Supertrim - Agimexpharm
- Số đăng ký:VD-6725-09
- Phân Loại: Thuốc kê đơn
- Hoạt chất - Nồng độ/ Hàm lượng: Xem phần thông tin chi tiết
- Dạng bào chế:Gói pha uống
- Quy cách đóng gói: Hộp 30 gói
- Tuổi thọ:36 tháng
- Tiêu chuẩn:TCCS
- Công ty sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm
- Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm
- Tình trạng: Còn hàng
Thông tin chi tiết
THÀNH PHẦN
Sulfamethoxazol ……………………………………………………………… 400 mg
Trimethoprim …………………………………………………………………… 80 mg
Tá dược: Đường trắng, Lactose, Aspartam, Bột hương cam, Nước tinh khiết,… vừa đủ… 1 gói.
(Đường trắng, Lactose, Aspartam, Bột hương cam, Nước tinh khiết).
DƯỢC LỰC HỌC
Supertrim là một hỗn hợp gồm sulfamethoxazol và trimethoprim.
Sulfamethoxazol là một sulfonamid, ức chế cạnh tranh sự tổng hợp acid folic của vi khuẩn.
Trimethoprim là một dẫn chất của pyrimidin, ức chế đặc hiệu enzym dihydrofolat reductase của vi khuẩn.
Phối hợp trimethoprim và sulfamethoxazol như vậy ức chế hai giai đoạn liên tiếp của sự chuyển hóa acid folic, do đó ức chế có hiệu quả việc tổng hợp purin, thymin và cuối cùng DNA của vi khuẩn. Sự ức chế nối tiếp này có tác dụng diệt khuẩn. Cơ chế hiệp đồng này cũng chống lại sự phát triển vi khuẩn kháng thuốc và làm cho thuốc có tác dụng ngay cả khi vi khuẩn kháng lại từng thành phần của thuốc.
Các vi sinh vật sau đây thường nhạy cảm với thuốc: E. coli, Klebsiella sp., Enterobacter sp., Morganella morganii, Proteus mirabilis, Proteus indol dương tính, bao gồm cả P. vulgaris, H. influenzae (bao gồm cả các chủng kháng ampicilin), S. pneumoniae, Shigella flexneri và Shigella sonnei, Pneumocystis carinii.
Supertrim có một vài tác dụng đối với Plasmodium falciparum và Toxoplasma gondii.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Thuốc được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. `
Phân bố trong nhiều mô và các dịch gồm thận, gan, phổi, dịch phế quản, nước bọt, thủy dịch ở mắt, tuyến tiền liệt và dịch âm đạo.
Đào thải chủ yếu qua thận thông qua lọc cầu thận và bài tiết ở ống thận một ít qua đường mật.
CHỈ ĐỊNH
Nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với Sulfamethoxazole và Trimethoprim:
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục: Viêm đường tiểu, viêm tuyến tiền liệt.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn tính, tái phát ở nữ trưởng thành.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Cơn cấp viêm phế quản mạn, viêm phổi cấp hoặc viêm tai giữa cấp ở trẻ emviêm xoang cấp ở người lớn.
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: Lỵ trực khuẩn, sốt thương hàn.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Suy thận nặng mà không giám sát được nồng độ thuốc trong huyết tương.
Người bệnh được xác định thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic.
Phụ nữ có thai và cho con bú.
Trẻ em dưới 2 tháng tuổi.
CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG
+ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục:
Người lớn: uống 2 gói/lần x 2 lần/ ngày (cách nhau 12 giờ) trong 10 ngày.
Hoặc liệu pháp 1 liều duy nhất 4 gói. Nhưng điều trị tối thiểu trong 3 ngày hoặc 7 ngày có vẻ hiệu quả hơn.
Trẻ em: uống 40 mg sulfamethoxazol + 8 mg trimethoprim/kg/lần x 2 lần/ngày (cách nhau 12 giờ) trong 10 ngày.
+ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn tính tái phát (nữ trưởng thành): Uống ½ gói mỗi ngày hoặc uống 1 đến 2 gói/ lần chỉ trong 1 hoặc 2 lần mỗi tuần.
+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp:
Ðợt cấp viêm phế quản mạn: Người lớn: uống 2 đến 3 gói/lần x 2 lần mỗi ngày, trong 10 ngày
Viêm tai giữa cấp, viêm phổi cấp ở trẻ em: uống 40 mg sulfamethoxazol + 8 mg trimethoprim/kg trong 24 giờ, chia làm 2 lần (cách nhau 12 giờ) trong 5 – 10 ngày.
+ Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: Lỵ trực khuẩn: Người lớn: uống 2 gói/lần x 2 lần/ ngày (cách nhau 12 giờ) trong 5 ngày.Trẻ em: uống 40 mg sulfamethoxazol + 8 mg trimethoprim/kg trong 24 giờ, chia làm 2 lần (cách nhau 12 giờ) trong 5 ngày.
QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ
Biểu hiện: Chán ăn, buồn nôn, nôn, đau đầu, bất tỉnh. Loạn tạo máu và vàng da là biểu hiện muộn của dùng quá liều. Ức chế tủy.
Xử trí: Gây nôn, rửa dạ dày.
Acid hóa nước tiểu để tăng đào thải trimethoprim. Nếu có dấu hiệu ức chế tủy, người bệnh cần dùng leucovorin (ciad folinic) 5 – 15 mg/ngày cho đến khi hồi phục tạo máu.
THẬN TRỌNG
Chức năng thận suy giảm.
Dễ bị thiếu hụt acid folic như người bệnh cao tuổi và khi dùng thuốc liều cao dài ngày.
Mất nước.
Suy dinh dưỡng.
Trimethoprim và Sulfamethoxazol có thể gây thiếu máu tan huyết ở người thiếu hụt G-6PD.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Tác dụng của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: Không ảnh hưởng.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất xảy ra ở đường tiêu hóa (5%) và các phản ứng trên da xảy ra tối thiểu ở 2% người bệnh dùng thuốc: ngoại ban, mụn phỏng. các ADR thường nhẹ nhưng đôi khi xảy ra hội chứng nhiễm độc da rất nặng có thể gây chết, như hội chứng Lyell.
Thuốc không được dùng cho người bệnh đã xác định bị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ hoặc người bệnh bị bệnh gan nặng, có thể viêm gan nhiễm độc.
Hay gặp, ADR >1/100:
Toàn thân: Sốt.
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, viêm lưỡi.
Da: Ngứa, ngoại ban.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, ban xuất huyết.
Da: Mày đay.
Hiếm gặp, ADR <1/1000:
Toàn thân: Phản ứng phản vệ, bệnh huyết thanh.
Máu: Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt và giảm toàn thể huyết cầu.
Gan: Vàng da, ứ mật ở gan, hoại tử gan.
Chuyển hóa: Tăng kali huyết, giảm đường huyết.
Tâm thần: Ảo giác.
Sinh dục – tiết niệu: Suy thận, viêm thận kẽ, sỏi thận.
Tai: Ù tai.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Dùng acid folic 5 – 10 mg/ngày có thể tránh được ADR do thiếu acid folic mà không làm giảm tác dụng kháng khuẩn. cần chú ý là tình trạng cơ thể thiếu acid folic không được phản ánh đầy đủ qua nồng độacid folic huyết thanh.
Nguy cơ tăng kali huyết cũng xảy ra ở liều thường dùng và cần được xem xét, đặc biệt khi dùng đồng thời các thuốc làm tăng kali huyết khác hoặc trong trường hợp suy thận.
Người bệnh cần được chỉ dẫn uống đủ nước để tránh thuốc kết tinh thành sỏi. Không phơi nắng để tránh phản ứng mẫn cảm ánh sáng.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu đặc biệt thiazid làm tăng nguy cơ giảm tiểu cầu ở người già.
Sulfonamid có thể ức chế gắn protein và bài tiết qua thận của methotrexat và vì vậy giảm đào thải, tăng tác dụng của methotrexat.
Supertrim dùng đồng thời với pyrimethamin 25 mg/tuần làm tăng nguy cơ thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.
Supertrim ức chế chuyển hóa phenytoin ở gan, có khả năng làm tăng quá mức tác dụng của phenytoin.
Supertrim có thể kéo dài thời gian prothrombin ở người bệnh đang dùng warfarin.
BẢO QUẢN
Bảo quản nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp.
Để xa tầm tay trẻ em.
Một số thuốc biệt dược liên quan
Danh mục thuốc
- Thuốc tẩy trùng và khử trùng
- Thuốc gây mê, tê
- Thuốc giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ
- Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mãn
- Thuốc giải độc
- Vitamin và các chất vô cơ
- Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
- Chế phẩm máu - Dung dịch cao phân tử
- Dung dịch thẩm phân màng bụng
- Thuốc dùng chẩn đoán
-
Sinh phẩm miễn dịch
- Huyết thanh và Globulin miễn dịch
-
Vắc xin
- Vắc xin phòng Lao
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
- Vắc xin phối hợp phòng 5 Bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib
- Vắc xin phòng Sởi
- Vắc xin phòng Viêm gan B
- Vắc xin phòng Bại liệt
- Vắc xin phòng uốn ván
- Vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản
- Vắc xin phòng Thương hàn
- Vắc xin phòng Tả
- Vắc xin phòng Rubella
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Uốn ván
- Vắc xin phòng dại
- Vắc xin tổng hợp phòng 6 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Hib và Viêm gan B
- Vắc xin phòng bệnh viêm phổi và nhiễm khuẩn toàn thân do phế cầu Streptococcus
- Vắc xin polysaccharide phế cầu liên hợp với protein D của Haemophilus influenzae không định tuýp (NTHi)
- Vắc xin phối hợp phòng 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt
- Vắc xin phòng bệnh 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Hib
- Vắc xin phối hợp phòng bệnh 02 bệnh: Sởi - Rubella
- Vắc xin phòng Tiêu chảy do Rotavirus
- Vắc xin phòng Cúm mùa
- Vắc xin phòng Não mô cầu
- Vắc xin phòng Viêm màng não mủ
- Vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung
- Vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh: Sởi - Quai bị - Rubella
- Vắc xin phòng thủy đậu
- Vắc xin phòng Viêm gan A
- Vắc xin phòng bệnh do Hib
- Vắc xin phòng bệnh Sốt vàng
- Vắc xin 5 trong 1
-
Thuốc kháng sinh
- Thuốc trị giun, sán
-
Thuốc chống nhiễm khuẩn
- Thuốc nhóm beta- lactam
- Thuốc nhóm aminoglycoside
- Thuốc nhóm chloramphenicol
- Thuốc nhóm Nitroimidazol
- Thuốc nhóm lincosamid
- Thuốc nhóm macrolid
- Thuốc nhóm quinolone
- Thuốc nhóm sulfamid
- Thuốc nhóm nitrofuran
- Thuốc nhóm tetracyclin
- Thuốc chữa bệnh phong
- Thuốc chữa bệnh lao
- Thuốc dự phòng cho điều trị lao kháng đa thuốc
- Thuốc chống nấm
- Thuốc điều trị bệnh do động vật nguyên sinh
- Thuốc chống virus
- Thuốc nhóm penicillin
- Thuốc tác dụng đối với máu
- Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
- Thuốc tim mạch
- Thuốc đường tiêu hóa
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc điều trị bênh Gut và các bênh xương khớp
- Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ
- Thuốc điều trị đau nửa đầu
- Thuốc chống co giật động kinh
- Thuốc chống Parkinson
- Thuốc chống rồi loạn tâm thần
- Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
- Hormon, nội tiết tố, thuốc tránh thụ thai
- Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non
- Nhóm thuốc chuyên biệt chăm sóc cho trẻ sơ sinh thiếu tháng
- Thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng
- Thuốc ngoài da