Bài giảng trật khớp khuỷu
- Tác giả: TS. BS. LÊ QUANG TRÍ
- Chuyên ngành: Chấn thương, chỉnh hình
- Nhà xuất bản:Bệnh viện quân y 7A
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng trật khớp khuỷu
TS. BS. LÊ QUANG TRÍ
ĐẠI CƯƠNG
Định nghĩa
Trật khớp khuỷu là sự di lệch hoàn toàn hay không hoàn toàn mặt khớp khuỷu tay, thường do nguyên nhân chấn thương như ngã hoặc tai nạn giao thông. (hình 1)
Hình 1. Khớp khủy bị trật [1]
Giải phẫu
Khớp khuỷu do ba đầu xương hợp thành bao gồm đầu dưới xương cánh tay, đầu trên xương trụ và xương quay. Mỗi xương có hình dạng đặc trưng riêng giúp cho khớp khuỷu thực hiện được các động tác phức tạp.
Bên ngoài là lồi cầu tiếp nối chỏm quay tao khớp lồi cầu (khớp cánh tay quay). Bên trong là ròng rọc tiếp nối hõm xích- ma lớn tạo khớp bản lề (ròng rọc hay khớp cánh tay trụ).
Lực gấp qua khớp bản lề (ròng rọc) làm cho khớp khuỷu gấp và duỗi.
Lực xoay qua khớp chỏm con ở đầu dưới xương cánh tay và diện khớp của nó ở chỏm quay làm cẳng tay sấp hoặc ngữa. (hình 2)
Khi tổn thương và trật khớp khuỷu có thể ảnh hưởng các động tác này.
Hình 2. Hình ảnh giải phẫu khớp khuỷu [3]
Ngoài ra còn có các dây chằng liên kết các xương của khớp khuỷu với nhau và giữ các xương nằm đúng trục (hình 3).
Hình 3. Hệ thống dây chằng giữ khớp khuỷu [3]
Nguyên nhân- Cơ chế gây trật khớp
Gián tiếp: thường do ngã chống bàn tay xuống đất, khi khuỷu duỗi. Lực xoắn vẹo ngoài hợp với ép lực dọc chi lên mỏm trên ròng rọc làm đầu trên 2 xương cẳng tay bị trật ra sau so với đầu dưới xương cánh tay (hình 4). Thường gặp trong tai nạn thể thao và tai nạn giao thông.
Hình 4. Cơ chế gián tiếp gây trật khớp khuỷu [3]
Trực tiếp: ít gặp hơn, do lực tác động trực tiếp lên vùng khuỷu làm 2 xương cẳng tay bị trật ra ngoài (hình 5).
Hình 5. Cơ chế trực tiếp gây trật khớp khuỷu [3]
Phân loại
Phân loại theo vị trí mỏm khuỷu, chỏm quay với đầu dưới xương cánh tay
Trật ra sau (hình 6)
Chiếm khoảng 90%, đầu trên 2 xương cẳng tay bật ra khỏi khớp bị kéo lên trên ở mặt sau đầu dưới xương cánh tay. Nếu 2 xương không bị kéo thẳng lên trên mà lại nghiêng sang bên sẽ tạo nên kiểu trật ra sau và lệch vào bên trong hoặc bên ngoài.
Thường tất cả các dây chằng đều bị rách trừ dây chằng vòng. Khi dây chằng vòng bị đứt chỏm xương quay sẽ bật hẳn ra xa, trật khớp sẽ phức tạp hơn.
Hình 6. Trật khớp khuỷu ra sau [1]
Trật ra trước
Thường chỉ gặp trật khớp khuỷu ra trước khi có gẫy mỏm khuỷu, các dây chằng bị đứt (trừ dây chằng vòng) các cơ nhị đầu, cơ bám vào mỏm trên lồi cầu bị đụng giập hoặc rách. Thần kinh trụ cũng có thể bị thương tổn.
Hình 7. Trật khớp khuỷu ra sau [3]
Phân loại theo Stimson (hình 8) [3]
Khớp quay trụ trên không bị đứt rời |
Khớp quay trụ trên bị đứt rời |
A.Trật ra sau (90%). Sau ngoài. Sau trong. B.Trật ra sau. C.Trật vào trong. D.Trật ra ngoài. |
A.Trật trước- sau Đầu xương quay trật ra trước. Đầu xương trụ trật ra sau. B.Trật trong ngoài (mặt phẳng ngang) Đầu xương quay ra ngoài. Đầu xương trụ vào trong. |
Hình 8. Phân loại theo Stimson [3]
TRIỆU CHỨNG
Triệu chứng lâm sàng (hình 9)
Đau vùng khuỷu, khuỷu sưng to và sưng rất sớm (vì các dây chằng bị rách gây tụ máu). Cẳng tay ở tư thế gấp 400, hơi sấp trông cẳng tay như bị ngắn đi. Cánh tay trông như dài ra.
Mất cơ năng hoàn toàn, làm động tác thụ động thấy gấp bị hạn chế (thường chỉ tới 900), gấp khuỷu nhẹ thả ra có dấu hiệu lò xo (+). Động tác duỗi thì bình thường, đặc biệt có các động tác bên.
Trục cẳng tay lệch vào trong hoặc ra ngoài so với trục cánh tay.
Sờ được rõ 3 đầu xương: mỏm khuỷu nhô ra sau, đầu dưới xương cánh tay nhô ra trước tại nếp gấp khuỷu, đầu trên xương quay lồi ra sau và ra ngoài, tam giác Hueter và đường Hueter thay đổi.
Hình 9. Hình ảnh lâm sàng trật khớp khuỷu [3]
Cần chú ý kiểm tra tổn thương thần kinh và mạch máu kèm theo.
X- Quang
Cần chụp X quang khớp khuỷu thẳng, nghiêng để chẩn đoán xác định trật khớp khuỷu, thể trật và tìm thêm các thương tổn phối hợp ở xương. Nếu cần thiết có thể chụp CT- Scanner khớp khuỷu để đánh giá tốt hơn tổn thương (hình 10).
Hình 10. Hình ảnh X- Quang trật khớp khuỷu thể ra sau [2]
ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc điều trị
Trật khớp khuỷu cần được xem là một cấp cứu cần được xử lý ngay. Mục tiêu đầu tiên của điều trị là ngay lập tức đưa khớp khuỷu về đúng trục của chi. Mục tiêu xa là phục hồi chức năng của khuỷu tay.
Điều trị bảo tồn
Nắn chỉnh phục hồi trục bình thường của khuỷu thường có thể thực hiện tại khoa cấp cứu của Bệnh viện. Trước khi thực hiện nắn chỉnh và cố định khớp khuỷu, cần cho bệnh nhân được giảm đau, vô cảm tốt.
Hình 11. Các bước nắn chỉnh khớp khuỷu [2]
Nguyên lý nắn chỉnh kín Stimson, cần gây mê sau đó cho bệnh nhân nằm ngữa, luồn một băng vải vòng qua giữa cánh tay giao cho một người kéo lại, hoặc buộc vào 1 móc ở tường.
Bước 1(A+B): người phụ, tay phải nắm lấy ngón tay cái và tay trái nắm lấy các tay còn lại ngữa nhẹ và kéo thẳng theo trục cánh tay. Lực kéo tăng dần đủ để thắng lực của cơ nhị đầu, cơ cánh tay trước và cơ tam đầu.
Bước 2(C): người nắn dùng các ngón cái đẩy mỏm khuỷu và chỏm xương quay ra trước đồng thời các ngón tay giữa kéo đầu dưới xương cánh tay ra sau.
Sau nắn bó bột cánh-cẳng- bàn tay rạch dọc, khuỷu gấp 900, cẳng tay để ngữa, thời gian giữ bột 3 tuần. Cần chụp X quang kiểm tra sau bó bột vì trật khớp khuỷu có thể trật tái phát trong bột. Sau tháo bột cho bệnh nhân tập chủ động gấp duỗi khuỷu, không được xoa nắn vùng khuỷu vì sợ vôi hóa cạnh khớp.
Phẫu thuật
Trật khớp khuỷu phức tạp, việc mổ nắn trật nhằm phục hồi lại trục chi và khâu sửa dây chằng, bao khớp rách giúp khớp khuỷu vững.
Trật khớp có tổn thương thần kinh, mạch máu.
Trật khớp mà đã nắn trật không hiệu quả.
Hình 12. Gãy trật phức tạp khớp khuỷu [3]
BIẾN CHỨNG
Cần khám kỹ để phát hiện các biến chứng thần kinh, mạch máu.
Biến chứng thần kinh
Hay bị nhất là dấu hiệu liệt thần kinh trụ. Trong cấp cứu phát hiện bằng mất cảm giác ở đầu ngón V. Liệt thường hồi phục trong vòng 4 tuần.
Biến chứng mạch máu
Gặp ít tỷ lệ 1 - 5% trật khớp, thường động mạch cánh tay bị chèn ép, co thắt hoặc có thể bị rách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Josefsson PO, Nilsson BE. Incidence of elbow dislocation. Acta Orthop Scand 1986; 57: 537–538.
Stoneback JW, Owens BD, Sykes J, Athwal GS, Pointer L, Wolf
JM. Incidence of elbow dislocations in the United States population. J Bone Joint Surg Am 2012; 94: 240–245
John Ebnezar - Textbook of Orthopedics, Devaraj Urs Medical College Kolar, Karnataka, 2010, p: 323-330.
-
Tài liệu mới nhất
-
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế
20:56,31/01/2023
-
Chụp CL trở kháng điện để chuẩn độ AL dương cuối thì thở ra trong HC nguy kịch hô hấp cấp tính
15:41,31/01/2023
-
Các kịch bản lâm sàng của ứng dụng chụp cắt lớp trở kháng điện trong chăm sóc tích cực ở trẻ em
22:41,30/01/2023
-
Thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy so với thông khí bảo vệ phổi ở bệnh nhân ARDS
22:08,12/01/2023
-
Áp lực đẩy và áp lực xuyên phổi: Làm thế nào để chúng tôi hướng dẫn thông khí cơ học an toàn?
22:49,10/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Dinh dưỡng Việt Nam
20:54,09/01/2023
-
Giảm viêm phổi liên quan đến thở máy ở khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh
21:50,08/01/2023
-
Các chiến lược ngăn ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy,...
10:33,07/01/2023
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do vi rút Adeno ở trẻ em
21:16,06/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Điều dưỡng Việt Nam
20:31,05/01/2023
-
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế