A. Các chất đạm
1. Ammoniac
Ammoniac bài tiết qua nước tiểu dưới hình thái muối ammonium, mỗi ngày 30 - 60 mmol (0,50 - lg ).
. Tăng trong nhiễm toan chuyển hóa: dái tháo đưòng, trạng thái đói, mất nước, nôn nhiểu, ỉa lỏng kéo dài; còn tăng trong nhiẻm toan hô hấp, mất kali hoặc natri, tăng aldosteron nguyên phát.
. Giảm trong nhiễm kiẻm chuyển hóa hay hổ hấp, bệnh thận có tổn thương ống thận xa bệnh Addison.
2. Acid amin
Bình thường truong nước tiểu có rất ít acid admin khoảng 1 - 1,2 g trong 24 giờ.
Acid amin tăng nhiểu t rong nước t iểu:
- Do táng khà năng lọc của cầu thận hoặc do tổn thương về tái hấp thu cùa ống thận:
. Bẩm sinh: hội chứng De Toni-Debre-Fanconi, bệnh Wilson, đôi khi trong thận đa nang, tật dị dạng đường tiết niệu.
. Mắc sau: nhiễm độc chì.
- Do tăng sản xuất acid amin:
. Bẩm sinh: bệnh loạn dưỡng cystin...
. Mắc sau: các bệnh gan nặng, nhiễm độc chlorofor-me, ph ospho...), bỏng nặng, sốc, đái tháo đường có ceton niệu.
3. Acid uric
Acid uric là sản phẩm thoái giáng của nucleoprotein của tổ chức hay từ thức ãn đưa vào, bài tiết ra nước tiểu dưới dạng urat trong 24 giờ từ 3,2 đến 4,8 mmol (0,55 - 0,80 g).
- Thay đổi sinh lý:
Như urê, tùy theo chế độ ăn, sự hoạt động của cơ thể; một sô thuốc làm tăng bài tiết acid uric như natri salicylat... hoặc làm giảm như quinin, cafein, antipyrin, các muối sắt ...
- Thay đổi bệnh lý:
. Tăng trong một số bệnh nhiễm khuẩn, bệnh leucemi, bệnh Vaquez, trạng thái tăng tiết TSH, dùng thuốc lợi tiểu loại benzothiazin, corticoid.
. Giảm trong suy thận, thoái hóa gan-nhân đậu, thiểu tiết TSH, điếu trị bằng allopurinol.
Trong bệnh gút lúc bãt dầu, lượng acid uric niêu giam dột ngột, tới ngày thứ 3 lại đào thài nhiêu một cách dột biến; nếu bệnh diễn biến mạn t ính, những thay dôi t rẻn không rõ rệt; nguyên nhân do acid uric có thè năm lại trong các tổ chức dưới dạng urat.
4. Creatin và creatinin
Creatin do gan tổng hợp rồi được máu vân chuyển đến các cơ, tại đó gắn với phosphat từ ATP để tạo thành creatin-phosphat, một dạng dự trữ năng lượng dùng cho viộc co cơ. Chuyển hóa cùa creatin-phosphat sẽ cho creatinin, chất này không được cơ sử dụng, vào máu rói được thận đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Lượng creatinin niệu không bị ảnh hường bời thổ tích nước tiếu dược bài tiết hoặc thức ăn.
Bình thường, không có creatin niệu, hoặc nếu có thì sổ lượng rất ít, <950 |imoI (<125 mg) trong 24 giờ ; creatinin niệu có với số lượng ở nam 8,8 - 12,6 mmol (1,21 ± 0,21 g), ở nữ 5,6- 8,6 mmol (0,79 ± 0,16 g) trong 24 giờ, theo Hằng sô' sinh học người Việt Nam.
- Creatin tăi-g:
. Sinh lý: thời kỳ lớn nhanh, khi có thai, có kinh nguyệt. Trẻ em bài tiết nhiều creatin hơn creatinin.
. Các bệnh có tổn thương hoặc ảnh hường đến các cơ viêm đa cơ, bệnh bại liệt, xơ cứng cột bên tco cơ, dáỉ ra myoglobin, cường giáp, bỏng rộng...
- Creatin giảm trong phù ni&m.
- Creatinin tăng khi có tổn thương, giập Dắt cơ rông, viêm cơ, bênh đại cực
- Creatinin giảm trong viêm thận suy gan
5. Indoxyl
Là một chất do oxy-hóa indol từ một acid amin tạo thành.
Indoxyl có trong nước tiểu dưới hình thái acid indoxyl sulfuric và acid indoxyl glycuronic. Bình thường lượng indoxyl có rất ít, chừng 10 mg trong 1 lít.
- Thay đổi sinh lý: tùy theo mức ăn, tăng nếu ăn nhiều thịt. «
- Thay đổi hệnh lý:
. 15 * 30 mg: rối loạn tiêu hóa nhẹ
. >50 mg: rối loạn quan trọng.
Thường gặp trong các bệnh vé dạ dày, ruột và trong suy gan.
6. Nitơ toàn phần
Nitơ toàn phẩn trong nước tiểu bao gồm:
Nitơ của urê 82,29%
Nitơ của ammoniac 5,53
Nitơ của creatinin 4,46
Nitơ của acid uric 1,67
Nitơ của các base puric 0,14
Nitơ không định lượng được 5,91
Trung bình trong nước tiểu 24 giờ có 12 - 15 g nitơ toàn phẩn.
Giá trị riêng biệt ít, người ta thường dùng để so sánh với ammoniac:
- / V s ô t i t ỉ ơ nươc t i ẽ u :
nitơ cùa urô
— ------ = 81- 85%
nitơ toàn phần
Tỷ sô này hạ trong suy gan.
- Tỷ sô ammoniac:
ammoniac
-------------------------- = 2 đến 5%
nitơ toàn phần
Tỷ sô này tăng khi ăn nhiều thịt và trong một sô' bệnh vé gan (xơ gan, ung thư gan...) do ammoniac không dược chuyển hóa thành urê như bình thường.
7. Protein
Binh thường, chỉ có một ít protein huyết tương có kích thước nhỏ qua được cầu thận nhưng lại được tái hấp thu hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn khi qua ống thận, vì vây không có hoặc chỉ có rất ít protein niệu: người ta tính lượng protein đào thải vào khoảng 30 mg/24 giờ, trong dó 30% là albumin và 70% là globulin. Trước khi xét nghiệm, phải thật chắc chấn là nước tiểu
không lẫn máu và mủ vì 2 chất này là những chít có protein, kết quả sẽ khững chính xác. Pbải lọc nước tiếu đục trước khi ỉàm xét nghiệm.
a) Định tính protein: thường hay dùng phương pháp chưng đốt. Đổ nước tiểu vào ống nghiệm chứng 1/2 hoặc 2/3 ống. Dùng đèn cồn đốt pliần trẽn của óng nghiệm. Nếu thấy vẩn đục màu trắng, cho 5 - 6 giọt acid acetic N/10 dể loại phosphat. r. ^ r ,
Cần chú ý dễ lầm với protein giả là nh&Dg^f t tiết c ia bộ phận sinh dục hoặc do chuyên hóa cùa tê bào hủy hoại. Đôi với bộnh nhân đã lâu ngày ăn nhạt, cơ thể thiếu muối, protein tuy có nhưng rất khó thấy; phải cho thêm ít muối vào nước tiểu, nếu có protein sẽ xuất hiện ngay. Có thể dùng phương pháp khác: đổ acid nitric từ từ vào thành một cốc đựng nước tiểu, chỗ 2 chất gặp nhau xuất hiện 1 vòng trắng đục.
b) Định lượng protein: tính thành g/24 giờ.
Ngoài phương pháp kinh điển, hiện nay có thể định lượng hoặc bán định lượng protein niệu bằng băng giấy thử theo phương pháp sinh hóa khô, cho kết quả nhanh và tương đối chính xác, người bệnh cũng có thể tự kiểm tra ờ nhà được.
Kết quả:
- Thay đổi sinh lý: protein xuất hiện ít (<150 mg/24 giờ), và không thường xuyên trong các trường hợp:
- Ở trẻ sơ sinh khi thận chưa hoạt động tốt, thường sau 4 - 1 0 ngày thì hết.
- Do ăn uống: sau bữa ăn giàu chất dạm.
- Do tư thế dứng và gắng sức: hay gặp ở trẻ và thanh thiếu niên, ít gặp ờ người lớn tuổi. . '
Làm nghiệm pháp protein niệu từng phần, lấy 3 mẫu nước tiểu:
. Mẫu 1: bệnh nhân dậy lúc 4 giờ, đái hết và bỏ nước tiểu đó, tiếp lục cho bệnh nhân nằm trên giường và thu nước tiểu từ 4 đến 7 giờ. Đếm hồng cầu, bạch cầu và định ỉượng protein niộu trong 1 phút.
. Mẫu 2: cho bênh nhân đứng và nhịn ăn trong 2 giờ (từ 7 giờ đến 9 giờ), sau đó thu nước tiểu, định lượng protein niệu trong 1 phút.
. Mẫu 3: cho bộnh nhân ăn sáng rồi đứng 2 giờ (từ 9 đến 1 1 giờ), sau đó thu nước tiểu, cũng định lượng protein như mẫu 2.
Kết quả cho phép phân tích:
. Protein niệu có trong cả 3 mầu, sỏ lượng >50 mg/phút: có protein niệu thường xuyên, không phải là do thay đổi sinh lý.
. Không có protein niệu trong mẫu 1, tế bào nước tiểu bình thường; có protein niệu trong mẩu 2 và 3: không phải là protein niệu thường xuyên, có liôn quan đến tư thế dứng.
. Không có protein niệu trong mẩu 1 và 2, chỉ thấy trong mầu 3, tế bào nước tiểu bình thường: protein niệu từng lúc do tiêu hóa.
Nếu muốn biết có protein niệu là do gắng sức hay không, trong bước thứ 3 của nghiệm pháp trên, cho bênh nhân vận động thể lực rồi thu lấy nước tiếu, dịnh lượng protein niệu như mẫu 2: nếu chỉ có protein niệu trong mẫu đó, tế bào nước tiểu bình thường, nghĩ đến protein niệu từng lúc do gắng sức.
Thay đổi bệnh lý:
- Protein niệu xuất hiện tạm thời, lượng đào thải ít <1 g/24 giờ:
. Sốt cao, sốc.
. Suy tim khi bị thiểu niệu.
. Chấn thương sọ àSo^chảy mắu nSo - màng n lo . ìS ■- - Ỹrotein niệu xuất hiện thiịờng XMyém+t lwợmg đảo thải nhiều hơn.
. Protein niêu trước thận: thường là những protein c ó trọng lượng phân từ nhỏ lọc được qua cấu thận nhưng vượt quá khả nảng tái hấp thu cùa ông thận. Thuộc loại này có protein Bence-Jones, myoglobin niộu xảy ra sau chấn thương các cơ.
. Protein niệu do thận: viêm cầu thận, viêm ống thận, thận hư, thoái hóa thân dạng tinh bột, lao thân, ung thư thận, xơ mạch thận, thận đa nang, tổn thương thận trong các bệnh khác như các bộnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus, bệnh Fanconi, bệnh Wilson, do tác dộng của một số thuốc... Protein niệu do tổn thương cầu thận có trọng lượng phân tử cao mà protein niệu do tổn thương ống thân khổng có.
Lượng protein niệu đào thải tăng rất cao trong thận hư (>3,5 g/24 giờ), tăng vừa phải trong viêm cầu thận cấp (2 - 3 g/24 giờ), tăng nhẹ (khoảng 1 g/24 giờ) trong viêm cầu thận mạn, viêm thận bể thận, lao thận ...
. Protein niệu sau thận: do viêm nhiễm hoặc có tổn thương niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt hoặc dường sinh dục nữ.
* Tỷ lệ albumin!globulin trong protein niệu:
- Tỷ lộ tăng trong viêm thận mạn tính, viêm thận cấp tính nhẹ, thận hư ... do albumin thoát ra ngoài nước tiểu quá nhiẻu.
- Tỷ lệ giảm trong viêm thận cấp tính nặng, thoái hóa thận dạng tinh bột do globulin ra ngoài nước tiểu quá
albumin/globulin = 5 - 10
* Microaỉhumin niệu: còn goi là a l bumi n vi lương co rất ít t rong nước t iểu. Hiện nay bănc nhữn c ky thuát hiộn đai , người ta đã t ìm ra một sô phương pháp đinh lương loại albumin niệu này. Microalbumin niệu có thể là sinh lý (<30 mg/24 giờ), có thể là bệnh lý (30 - 300 mii/24 giờ) xảy ra khi bắt đầu tổn thương thận. Micraltest II là một xét nghiộm bằng giấy nhúng bán định lượng, dùng phương pháp hóa miễn dịch ( immu n o c h emi c a l d i p s t i c k - t e s t ) két hợp săc ký để xác định mi c r o a l b umi n niệu. Có 4 màu mảu từ nhạt đên • • * đâm tuơng ứng với none độ albumin trong nước tiểu: 0, 20, 50 va 100 mg/1.
- Cho giấy nhúng vào lọ nước tiểu tươi (láy sau khi ngủ dậy) trong 5 giây rồi rút ra.
- Đọc kết quả từ sau 1 phút và trong vòng 5 phút so sánh với màu mẫu. Kết quả: <30 mg/24 giờ được coi là microalbumin niệu sinh lý, trên mức đó là bộnh lý.
Phương pháp tiến hành rất đơn giản và nhanh, dộ nhạy của xét nghiệm là 90%, độ đặc hiộu 87,2%.
Microalbumin niệu thể hiện tổn thương rất sớm của thận, xét nghiệm này hay được làm cho các bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường.
* Điện di protein niệu:
Chỉ làm được với điẻu kiện nồng độ protein niệu >20 - 30 g/1 nước tiểu, do đó phải cỡ đặc ntftfe tiểu. Điện di protein niệu phát hiện:
- Protein niệu sinh tý: albumin 3 $ '40% + phần đuôi gồm các globulin ■ í é A a g airtmg tập trung nhiéu nhất ở vùng.p, là đ ẳ |B 9 i pktc trong hội chứng thận hư vấ %ộnh viêm cẩu tfeện cấp tính.
- Protein niệu do tổn thương ống thận: albumin thấp <25%, các globulin a , , a 2, p, Ỵ tăng rất nhiéu; tháy trong các bệnh có tổn thương ÔI g thận và tổ chức kẽ thận.
- Protein do tổn thương cáu thận:
. Protein niệu “chọn lọc” với protein có trọng lượng phân tử <90.000, albumin tới 80%, đỉnh p rõ (do tăng siderophillin): hội chứng thận hư, nếu có tảng globulin thì tiên lượng xấu.
. Protein niệu “không chọn lọc” : điện di protein niệu như điện di protein huyết thanh, thấy trong viêm cầu thận.
- Cận protein niệu (paraproteinuria): trên điện di xuất hiện ở khu vực globulin p hay Ỵ và tạo thành một đỉnh nhọn; các cận protein có thể gặp:
. Protein Bence-Jones hay protein nhiệt tan bị kết tủa ở nhiệt độ 50 - 60°c nhưng lại tan ở nhiệt độ cao hơn; protein này được cấu tạo bời các chuỗi nhẹ của globulin miễn dịch kappa hay lambda tùy trường hợp. Sự xuất hiện loại protein này gợi ý bệnh đa u tủy, chứng rối loạn globulin máu (bệnh globulin to Waldenstrom...)' . Protein niệu của các bệnh thuộc các chuỗi nặng gamma: loại này ít gặp hơn, protein thấy trong nước tiểu là một phần của chuỗi nặng đó.
Ngoài các chất protein thật và protein giả, người ta còn xét nghiệm các chất albumose là những sản phẩm thoái hốa của protein, có bất thường trong máu và do thận lọc ra ngoài. Khác vài protein, sự phát hiện chất albumose trong nước tiéu không chứng minh thận bị tổn thương mà chứng minh một sô' bệnh khác trong cơ thể:
. Các bệnh vẻ Xtfcmg: cốt viêm, u tủy, ung thư xương...
. Các bệnh có sốt cao: viêm phổi làm rối loạn chuyển hóa các chất đạm...
. Một số bệnh đường tiêu hóa: viêm dạ dày, viêm ruột... làm các chất đó từ thức ăn vào thẳng máu.
8. Urẽ
Trung bình nam bài tiết 431 mmol (26g), nữ 365 mmol (22g) urê trong 24 giờ. Trẻ em bài tiết urê, tính theo cân nặng nhiểu hơn người lớn:
2 tuổi = 1 g/kg/24 giờ
4 tuổi = 1,30 g/kg/24 giờ
Người lớn đến 50 tuổi = 0,36 g/kg/24 giờ.
Thay đổi sinh lý:
Tùy theo chế độ ăn, sự hoạt động và tùy theo các thuốc
dùng vào cơ thể:
. Tăng khi ăn nhiều thịt, khi hoạt dộng mạnh.
. Giảm khi ăn nhiều rau, khi nghỉ ngơi, dùng cà phê, rượu, iodur, digitalis...
Thay đổi bệnh lý:
. Tăng trong đái tháo nitơ niệu, khi có tăng thoái giáng protein (sốt cao...), nhiẻm độc asen, phospho.
. Giảm trong viôm thân cấp tính và mạn tính, trạng thái nhiễm toan, suy gan ờ giai doạn cuối.
Cần chú ý: số lượng urẽ trong nước tiểu không đủ để phản ánh trạng thái của thận; có trường hợp thận suy mà lượng urê niệu vẩn bình thường; sự thực thi urê máu rất cao mà thận vì suy yếu không lọc được hết.