Ethosuximid – Thuốc chống co giật/ động kinh, SG Pharma, India
- Số đăng ký:Đang cập nhật
- Phân Loại: Thuốc kê đơn
- Hoạt chất - Nồng độ/ Hàm lượng: Ethosuximide 250 mg
- Dạng bào chế:Viên nhộng
- Quy cách đóng gói: Hộp 100 viên
- Tuổi thọ:Đang cập nhật
- Tiêu chuẩn:NSX
- Công ty sản xuất: SG Pharma, India
- Công ty đăng ký: SG Pharma, India
- Tình trạng: Còn hàng
Thông tin chi tiết
Tác dụng của thuốc ethosuximide là gì?
Thuốc này được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc khác để ngăn chặn và kiểm soát cơn vắng ý thức hay còn gọi là cơn động kinh nhỏ. Thuốc ethosuximide hoạt động bằng cách kiểm soát các sự phóng điện bất thường trong não xảy ra trong cơn động kinh.
Bạn nên dùng thuốc ethosuximide như thế nào?
Thuốc được sử dụng bằng đường uống, có thể kèm hoặc không kèm theo thức ăn.
Thuốc thường được sử dụng một lần hoặc hai lần mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu bạn sử dụng thuốc dạng lỏng, bạn nên nhớ sử dụng cụ đo lường thích hợp (thường đi kèm với thuốc). Không sử dụng muỗng nấu ăn gia đình bởi vì bạn có thể không đo được liều lượng chính xác.
Liều lượng thuốc này được dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe, nồng độ của ethosuximide trong máu và khả năng đáp ứng điều trị của bạn. Đối với trẻ em, liều dùng cũng có thể dựa vào trọng lượng.
Hãy đảm bảo rằng bạn làm theo hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ một cách chính xác. Bác sĩ sẽ bắt đầu với liều thấp và tăng dần liều lên. Có thể sẽ mất vài tuần hoặc vài tháng để đạt được liều tối ưu và có được hiệu quả điều trị tốt. Sử dụng thuốc này đều đặn để có được hiệu quả. Cách để nhớ là sử dụng thuốc vào cùng thời điểm mỗi ngày.
Không ngưng dùng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Một số tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn khi ngưng thuốc đột ngột. Liều của bạn có thể cần phải được giảm dần.
Hãy báo cho bác sĩ nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc nếu nó trở nên xấu hơn.
Bạn nên bảo quản thuốc ethosuximide như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu.
Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng.
Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Liều dùng
Liều dùng thuốc ethosuximide cho người lớn như thế nào?
Liều dùng thông thường cho người bị động kinh:
Liều khởi đầu dùng 500 mg (10 ml) đường uống mỗi ngày.
Liều duy trì: liều lượng có thể được tăng dần từng lượng nhỏ.
Ví dụ như sau mỗi 4 – 7 ngày thì tăng thêm 250 mg/ngày đến khi kiểm soát cơn động kinh tối ưu và tác động có hại là thấp nhấ Nếu liều lớn hơn 1,5 g mỗi ngày, chia làm nhiều lần và chỉ nên dùng dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.
Liều dùng thuốc ethosuximide cho trẻ em như thế nào?
Liều thông thường cho trẻ bị động kinh:
Đối với trẻ 3-6 tuổi:
Liều khởi đầu: dùng 250 mg (5 ml) đường uống hàng ngày.
Liều duy trì: liều lượng có thể được tăng dần từng lượng nhỏ. Ví dụ, sau mỗi 4 – 7 ngày thì tăng thêm 250mg/ngày đến khi kiểm soát cơn động kinh tối ưu và tác dụng có hại là thấp nhất.
* Đối với hầu hết trẻ em 3-6 tuổi, liều tối ưu là 20 mg/kg/ngày và chia làm nhiều lần. Nếu liều lớn hơn 1,5 g mỗi ngày, chia làm nhiều lần, nên dùng chỉ dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.
* Đối với trẻ trên 6-18 tuổi:
Liều khởi đầu: dùng 500 mg (10 ml) đường uống hàng ngày;
Liều duy trì: liều lượng có thể được tăngdần từng lượng nhỏ. Ví dụ, sau mỗi 4 – 7 ngày thì tăng thêm 250 mg/ngày đến khi kiểm soát cơn động kinh tối ưu và tác dụng phụ là tối thiểu.
* Đối với hầu hết các trẻ em từ 6-1 tuổi, liều tối ưu là 20 mg/kg/ngày chia làm nhiều lần. Nếu liều lớn hơn 1,5 g mỗi ngày, chia làm nhiều lần, nên dùng chỉ dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.
Thuốc ethosuximide có những dạng và hàm lượng nào?
Ethosuximide có những dạng và hàm lượng sau:
Viên nang, thuốc uống: 250 mg.
Dung dịch, thuốc uống: 250 mg/5 ml.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc ethosuximide?
Tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, đau bụng, chán ăn, buồn nôn, ói mửa, sụt cân, tiêu chảy hoặc mất phối hợp vận động.
Gọi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.
Báo cáo bất kỳ triệu chứng mới hoặc xấu đi với bác sĩ của bạn. Ví dụ như tâm trạng hoặc hành vi thay đổi, lo lắng, trầm cảm, hoảng loạn, các vấn đề về ngủ hoặc nếu bạn cảm thấy bị bốc đồng, dễ bị kích thích, kích động, thù địch, hiếu chiến, bồn chồn, hiếu động thái quá (về tinh thần hoặc thể chất), có ý định tự tử hoặc làm tổn thương chính mình.
Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có một tác dụng phụ nghiêm trọng như:
Sốt, ớn lạnh, sưng hạch, các triệu chứng cảm cúm, đau họng, sưng hạch, cảm thấy rất yếu.
Ho kèm theo sốt xuất hiện hoặc trở nên tồi tệ hơn, khó thở.
Dễ bầm tím, chảy máu bất thường (mũi, miệng, âm đạo hoặc trực tràng), xuất hiện điểm tím hoặc đỏ dưới da;
Đau khớp hoặc sưng có sốt nhẹ, đau nhức cơ bắp;
Đau ngực, nhịp tim bất thường, cảm thấy nhịp thở ngắn.
Màu sắc da loang lổ, đốm đỏ, hay nổi ban hình cánh bướm trên má và mũi và mờ đi khi soi dưới ánh sáng mặt trời, phát ban da, ngứa dữ dội, tê, đau, yếu cơ.
Đau bụng nhiều, ăn mất ngon, nước tiểu sẫm màu, vàng da (vàng da hoặc mắt);
Nhầm lẫn, ảo giác, suy nghĩ hoặc hành vi khác thường, cực kỳ sợ hãi;
Sưng tấy, tăng cân nhanh chóng, đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không gì cả;
Các dấu hiệu đầu tiên của phát ban da;
Phản ứng da trầm trọng - sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, sưng đỏ mắt, đau da, tiếp theo là phát ban da đỏ hoặc tím lan rộng ra (đặc biệt là ở mặt hoặc phần cơ thể phía trên) và gây phồng rộp và bong tróc.
Các cơn động kinh trở nên trầm trọng hơn.
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng bao gồm:
Đau bụng, co thắt ruột, buồn nôn, tiêu chảy, giảm cân.
Sưng ở lưỡi hoặc nướu rang.
Nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, cảm thấy mệt mỏi.
Mất cân bằng hoặc phối hợp vận động.
Chảy máu âm đạo bất thường.
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng trước khi dùng.
Trước khi dùng thuốc ethosuximide bạn nên biết những gì?
Trước khi dùng thuốc ethosuximide bạn nên chú ý một số điều sau đây:
Nói với bác sĩ và dược sĩ của bạn nếu bạn bị dị ứng với ethosuximide, ethosuximide (Celontin) hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác;
Nói với bác sĩ và dược sĩ các thuốc kê toa và không kê toa, vitamin, thực phẩm chức năng và các sản phẩm từ thảo dược bạn đang dùng hoặc có kế hoạch dùng. Hãy chắc chắn để đề cập đến thuốc chống trầm cảm; thuốc động kinh khác như phenytoin (Dilantin) và axit valproic (Depakene, Depakote); thuốc giảm đau; thuốc an thần; thuốc ngủ. Bác sĩ của bạn có thể cần phải thay đổi liều thuốc hoặc theo dõi bạn một cách cẩn thận để tránh các tác dụng phụ.
Báo cho bác sĩ của bạn nếu bạn có hay đã từng có bệnh tâm thần hoặc bệnh thận hoặc bệnh gan.
Báo cho bác sĩ của bạn nếu bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai trong khi dùng ethosuximide, gọi bác sĩ của bạn.
Nếu bạn sắp có phẫu thuật, gồm cả phẫu thuật nha khoa, hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ rằng bạn đang dùng ethosuximide.
Bạn nên biết rằng thuốc này có thể gây cho bạn buồn ngủ. Đừng lái xe hay vận hành máy móc cho đến khi bạn biết được thuốc này ảnh hưởng đến bạn như thế nào;
Hãy hỏi bác sĩ của bạn về việc sử dụng an toàn rượu bia trong khi bạn đang uống thuốc này.
Bạn nên biết rằng tâm lí của bạn có thể thay đổi một cách bất ngờ và bạn có thể có hành vi tự tử trong khi bạn đang dùng ethosuximide. Một số ít người lớn và trẻ em từ 5 tuổi trở lên (khoảng 1 trong 500 người), dùng thuốc chống co giật như ethosuximide cho những điều trị khác nhau trong nghiên cứu lâm sàng đã tự tử trong khi điều trị. Một số người có ý nghĩ tự tử và hành vi sau 1 tuần đầu sử dụng thuốc.
Nếu sử dụng thuốc ethosuximide thì có thể sẽ có những rủi ro xảy ra, nhưng nếu chứng động kinh không được chữa trị thì cũng sẽ xảy ra các nguy hiểm. Bạn và bác sĩ sẽ quyết định về những rủi ro của việc một thuốc chống co giật là lớn hơn những rủi ro của việc không dùng thuốc. Bạn, gia đình bạn hoặc người chăm sóc bạn nên gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng sau:
Hoảng loạn.
Hiếu động hoặc bồn chồn.
Kích động quá mức; cáu gắt, lo âu, trầm cảm.
Hành động mất kiểm soát.
Khó khăn trong duy trì giấc ngủ.
Hành vi hung hăng, giận dữ, hoặc bạo lực.
Điên loạn (điên cuồng, tâm trạng phấn khích bất thường).
Nói hay suy nghĩ về việc muốn làm tổn thương chính mình hoặc để kết thúc cuộc sống.
Xa lánh bạn bè và gia đình.
Suy nghĩ về với cái chết.
Cho đi những tài sản quý giá.
Thay đổi bất thường khác trong hành vi và cảm xúc.
Hãy chắc chắn rằng gia đình hoặc người chăm sóc có thể xác định được các triệu chứng trầm trọng và thông báo cho bác sĩ.
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:
A= Không có nguy cơ.
B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu.
C = Có thể có nguy cơ.
D = Có bằng chứng về nguy cơ.
X = Chống chỉ định.
N = Vẫn chưa biết.
Tương tác thuốc
Thuốc ethosuximide có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Amifampridine.
Fosphenytoin.
Orlistat.
Phenytoin.
Ginkgo.
Nevirapine.
Phenobarbital.
Axit valproic.
Thực ăn và rượu bia có tương tác với thuốc ethosuximide không?
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc ethosuximide?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
Trầm cảm hay có tiền sử bệnh.
Bệnh thận hay có tiền sử bệnh.
Bệnh gan - Sử dụng một cách thận trọng vì có thể làm cho tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
Tình trạng khẩn cấp/quá liều
Bạn phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Triệu chứng quá liều gồm:
Buồn nôn.
Ói mửa.
Giảm sự tỉnh táo.
Nhịp thở chậm.
Hôn mê (mất ý thức trong một khoảng thời gian).
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Một số thuốc biệt dược liên quan
Danh mục thuốc
- Thuốc tẩy trùng và khử trùng
- Thuốc gây mê, tê
- Thuốc giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ
- Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mãn
- Thuốc giải độc
- Vitamin và các chất vô cơ
- Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
- Chế phẩm máu - Dung dịch cao phân tử
- Dung dịch thẩm phân màng bụng
- Thuốc dùng chẩn đoán
-
Sinh phẩm miễn dịch
- Huyết thanh và Globulin miễn dịch
-
Vắc xin
- Vắc xin phòng Lao
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
- Vắc xin phối hợp phòng 5 Bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib
- Vắc xin phòng Sởi
- Vắc xin phòng Viêm gan B
- Vắc xin phòng Bại liệt
- Vắc xin phòng uốn ván
- Vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản
- Vắc xin phòng Thương hàn
- Vắc xin phòng Tả
- Vắc xin phòng Rubella
- Vắc xin phối hợp phòng Bạch hầu - Uốn ván
- Vắc xin phòng dại
- Vắc xin tổng hợp phòng 6 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Hib và Viêm gan B
- Vắc xin phòng bệnh viêm phổi và nhiễm khuẩn toàn thân do phế cầu Streptococcus
- Vắc xin polysaccharide phế cầu liên hợp với protein D của Haemophilus influenzae không định tuýp (NTHi)
- Vắc xin phối hợp phòng 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt
- Vắc xin phòng bệnh 4 bệnh: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Hib
- Vắc xin phối hợp phòng bệnh 02 bệnh: Sởi - Rubella
- Vắc xin phòng Tiêu chảy do Rotavirus
- Vắc xin phòng Cúm mùa
- Vắc xin phòng Não mô cầu
- Vắc xin phòng Viêm màng não mủ
- Vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung
- Vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh: Sởi - Quai bị - Rubella
- Vắc xin phòng thủy đậu
- Vắc xin phòng Viêm gan A
- Vắc xin phòng bệnh do Hib
- Vắc xin phòng bệnh Sốt vàng
- Vắc xin 5 trong 1
-
Thuốc kháng sinh
- Thuốc trị giun, sán
-
Thuốc chống nhiễm khuẩn
- Thuốc nhóm beta- lactam
- Thuốc nhóm aminoglycoside
- Thuốc nhóm chloramphenicol
- Thuốc nhóm Nitroimidazol
- Thuốc nhóm lincosamid
- Thuốc nhóm macrolid
- Thuốc nhóm quinolone
- Thuốc nhóm sulfamid
- Thuốc nhóm nitrofuran
- Thuốc nhóm tetracyclin
- Thuốc chữa bệnh phong
- Thuốc chữa bệnh lao
- Thuốc dự phòng cho điều trị lao kháng đa thuốc
- Thuốc chống nấm
- Thuốc điều trị bệnh do động vật nguyên sinh
- Thuốc chống virus
- Thuốc nhóm penicillin
- Thuốc tác dụng đối với máu
- Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
- Thuốc tim mạch
- Thuốc đường tiêu hóa
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc điều trị bênh Gut và các bênh xương khớp
- Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ
- Thuốc điều trị đau nửa đầu
- Thuốc chống co giật động kinh
- Thuốc chống Parkinson
- Thuốc chống rồi loạn tâm thần
- Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
- Hormon, nội tiết tố, thuốc tránh thụ thai
- Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non
- Nhóm thuốc chuyên biệt chăm sóc cho trẻ sơ sinh thiếu tháng
- Thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng
- Thuốc ngoài da