Mynoline - Công ty cổ phần Armephaco
- Số đăng ký:VD-27729-17
- Phân Loại: Thuốc kê đơn
- Hoạt chất - Nồng độ/ Hàm lượng: Minocyclin (dưới dạng Minocyclin hydroclorid) 100 mg
- Dạng bào chế:viên nén
- Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
- Tuổi thọ:36 tháng
- Tiêu chuẩn:TCCS
- Công ty sản xuất: Chi nhánh công ty cổ phần Armephaco- Xí nghiệp dược phẩm 150
- Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược mỹ phẩm Bảo An
- Tình trạng: Còn hàng
Thông tin chi tiết
THÀNH PHẦN
Mỗi viên nén bao phim chứa:
Minocyclin (dưới dạng Minocyclin hydroclorid) ……………… 100mg.
Tá dược: Mcrocrystalin cellulose, Lactose, Natri starch glycolat, Povidon, Aerosil, Magnesi stearat, Opadry màu vàng.
CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ
Mynoline được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các vi khuẩn Gram dương và Gram âm nhạy cảm.
Điều trị bổ trợ bệnh trứng cá có nhiễm trùng không đáp ứng với tetracyclin hoặc erythromycin.
Viêm niệu đạo do lậu cầu (Chlamydia trachomatis hoac Ureaplasma urealyticum).
Người lành mang N. meningitidis không có triệu chứng, nhưng hiện nay có nhiều kháng sinh được khuyến cáo như ceftriaxon, ciprofloxacin.
Bệnh lậu và nhiễm trùng phối hợp.
Giang mai: Minocyclin là liệu pháp điều trị thay thế penicilin ở người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, phụ nữ không mang thai bị dị ứng với penicillin.
Các bệnh do trực khuẩn họ A4wcobacferia: bệnh phong ở người lớn thể nhiều vi khuẩn không dùng được rifampicin do dị ứng hoặc vi khuẩn kháng rifampicin hoặc không dung nạp clofazimin. Bệnh phong ở trẻ em thể ít vi khuẩn đơn tổn thương. Minocyclin còn được dùng điều trị nhiễm trùng da do M marinum.
Bệnh tả.
Nhiễm trùng do vi khuẩn do Nocardia.
Ngoài ra, minocyclin còn được dùng điều trị viêm khớp dạng thấp.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Mẫn cảm với thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin hoặc các thành phản của thuốc
Lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc:
Cũng như các kháng sinh nhóm tetracyclin khác, minocyclin có thê gây nguy hiểm cho bào thai. Nếu thuốc được dùng trong quá trình mang thai hoặc bệnh nhân có thai trong quá trình điều trị băng thuốc nhóm này cần phải cảnh báo bệnh nhân về nguy cơ xảy ra với bào thai. Việc dùng thuốc nhóm tetracyclin làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của răng (nữa cuối thai kỳ, trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 8 tuôi) gây biến màu răng vĩnh viễn.
Tác dụng phụ này thường gặp khi dùng kéo dài những cũng xảy ra trong trường hợp dùng phác đồ ngắn lặp lại. Giảm sản men răng cũng được báo cáo. Do vậy, chỉ sử dụng tetracyclin trong quá trình phát triển của răng khi chống chỉ định với các thuốc khác hoặc các thuốc khác không có hiệu quả.
Tất cả các kháng sinh tetracyclin hình thành phức bên với calci trong mô tạo xương. Giảm tốc độ sinh trưởng của xương mác đã được báo cáo ở trẻ sinh non khi cho uống tetracyclin với liều 25mg/kg mỗi 6 giờ. Phản ứng này được phục hồi sau khi ngưng thuốc.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy tetracvclin qua được nhau thai, được tìm thây trong mô bào thai và có thê gây hại cho quá trình phát triển của thai nhi (thường làm chậm quá trình phát triển hệ xương). Có bằng chứng về gây độc cho phôi ở động vật thí nghiệm trong thời gian đầu mang thai.
Phản ứng quá mẫn với ánh sáng đã được ghi nhận với một số trường hợp dùng kháng sinh nhóm tetracyclin bao gồm cả minocyclin.
Tác dụng phụ với hệ thần kinh trung ương bao gồm đau đầu nhẹ, chóng mặt đã được ghi nhận khi dùng minocyclin. Bệnh nhân cần phải được cảnh báo nếu vận hành máy móc hoặc lái xe khi dùng thuốc. Tác dụng phụ này có thể mắt trong quá trình sử dụng thuốc hoặc sau khi ngưng điều trị.
Tiêu chảy do C.dificile đã được báo cáo với hầu hết các kháng sinh bao gồm cả minocyclin.
Cũng như với các kháng sinh khác việc dùng thuốc có thể làm tăng sinh quá mức vi sinh vật không mẫn cảm bao gồm vi nấm. Nếu bội nhiễm xảy ra cần phải ngưng điều trị bằng kháng sinh và tìm phác đồ khác thích hợp.
Tăng áp lực nội sọ lành tính đã được phi nhận khi dùng tetracyclin. Triệu chứng lâm sàng thường là đau đầu, nhìn mờ. Phòng thóp đã được ghi nhận ở trẻ em khi dùng tetracyclin. Mặc dù triệu chứng sẽ hết sau khi ngừng thuốc nhưng nguy cơ bị di chứng vẫn có thể xảy ra.
Ngộ độc với gan đã được ghi nhận khi dùng minocyclin; do vậy cần thận trọng khi dùng thuốc cho những bệnh nhân này hoặc kết hợp với các thuốc có nguy cơ gây độc với gan khác.
Tương tác thuốc và các dạng tương tác khác:
Do các kháng sinh tetracyclines làm giảm hoạt động của prothrombin nên những bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu có thê phải giảm liều dùng thuốc chóng đông đang sử dụng.
Không dùng phối hợp với kháng sinh nhóm penicillin do tương tác trên cơ chế hoạt động của hai nhóm kháng sinh này.
Nguy cơ ngộ độc alkaloid cựa lúa mạch khi sử dụng đồng thời với tetracyclin.
Nồng độ catecholamine trong nước tiểu tăng giả có thể xảy ra do dùng minocyclin.
LIỀU LƯỢNG, CÁCH DÙNG
Cách dùng
Uống thuốc với nhiều nước và ở tư thế đứng hoặc ngồi để giảm nguy cơ kích ứng hoặc loét thực quản. Uống xa bữa ăn (1 giờ trước hoặc 2 giờ sau ăn).
Các thuốc kháng acid. bồ sung calci, sắt, thuốc nhuận tràng chứa magne và cholestyramin phải uống cách 2 giờ so với Mynoline
Liêu dùng
Người lớn: Điều trị các nhiễm trùng, liều ban đầu là 200mg, sau đó 100mg/12 giờ.
Có thể chia nhỏ liều: Ban đầu 100-200mg, sau đó 50mg/lần x 4 lần/ngày.
Trẻ em trên 8 tuổi: Liều ban đầu là 4mg/kg, sau đó 2mg/kg/12 giờ.
Liều điều trị một só trường hợp cụ thể:
Điều trị trứng cá: 50mg/lần, ngày 2-3 lần.
Nhiễm Chlamydia hoặc Ureaplasma urealyticum: 100mg/12 giờ trong ít nhất là 7 ngày.
Nhiễm lậu cầu không biến chứng: Liều 100mg/12 giờ trong ít nhất 5 ngày
Viêm niệu đạo do lậu cầu: 100mg/12 giờ trong 5 ngày
Nhiễm N. meningitidis không triệu chứng: 100mg/12 giờ trong 5 ngày
Nhiễm trùng do các vi khuẩn họ Nocardia: Liều thông thường của minocyclin phối hợp với sulfonamide trong 12-18 tháng
Viêm khớp dạng thấp: 100mg/12 giờ trong 1-3 tháng.
Giang mai: 100mg/12 giờ trong 10-15 ngày.
Nhiễm phẩy khuẩn tả: Liều ban đầu 200mg, sau đó 100mg/12 giờ trong 48-72 giờ.
Bệnh phong: Thể phong nhiều vi khuẩn không điều trị được bằng rifampicin: 100mg/ngày phối hợp với các thuốc điều trị phong khác (clofazimin 50mg/ngày, ofloxacin 400mg/ngày) trong 6 tháng tấn công, tiếp theo duy trì 18 tháng bằng minocyclin 100mg/ngày và clofazimin 50mg/ngày. Đối với thể phong nhiều vi khuẩn không điều trị được bằng clofazimin: 100mg minocyclin/lần/tháng phối hợp với ofloxacin 400mg/lần/tháng và rifampicin 600mg/lần/tháng trong 24 tháng. Thể phong ít vi khuẩn đơn tổn thương: liều duy nhất 60mg rifampicin, 400mg ofloxacin và 100mg minocyclin.
DƯỢC LÝ
Đặc tính dược lực học
Mã ACT: J01A A08- Thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin.
Minocyclin hydrochlorid là kháng sinh phổ rộng và cơ chế tác dụng tương tự với tctracyclin nhưng mincycline còn có tác dụng với nhiều chủng vi khuẩn bao gồm St. aureus, các chủng Streptococci, N. meningitidis, Acinetobacter, Bacteroides, Heamophylus, Nocardia, nhiều trực khuẩn đường ruột, một vài loại Mycobhacteria, trong do có M. leprae.
Cơ chế tác dụng giống như tetracyclin: Thuốc gắn vào vị trí 30S của ribosom và ức chế chức năng ribosom của vi khuẩn do đó ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn theo cơ chế ngăn cản quá trình gắn aminoacyl t-RNA.
Minocyclin có tính thân mỡ hơn doxycyclin và các tetracyclin khác: có ái lực cao hơn đối với các mô mỡ do đó làm tăng cường hiệu quả và thay đôi các phản ứng bắt lợi. Các kích ứng dạ dày ruột và rồi loạn vi khuẩn ruột ít hơn so với các thuốc thân nước.
Có sự kháng chéo từng phân giữa minocyclin và các tetracyclin khác, nhưng một sô chủng mặc dù có kháng với các tctracyclin khác nhưng vẫn nhạy cảm với minocyclin. Cơ chế do minocyclin có tính thâm qua màng tế bào tốt hơn
Tác dụng đối với viêm khớp dạng thấp: Cơ ché tác dụng của thuốc trong bệnh viêm khớp dạng thấp chưa được hiểu rõ. Giả thiết cho rằng minocyclin có tác dụng kháng khuẩn chống viêm, điều hòa miễn dịch và bào về ty thể. Hơn nữa minocyclin được cho răng có khả năng ức chế metalloproteinase - chất làm phá hủy khớp trong viêm khớp dạng tháp.
Đặc tính dược động học
Hấp thu: Minocyclin được hấp thu nhanh qua đường uống với khoảng 90- 100% liều uống được hấp thu khi uống lúc đói. Nông độ đỉnh trong huyết thanh đạt được sau khi uống từ 1-4 giờ, trung bình 2,4 giờ. Sau khi uống liều ban đầu 200mg minocyclin, các liều tiếp theo 100mg cho mỗi 12 giờ, nông độ thuốc huyết thanh ồn định là 2,3-3,5microgam/mL.
Do minoeyclin dễ bị chelate hóa bởi các cation hóa trị 2 và 3 như calci, sắt, nhôm, magne nên các thuốc kháng acid dạng uống có chứa các cation này có thê làm giảm hấp thu thuốc. Khi uống cùng với bữa ăn hoặc với một lượng sữa trung bình, sự hấp thu minocyclin bị ảnh hưởng về tốc độ và mức độ. Ở người lớn khi uong minocyclin dạng viên nén hoặc viên nang cùng với bữa ăn có sản phâm từ sữa sẽ làm giảm Cras 11-12% và Tmax kéo dài hơn 1 giờ so với uông lúc đói với nước. Nếu dùng với sita, AUC cua thuốc sẽ giảm khoảng 27%.
Phân bố: Thuốc gắn với protein huyết tương khoảng 70-75%, khuếch tán tốt vào các mô và dịch có thể như amidan, phế quản, phổi, tuyến tiên liệt, mật, đường mật, gan, đường sinh dục nữ, cơ thận - đường tiệt niệu cũng như trong nước bọt, nước mặt, đờm với nồng độ cao hơn nồng độ ức chế tối thiểu các vi khuân thường gặp gây nhiễm trùng các cơ quan này. Thuốc tích lũy trong mô mỡ, các cơ quan và nửa đời thải trừ kéo dài dẫn tới tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn khi điều trị kéo dài, ngay cả khi dùng liều thấp. Thuốc thấm vào dịch não tủy tương đối kém. Thuốc qua nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ. Vd từ 0,14 tới 0.70 lít/kg.
Chuyển hóa: Thuốc được chuyên hóa một phần ở gan thành khoảng 6 chất chuyền hóa không hoạt tính, chủ yếu là 9-hydroxyminocyclin.
Thai trừ: Ở người lớn với chức năng thận bình thường khoảng 4-19% liều uống được thải trừ qua nước tiêu và 20-34% được thải trừ qua phân trong vòng 72 giờ ở dạng thuốc còn hoạt tính. Nửa đời bán thải của thuộc từ 11 - 26 giờ ở người có chức năng thận bình thường. Bệnh nhân có rôi loạn chức năng gan chỉ số này là 11 -16 giờ. Bệnh nhân suy thận nặng thời gian bán thải của thuốc kéo dài hơn dẫn tới nguy cơ tích lũy. Lọc máu ngoài thận ít có tác dụng loại trừ minocyclin.
THẬN TRỌNG
Phu nữ mang thai
Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát về việc dùng minocycline cho phụ nữ có thai. Cũng như kháng sinh nhóm tetracyclin khác, minoeyclin qua được nhau thai và có thể gây nguy hiểm cho thai nhi nếu dùng cho phụ nữ khi mang thai. Một số ít báo cáo ghi nhận trường hợp di tật bẩm sinh như giảm sản chi. Chỉ một số ít thông tin có được không đủ bằng chứng đề kết luận về nguyên nhân-kết quả. Nếu sử dụng minocycline trong quá trình mang thai hoặc người bệnh có thai trong quá trình điều trị bằng minocyclin, bệnh nhân cần được cảnh báo vẻ nguy cơ này với bào thai.
Phụ nữ cho con bú
Tetracyclin được bài tiết vào sữa mẹ. Do nguy cơ với trẻ đang bú cần phải cân nhắc giữa lợi ích của thuốc với việc tiếp tục cho con bú.
Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Bệnh nhân cần được cảnh báo nguy cơ xảy ra khi lái xe hoặc vận hành máy do thuốc có thê gây ra chóng mặt, nhức đầu, mất điều hoà.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Chưa có thông tin về tần suất của các ADR, thường gặp các ADR sau đây:
Tìm mạch: Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm mao mạch.
Thần kinh trung ương: Tăng áp lực nội sọ lành tính (hội chứng giả u não), chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, giảm cảm giác, thay đổi tâm trạng, co giật, buồn ngủ, mất thăng bằng.
Da và tóc: Rụng tóc, phù mạch, hồng ban đa dạng nhiễm sắc, mày đay, mần đỏ, viêm da bong vảy, móng sậm màu, nhạy cảm với ánh sáng, sạm da và niêm mạc, hội chứng Steven-Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc.
Nội tiết và chuyển hóa: Suy giáp.
Tiêu hóa: Chán ăn, ăn không ngon, thiểu sản men răng, tiêu chảy, nôn, viêm ruột, loét thực quản, viêm niêm mạc miệng, nôn, viêm tụy, viêm đại tràng giả mạc do tăng sinh C. difficile.
Tiết niệu: Viêm quy đầu, viêm niệu đạo.
Huyết học: Giảm bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ưa acid, giảm số lượng bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, giảm các dòng tế bào máu.
Gan: Tăng transaminase, viêm gan, suy gan, tăng bilirubin huyết, tắc mật, vàng da.
Thần kinh cơ - xương: Viêm khớp, đau khớp, cứng khớp, giảm cảm giác, rồi loạn phát triển xương răng.
Mắt: Nhìn mờ.
Thận: Suy thận cấp, tăng nitrogen phi protein huyết, viêm thận kẽ.
Hô hấp: Hen, có thắt phế quản, ho, khó thở, viêm phổi kẽ thâm nhiễm bạch cầu ưa eosin.
Hội chứng tự miễn: Điều trị dài ngày bằng minocyclin có thể dẫn tới hội chứng lupus ban đỏ hệ thống do thuốc, viêm gan tự miễn, viêm nao mach, bệnh huyết thanh.
Khác: Phản vệ, thiểu sản men răng, răng nhiễm sắc tố vàng hoặc nâu.
Xử trí ADR
Viêm ruột kết giả mạc: Trường hợp nhẹ có thê hết, trường hợp trung bình và nặng phải bù nước và điện giải, bổ sung protein, điều trị kháng sinh có liệu lực với C.difficile.
Hội chứng tự miễn: Trước khi điều trị phải test bằng kháng thê kháng nhân, theo dõi test này trong quá trình điều trị để phát hiện sớm, ngừng thuốc ngay khi có chẩn đoán bị bệnh tự miễn do minocyclin.
Nhạy cảm với ánh sáng: Hạn chế tiếp xúc với ánh năng mặt trời và ánh sáng nhân tạo có UVA/UVB trong khi điều trị bằng thuốc.
Một số thuốc biệt dược liên quan
Danh mục thuốc
- Thuốc tẩy trùng và khử trùng
- Thuốc gây mê, tê
- Thuốc giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ
- Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mãn
- Thuốc giải độc
- Vitamin và các chất vô cơ
- Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
- Chế phẩm máu - Dung dịch cao phân tử
- Dung dịch thẩm phân màng bụng
- Thuốc dùng chẩn đoán
-
Sinh phẩm miễn dịch
- Huyết thanh và Globulin miễn dịch
-
Vắc xin
- Vắc xin phòng Lao
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
- Vắc xin phối hợp phòng 5 Bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib
- Vắc xin phòng Sởi
- Vắc xin phòng Viêm gan B
- Vắc xin phòng Bại liệt
- Vắc xin phòng uốn ván
- Vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản
- Vắc xin phòng Thương hàn
- Vắc xin phòng Tả
- Vắc xin phòng Rubella
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Uốn ván
- Vắc xin phòng dại
- Vắc xin tổng hợp phòng 6 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Hib và Viêm gan B
- Vắc xin phòng bệnh viêm phổi và nhiễm khuẩn toàn thân do phế cầu Streptococcus
- Vắc xin polysaccharide phế cầu liên hợp với protein D của Haemophilus influenzae không định tuýp (NTHi)
- Vắc xin phối hợp phòng 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt
- Vắc xin phòng bệnh 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Hib
- Vắc xin phối hợp phòng bệnh 02 bệnh: Sởi - Rubella
- Vắc xin phòng Tiêu chảy do Rotavirus
- Vắc xin phòng Cúm mùa
- Vắc xin phòng Não mô cầu
- Vắc xin phòng Viêm màng não mủ
- Vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung
- Vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh: Sởi - Quai bị - Rubella
- Vắc xin phòng thủy đậu
- Vắc xin phòng Viêm gan A
- Vắc xin phòng bệnh do Hib
- Vắc xin phòng bệnh Sốt vàng
- Vắc xin 5 trong 1
-
Thuốc kháng sinh
- Thuốc trị giun, sán
-
Thuốc chống nhiễm khuẩn
- Thuốc nhóm beta- lactam
- Thuốc nhóm aminoglycoside
- Thuốc nhóm chloramphenicol
- Thuốc nhóm Nitroimidazol
- Thuốc nhóm lincosamid
- Thuốc nhóm macrolid
- Thuốc nhóm quinolone
- Thuốc nhóm sulfamid
- Thuốc nhóm nitrofuran
- Thuốc nhóm tetracyclin
- Thuốc chữa bệnh phong
- Thuốc chữa bệnh lao
- Thuốc dự phòng cho điều trị lao kháng đa thuốc
- Thuốc chống nấm
- Thuốc điều trị bệnh do động vật nguyên sinh
- Thuốc chống virus
- Thuốc nhóm penicillin
- Thuốc tác dụng đối với máu
- Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
- Thuốc tim mạch
- Thuốc đường tiêu hóa
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc điều trị bênh Gut và các bênh xương khớp
- Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ
- Thuốc điều trị đau nửa đầu
- Thuốc chống co giật động kinh
- Thuốc chống Parkinson
- Thuốc chống rồi loạn tâm thần
- Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
- Hormon, nội tiết tố, thuốc tránh thụ thai
- Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non
- Nhóm thuốc chuyên biệt chăm sóc cho trẻ sơ sinh thiếu tháng
- Thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng
- Thuốc ngoài da