tố, phỏng và sẹo cao. Vì những lý do này, việc làm mát vị trí tiếp xúc là cần thiết để giảm thiểu thiệt hại cho lớp biểu bì.
KẾT HỢP LASERS
Các loại laser khác nhau có thể được sử dụng kết hợp để tận dụng ưu thế của các ánh sáng được hấp thụ bởi oxyhemoglobin. Sự kết hợp phổ biến nhất bao gồm laser PDL (595nm) và laser Nd: YAG (1064nm). Sự kết hợp này được sử dụng để điều trị các tổn thương kháng với điều trị bằng laser đơn.
CHUẨN BỊ TRƯỚC THỦ THUẬT
Trao đổi với bác sĩ các loại thuốc dùng, cũng như các tình trạng dị ứng trước đó. Một số loại thuốc có thể cần phải tạm dừng trước khi làm thủ thuật. Sử dụng kem chống nắng trên khu vực thực hiện ít nhất 4 tuần trước khi làm thủ thuật. Nếu thực hiện thủ thuật liên quan đến chân, hãy sắp xếp ai đó đưa về nhà sau đó. Trao đổi về các rủi ro của thủ thuật, bao gồm chảy máu, bầm tím, bỏng và nhiễm trùng.
Nếu quyết định điều trị bằng laser cho các vấn đề da, an toàn của quy trình là ưu tiên hàng đầu. Bác sĩ sẽ yêu cầu đeo kính bảo vệ mắt trong suốt quá trình do ánh sáng phát ra từ laser có thể gây tổn thương mắt và thậm chí mù lòa. Nếu điều trị khu vực gần mắt, bác sĩ có thể sử dụng tấm chắn mắt kim loại đặc biệt trong suốt quá trình. Nhiều cá nhân lo ngại về đau đớn trong quá trình điều trị bằng laser, vì vậy cần thảo luận về sự cần thiết phải gây tê tại chỗ với bác sĩ. Đôi khi, không cần gây tê. Tuy nhiên, vị trí và kích thước của khu vực điều trị, loại laser được sử dụng và mức chịu đựng của bệnh nhân sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu gây tê. Thông thường nhất là một loại kem gây tê tại chỗ hoặc tiêm có thể được sử dụng để kiểm soát cơn đau trong suốt quá trình.
SAU THỦ THUẬT
Tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời để giảm nguy cơ phát triển những vùng da tối màu. Dùng kem chống nắng phù hợp có chỉ số ít nhất 30 SPF vì phơi nắng sau khi điều trị bằng laser có thể dẫn đến da không đều màu và xuất hiện đốm nâu. Làm mát da để ngăn ngừa viêm tại chỗ. Không đi bơi cho đến khi tổn thương lành hoàn toàn. Có thể dùng thuốc kháng sinh tại chỗ để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Sau khi điều trị bằng laser, có thể có cảm giác bị châm chích hoặc bỏng nhẹ tại vị trí điều trị. Có thể áp túi nước đá tại chỗ để giảm bớt sự khó chịu. Ngay sau khi điều trị bằng laser, vùng da được điều trị có thể xuất hiện màu trắng hoặc đỏ, tùy thuộc vào loại laser được sử dụng và thời gian trôi qua kể từ khi điều trị. Sau điều trị, da có thể đóng mài. Mài sẽ bong ra một cách tự nhiên trong vòng 1-2 tuần, đừng gỡ nó. Trong khi da đang lành, hãy nhẹ nhàng rửa vùng da được điều trị bằng xà phòng nhẹ và nước mỗi ngày. Bác sĩ sẽ chỉ định các khu vực điều trị cần được băng và cách băng như thế nào. Phồng rộp, bầm tím, thay đổi màu da và sẹo là tất cả các biến chứng có thể xảy ra do điều trị bằng laser [3].
Da sẽ cần vài tuần để lành trước khi có thể đánh giá hiệu quả của việc điều trị bằng laser. Nhiều tình trạng da bị tăng sắc tố đ i hỏi nhiều đợt điều trị bằng laser để nhận thấy sự cải thiện bên ngoài. Phương pháp điều trị bằng laser sẽ không hiệu quả với tất cả mọi người và một số cá nhân sẽ gặp phải các biến chứng như thay đổi màu da và sẹo.
KẾT LUẬN
Laser có nhiều bước sóng và mức năng lượng để cá nhân hóa việc điều trị cho từng bệnh nhân. Laser sẽ hoạt động khác nhau tùy thuộc vào loại da và loại bệnh lý của da. Trao đổi với bác sĩ để lựa chọn điều trị bằng laser phù hợp.
KHUYẾN NGHỊ
Trao đổi với bác sĩ da liễu về các lựa chọn laser phù hợp, mỗi tình trạng da là khác nhau và kết quả điều trị khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân.
Dùng kem chống nắng. Hãy nhớ thoa kem chống nắng hàng ngày, đặc biệt là các khu vực bị ảnh hưởng trước khi điều trị.
Sau khi điều trị, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều và tránh bơi cho đến khi vết thương hoàn toàn lành.
Theo dõi với bác sĩ để đánh giá hiệu quả của điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Anderson, R. R., and J. A. Parrish. 1983. "Selective photothermolysis: precise microsurgery by selective absorption of pulsed radiation." Science, 220 (4596):524-7.
Alster, T. S., and F. Wilson. 1994. "Treatment of port-wine stains with the flashlamppumped pulsed dye laser: extended clinical experience in children and adults." Ann.
-
Tài liệu mới nhất
-
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế
20:56,31/01/2023
-
Chụp CL trở kháng điện để chuẩn độ AL dương cuối thì thở ra trong HC nguy kịch hô hấp cấp tính
15:41,31/01/2023
-
Các kịch bản lâm sàng của ứng dụng chụp cắt lớp trở kháng điện trong chăm sóc tích cực ở trẻ em
22:41,30/01/2023
-
Thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy so với thông khí bảo vệ phổi ở bệnh nhân ARDS
22:08,12/01/2023
-
Áp lực đẩy và áp lực xuyên phổi: Làm thế nào để chúng tôi hướng dẫn thông khí cơ học an toàn?
22:49,10/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Dinh dưỡng Việt Nam
20:54,09/01/2023
-
Giảm viêm phổi liên quan đến thở máy ở khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh
21:50,08/01/2023
-
Các chiến lược ngăn ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy,...
10:33,07/01/2023
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do vi rút Adeno ở trẻ em
21:16,06/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Điều dưỡng Việt Nam
20:31,05/01/2023
-
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế