Kỹ thuật đặt túi giãn da điều trị sẹo bỏng
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Bỏng
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2013
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Kỹ thuật đặt túi giãn da điều trị sẹo bỏng
ĐẠI CƯƠNG
Giãn da là một hiện tượng tự nhiên được ghi nhận trong y văn từ lâu như khi mang thai, béo phì, u xơ hoặc đặt các vòng xâu tai, môi lưỡi ở các bộ tộc ở châu Phi. Lần đầu tiên, Neumann áp dụng giãn da để tạo hình vành tai. Nguyên tắc chính của Kỹ thuật này là đặt dưới da lành kế cận tổn thương một túi giãn bằng silicon, sau đó bơm giãn từ từ bằng huyết thanh mặn đẳng trương qua trống hay van. Bơm tới khi giãn đủ diện tích da che phủ thì tháo túi,cắt sẹo chuyển vạt che phủ.
CHỈ ĐỊNH
Sẹo bỏng rộng, ảnh hưởng tới thẩm mỹ, còn da lành quanh.
Sẹo vùng da đầu gây mất tóc.
Những bệnh lý về da như u máu phẳng, u sắc tố...
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Phụ nữ đang thời kì kinh nguyệt
Người bệnh có rối loạn đông máu
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa bỏng- phẫu thuật tạo hình.
Kíp gây mê nếu ápdụng mê
Phương tiện
Bộ phẫu thuật trung phẫu, vật tư tiêu hao và túi giãn da có hình dạng và kích thước phù hợp.
Người bệnh
Hồ sơ bệnh án theo quy định cho một phẫu thuật
Giải thích cho người bệnh biết ý nghĩa phương pháp đặt túi, những khó khăn gặp phải sau này trong quá trình bơm túi đòi hỏi người bệnh phải khắc phục. - Vệ sinh vùng đặt túi.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Vô cảm
Gây mê hoặc gây tê vùng.
Kỹ thuật
Dùng xanh Methylen vẽ thiết kế vị trí đặt túi, vị trí đặt trống, đường rạch để bóc tách vào vị trí đặt túi.
Dùng dao mổ rạch da theo đường đã thiết kế, tới lớp cân dưới mỡ, chiều dài đường rạch khoảng 4- 6cm.
Dùng kéo bóc tách theo lớp cân dưới mỡ theo kích thước đã thiết kế, bóc tách nơi đặt trống theo thiết kế.
Cầm máu kĩ
Đặt túi giãn da và trống vào vị trí đã bóc tách
Đặt dẫn lưu áp lực âm
Khâu vết mổ bằng các mối nylon rời, khâu cố định dẫn lưu
Bơm khoảng 10ml huyết thanh mặn đẳng trương trống kiểm tra lưu thông
Sát trùng, đặt gạc băng
Thay băng, rút dẫn lưu sau 1 ngày.
Bơm túi: sau 2 tuần bắt đầu bơm túi, tuần bơm 2- 3 lần, mỗi lần bơm khoảng 5 - 10% thể tích của túi.
THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
Toàn thân
Theo dõi các biến chứng của gây mê (nếu có): suy hô hấp, tụt huyết áp, nôn…: truyền dịch, nâng huyết áp, thở oxy…
Đau nhiều sau phẫu thuật: cho thuốc giảm đau sau mổ 1- 2 ngày.
Tại chỗ
Tình trạng chảy máu tại vùng mổ (máu thấm băng…): kiểm tra dẫn lưu, băng ép, lấy máu tụ, cần thiết, mở vết mổ cầm máu.
Nhiễm khuẩn tại nơi đặt túi: Tháo túi, đặt lại túi ở vị trí khác.
-
Tài liệu mới nhất
-
Các kịch bản lâm sàng của ứng dụng chụp cắt lớp trở kháng điện trong chăm sóc tích cực ở trẻ em
22:41,30/01/2023
-
Thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy so với thông khí bảo vệ phổi ở bệnh nhân ARDS
22:08,12/01/2023
-
Áp lực đẩy và áp lực xuyên phổi: Làm thế nào để chúng tôi hướng dẫn thông khí cơ học an toàn?
22:49,10/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Dinh dưỡng Việt Nam
20:54,09/01/2023
-
Giảm viêm phổi liên quan đến thở máy ở khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh
21:50,08/01/2023
-
Các chiến lược ngăn ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy,...
10:33,07/01/2023
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do vi rút Adeno ở trẻ em
21:16,06/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Điều dưỡng Việt Nam
20:31,05/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Hộ sinh Việt Nam
20:14,05/01/2023
-
Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2022 ( Tóm tắt )
22:43,03/01/2023
-
Các kịch bản lâm sàng của ứng dụng chụp cắt lớp trở kháng điện trong chăm sóc tích cực ở trẻ em