Clindamycin 300mg - Dược phẩm Đạt Vi Phú
- Số đăng ký:VD-18508-13
- Phân Loại: Thuốc kê đơn
- Hoạt chất - Nồng độ/ Hàm lượng: Clindamycin (clindamycin HCl) - 300mg
- Dạng bào chế:Viên nang cứng
- Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
- Tuổi thọ:36 tháng
- Tiêu chuẩn:NSX
- Công ty sản xuất: Công ty TNHH dược phẩm Đạt Vi Phú- 0274 3567 686
- Công ty đăng ký: Công ty TNHH dược phẩm Đạt Vi Phú
- Tình trạng: Còn hàng
Thông tin chi tiết
Dược động học
Khi dùng tại chỗ nhiều lần clindamycin phosphate với nồng độ tương đương 10mg/ml clindamycin trong alcol isopropyl và dung môi nước, nồng độ clindamycin hiện diện trong huyết tương rất thấp (0-3mg/ml) và dưới 0,2% liều dùng được tìm thấy trong nước tiểu dưới dạng clindamycin.
Hấp thu: Clindamycin có thể uống vì bền vững ở môi trường acid. Nồng độ ức chế tối thiểu 1,6 mcg/ml. khoảng 90% liều uống của clindamycin được hấp thu.
Phân bố: thuốc được phân bố rộng khắp trong các dịch và mô của cơ thể, gồm cả xương, nhưng sự phân bố không đạt được nồng độ có ý nghĩa trong dịch não tuỷ. Hơn 90% clindamycin liên kết với protein huyết tương.
Chuyển hoá: chủ yếu ở gan.
Thải trừ: Khoảng 10% thuốc uống được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng hoạt động hay chuyển hoá và khoảng 4% bài tiết qua phân. Thời gian bán thải của clindamycin từ 2 đến 3 giờ.
Tác dụng
Clindamycin là kháng sinh thuộc nhóm lincosamid. Tác dụng của clindamycin là liên kết với tiểu phần 50S của ribosom, do đó ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Clindamycin có tác dụng kìm khuẩn ở nồng độ thấp và diệt khuẩn ở nông độ cao. Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn đối với clindamycin là methyl hoá RNA trong tiểu phần 50S của ribosom của vi khuẩn, kiểu kháng này thường qua trung gian plasmid.
Có sự kháng chéo giữa clindamycin và erythromycin, vì những thuốc này tác dụng lên cùng một vị trí của ribosom vi khuẩn.
Tác dụng in vitro của clindamycin đối với các vi khuẩn sau
Cầu khuẩn gram dương ưa khí: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Streptococcus (trừ S. faecalis), Pneumococcus.
Trực khuẩn gram âm kỵ khí: Bacteroides(B. fragilis) và Fusobacterium spp.
Trực khuẩn gram dương kỵ khí không sinh nha bào: Propionibacterium, Eubacterium và Actinomyces spp.
Cầu khuẩn gram dương kị khí: Peptococcus và peptostreptococcus spp, Clostridium perfringens( trừ C. sporogenes và C. tertium).
Các vi khuẩn khác: Chlamydia trachomatis, Toxoplasma gondii, Plasmodium falciparum, Pneumocystis carinii, Gardnerella vaginalis., Mycoplasma brominn.
Các loại vi khuẩn sau đây thường kháng clindamycin: các trực khuẩn gram âm ưa khí, Streptococcus faecalis, Norcardia sp, Neisseria meningitidis, Staphylococcus aureus kháng methicillin, Haemophilus influenzae.
Mặc dù clindamycin phosphate không có hoạt tính in vitro, sự thủy phân nhanh chóng in vivo làm chuyển hợp chất thành dạng clindamycin có hoạt tính kháng khuẩn.
Phosphatase trên da thủy phân clindamycin phosphate thành clindamycin base.
Clindamycin cho thấy in vitro hoạt tính chống lại vi khuẩn Propionibacterium acnes được cô lập. Ðiều này có thể giải thích cho sự sử dụng thành công của thuốc trong mụn trứng cá.
Thêm vào đó, clindamycin có hoạt tính kháng khuẩn in vitro rộng rãi đã được mô tả trong toa hướng dẫn sử dụng thuốc trong hộp của chế phẩm uống và tiêm.
Clindamycin có hoạt tính lên nhân trứng cá ở bệnh nhân bị mụn trứng cá. Nồng độ trung bình của kháng sinh khảo sát được trong nhân trứng cá sau khi dùng Clindamycin phosphate 4 tuần là 597mcg/g chất nhân trứng cá (0-1490). In vitro clindamycin ức chế tất cả các mẫu cấy thử nghiệm của Propionibacterium acnes (MIC 0,4mcg/ml). Các acide béo tự do trên bề mặt da làm giảm khoảng 14% còn 2% tác dụng của thuốc.
Chỉ định
Clindamycin phosphate được chỉ định trong điều trị mụn trứng cá. Trong so sánh với tetracycline uống, Clindamycin phosphate làm giảm mụn trứng cá 61% so với tetracycline là 49%. Trong những nghiên cứu có kiểm soát sau đó, Clindamycin phosphate làm giảm 58% mụn trứng cá so với giả dược (alcol) là 33%.
Chống chỉ định
Quá mẫn với thành phần thuốc.
Liều lượng - cách dùng
Dạng kem bôi da: Bôi một lớp mỏng Clindamycin phosphate lên vùng da bệnh hai lần mỗi ngày.
Dạng tiêm
Liều và cách dùng được xác định tùy thuộc mức độ nhiễm trùng, tình trạng bệnh nhân và độ nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh.
Người lớn : tiêm bắp sâu hay truyền tĩnh mạch.
+ Nhiễm trùng nặng do cầu khuẩn gram dương ái khí và vi khuẩn yếm khí nhạy cảm (thường không bao gồm Bacteroides fragilis, Peptococcus và Clostridia khác ngoài Clostridium perfringens) : 600-1200 mg mỗi ngày, chia ra 2, 3 hay 4 lần.
+ Nhiễm trùng rất nặng : thường được xác định hay nghi ngờ do Bacteroides fragilis, Peptococcus và Clostridia khác ngoài Clostridium perfringens: 1200-1700 mg mỗi ngày, chia ra 2, 3 hay 4 lần.
Khi cần thiết, các liều này có thể tăng lên 4800 mg mỗi ngày tiêm truyền tĩnh mạch trong các nhiễm trùng đe dọa mạng sống bệnh nhân.
Không dùng tiêm bắp các liều lớn hơn 600 mg.
+ Nhiễm trùng vùng chậu : 900 mg mỗi 8 giờ tiêm truyền tĩnh mạch kết hợp với một kháng sinh thích hợp điều trị vi khuẩn hiếu khí gram âm. Tiếp tục điều trị trong ít nhất 4 ngày và trong 48 giờ sau khi quan sát thấy tình trạng bệnh nhân được cải thiện.
+ Nhiễm Toxoplasmose não trên bệnh nhân có nguy cơ cao do suy giảm miễn dịch : 600-1200 mg clindamycin tiêm truyền tĩnh mạch mỗi 6 giờ trong 2 tuần. Tiếp tục trị liệu đường uống trong 8-10 tuần.
+ Viêm phổi do Pneumocystis carinii trên bệnh nhân có nguy cơ cao do suy giảm miễn dịch : 600 mg clindamycin tiêm truyền tĩnh mạch mỗi 6 giờ trong 21 ngày và 15-30 mg primachine uống ngày 1 lần trong 21 ngày.
Trẻ em trên 2 tuổi : tiêm bắp và truyền tĩnh mạch.
+ Nhiễm trùng nặng : 15-25 mg/kg/ngày, chia ra 3-4 lần dùng.
+ Nhiễm trùng rất nặng : 25-40 mg/kg/ngày, chia ra 3-4 lần dùng.
+ Liều dùng cho trẻ em có thể được tính bằng diện tính bề mặt cơ thể : 350 mg/m2/ngày trong nhiễm trùng nặng và 450 mg/m2/ngày trong nhiễm trùng rất nặng. Không dùng đường tiêm bắp khi liều trên 600 mg.
+ Nồng độ của clindamycin trong dung dịch pha loãng để truyền không quá 12 mg/ml và tốc độ truyền không quá 30 mg mỗi phút.
Không nên dùng hơn 1200 mg cho 1 lần truyền trong 1 giờ.
Chống chỉ định
Tiền sử quá mẫn với các chế phẩm có chứa clindamycin hay lincomycin, viêm ruột khu trú hay viêm loét đại tràng, hay viêm đại tràng do dùng kháng sinh.
Tác dụng phụ
Khô da là tác dụng ngoại ý thường gặp nhất khi sử dụng thuốc.
Clindamycin có thể dẫn đến chứng viêm đại tràng nặng có thể gây tử vong.
Các trường hợp tiêu chảy, tiêu chảy có máu và viêm đại tràng (bao gồm viêm đại tràng giả mạc) đã được báo cáo như những tác dụng ngoại ý trên bệnh nhân được điều trị với chế phẩm dùng tại chỗ có chứa clindamycin.
Các tác dụng ngoại ý khác được báo cáo đi kèm với sự sử dụng chế phẩm dùng tại chỗ có chứa clindamycin bao gồm: đau bụng, viêm da tiếp xúc, rối loạn tiêu hoá, viêm nang do vi khuẩn Gram âm, kích ứng, da nhờn, nhạy cảm, xót mắt.
Tương tác thuốc
Ðối kháng với erythromycin.
Chú ý đề phòng
Gây bỏng & xót ở mắt. Cá nhân hay bị dị ứng. Phụ nữ có thai & cho con bú.
Một số thuốc biệt dược liên quan
Danh mục thuốc
- Thuốc tẩy trùng và khử trùng
- Thuốc gây mê, tê
- Thuốc giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ
- Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mãn
- Thuốc giải độc
- Vitamin và các chất vô cơ
- Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
- Chế phẩm máu - Dung dịch cao phân tử
- Dung dịch thẩm phân màng bụng
- Thuốc dùng chẩn đoán
-
Sinh phẩm miễn dịch
- Huyết thanh và Globulin miễn dịch
-
Vắc xin
- Vắc xin phòng Lao
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
- Vắc xin phối hợp phòng 5 Bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib
- Vắc xin phòng Sởi
- Vắc xin phòng Viêm gan B
- Vắc xin phòng Bại liệt
- Vắc xin phòng uốn ván
- Vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản
- Vắc xin phòng Thương hàn
- Vắc xin phòng Tả
- Vắc xin phòng Rubella
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Uốn ván
- Vắc xin phòng dại
- Vắc xin tổng hợp phòng 6 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Hib và Viêm gan B
- Vắc xin phòng bệnh viêm phổi và nhiễm khuẩn toàn thân do phế cầu Streptococcus
- Vắc xin polysaccharide phế cầu liên hợp với protein D của Haemophilus influenzae không định tuýp (NTHi)
- Vắc xin phối hợp phòng 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt
- Vắc xin phòng bệnh 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Hib
- Vắc xin phối hợp phòng bệnh 02 bệnh: Sởi - Rubella
- Vắc xin phòng Tiêu chảy do Rotavirus
- Vắc xin phòng Cúm mùa
- Vắc xin phòng Não mô cầu
- Vắc xin phòng Viêm màng não mủ
- Vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung
- Vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh: Sởi - Quai bị - Rubella
- Vắc xin phòng thủy đậu
- Vắc xin phòng Viêm gan A
- Vắc xin phòng bệnh do Hib
- Vắc xin phòng bệnh Sốt vàng
- Vắc xin 5 trong 1
-
Thuốc kháng sinh
- Thuốc trị giun, sán
-
Thuốc chống nhiễm khuẩn
- Thuốc nhóm beta- lactam
- Thuốc nhóm aminoglycoside
- Thuốc nhóm chloramphenicol
- Thuốc nhóm Nitroimidazol
- Thuốc nhóm lincosamid
- Thuốc nhóm macrolid
- Thuốc nhóm quinolone
- Thuốc nhóm sulfamid
- Thuốc nhóm nitrofuran
- Thuốc nhóm tetracyclin
- Thuốc chữa bệnh phong
- Thuốc chữa bệnh lao
- Thuốc dự phòng cho điều trị lao kháng đa thuốc
- Thuốc chống nấm
- Thuốc điều trị bệnh do động vật nguyên sinh
- Thuốc chống virus
- Thuốc nhóm penicillin
- Thuốc tác dụng đối với máu
- Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
- Thuốc tim mạch
- Thuốc đường tiêu hóa
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc điều trị bênh Gut và các bênh xương khớp
- Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ
- Thuốc điều trị đau nửa đầu
- Thuốc chống co giật động kinh
- Thuốc chống Parkinson
- Thuốc chống rồi loạn tâm thần
- Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
- Hormon, nội tiết tố, thuốc tránh thụ thai
- Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non
- Nhóm thuốc chuyên biệt chăm sóc cho trẻ sơ sinh thiếu tháng
- Thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng
- Thuốc ngoài da