Tập vận động phục hồi chức năng sau bỏng
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Bỏng
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2013
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Tập vận động phục hồi chức năng sau bỏng
KHÁI NIỆM
Một khi sự sống của người bệnh đã được đảm bảo, chức năng và thẩm mỹ trở thành nhân tố lớn nhất đối với chất lượng tiếp theo của cuộc sống. Tập vận động là một yếu tố quan trọng của phục hồi chức năng bỏng, thường xuyên vận động tay chân bị thương là cần thiết để giảm bớt số lượng mô sẹo và để đảm bảo tầm vận động của khớp. Thông thường, người bệnh được khuyến khích để bắt đầu vận động tay chân của họ ngay sau khi các phẫu thuật đã được hoàn thành và ghép da đã được thực hiện. Tập vận động ở giai đoạn này có thể là đau đớn, nhưng nó là quan trọng trong việc phục hồi chức năng vận động để thực hiện hoạt động sinh hoạt hàng ngày, là nền tảng cho việc thực hiện được các hoạt động sinh hoạt hàng ngày giúp người bệnh có lòng tự tin tăng, giá trị bản thân, và ý thức độc lập
CHỈ ĐỊNH
Người bệnh bỏng độ III; IIIs, IV, V
Hạn chế tầm vận động khớp
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Điều kiện sức khỏe toàn thân người bệnh không cho phép
Người bệnh có tổn thương cơ, gân, mạch máu thần kinh phối hợp Người bệnh không hợp tác
CHUẨN BỊ
Người bệnh
Giải thích để người bệnh và người nhà kết hợp điều trị
Người thực hiện
Kỹ thuật viên vật lý trị liệu- phục hồi chức năng
Phương tiện
Nạng, khung tập đi, băng thun, găng tay, tạ, bộ tập bàn ngón tay…tùy thuộc vào từng người bệnh sẽ quyết định
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Kiểm tra hồ sơ bệnh án, phiếu điều trị
Tập vận động có nhiều phương pháp, mỗi người bệnh có một phương pháp tập khác nhau. Trước khi tập phải khám, đánh giá được những khó khăn và nhu cầu mà người bệnh cần, chọn xem cách tập nào phù hợp và tốt nhất, theo dõi xem người bệnh có phản ứng với phương pháp tập đó không
Dạy kỹ thuật hít thở để giảm bớt sự lo lắng từ các cơn đau có thể làm co cơ bắp bảo vệ và cứng khớp
Vận động thụ động
Vận động chủ động có hỗ trợ
Vận động chủ động
Vận động chống lại sự co kéo bằng bài tập kéo dãn
Tập tư thế
Tập đứng
Tập đi lại
Nẹp
Tập các bài tập sinh hoạt hàng ngày
Hướng dẫn cho người nhà và người bệnh hiểu và nắm bắt được cách chăm sóc sẹo, phương pháp tập vận động sau khi ra viện
Thời gian: 2-3 lần mỗi ngày và duy trì 6-12 tháng
CHÚ Ý
Biến chứng có thể xảy ra trong khi kéo dãn là có thể rách sẹo, khi đó vết thương cần được băng ngay lại và báo cho cả nhóm phục hồi biết
Trước khi tiến hành tập làm tăng tầm vận động của khớp nào đó phải cân nhắc thật kỹ xem nếu khớp đó được tăng tầm vận động thì khả năng làm việc và thực hiện chức năng của người bệnh với khớp đó có tốt hơn không?
-
Tài liệu mới nhất
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn
22:55,07/02/2023
-
Đánh giá cập nhật về chiến lược thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy và ứng dụng lâm sàng của nó
22:28,07/02/2023
-
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế
20:56,31/01/2023
-
Chụp CL trở kháng điện để chuẩn độ AL dương cuối thì thở ra trong HC nguy kịch hô hấp cấp tính
15:41,31/01/2023
-
Các kịch bản lâm sàng của ứng dụng chụp cắt lớp trở kháng điện trong chăm sóc tích cực ở trẻ em
22:41,30/01/2023
-
Thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy so với thông khí bảo vệ phổi ở bệnh nhân ARDS
22:08,12/01/2023
-
Áp lực đẩy và áp lực xuyên phổi: Làm thế nào để chúng tôi hướng dẫn thông khí cơ học an toàn?
22:49,10/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Dinh dưỡng Việt Nam
20:54,09/01/2023
-
Giảm viêm phổi liên quan đến thở máy ở khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh
21:50,08/01/2023
-
Các chiến lược ngăn ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy,...
10:33,07/01/2023
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn