Phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và hướng dẫn xử trí ban đầu
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Y học dự phòng
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2021
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và hướng dẫn xử trí ban đầu
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3646/QĐ-BYT ngày 31 tháng 07 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Bất kỳ nền y tế nào cũng phải chuẩn bị đối mặt với sự gia tăng số lượng người nhiễm SARS-CoV-2. Việc phân loại nguy cơ tốt sẽ giúp hệ thống y tế tránh áp lực quá tải, lúng túng trong điều trị. Bên cạnh đó, việc phân loại đúng sẽ giúp xác định được các nhóm người nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ khác nhau, từ đó giúp xác định đúng nhu cầu điều trị, chăm sóc và hỗ trợ cho từng đối tượng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời tiết kiệm nguồn lực của ngành y tế và xã hội. Chính vì vậy, việc xây dựng tiêu chí phân loại nguy cơ và hướng dẫn xử trí ban đầu là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG TIÊU CHÍ
Mục tiêu chung
Đánh giá nguy cơ của người nhiễm SARS-CoV-2 để xác định chính xác nhu cầu điều trị, trên cơ sở đó bố trí hợp lý người nhiễm SARS-CoV-2 vào các cơ sở điều trị phù hợp nhằm hướng tới sự hài lòng của người nhiễm SARS-CoV-2, tối ưu hóa nguồn lực và duy trì hoạt động phòng chống dịch hiệu quả.
Mục đích phân loại
Đánh giá được các nguy cơ cụ thể cho từng người bệnh.
Phân loại người bệnh theo mức nguy cơ đúng cách, nhanh chóng để đưa ra hướng xử trí phù hợp với từng mức nguy cơ tương ứng.
Phát hiện được những trường hợp người bệnh có nguy cơ diễn biến nặng để can thiệp kịp thời.
Nguyên tắc xử trí sau phân loại:
Lựa chọn cơ sở điều trị phù hợp đối với người nhiễm SARS-CoV-2 ở các mức độ nguy cơ khác nhau;
Bảo đảm thực hiện các biện pháp cách ly an toàn, triệt để, không có nguy cơ lây nhiễm cho các đối tượng khác;
Tuân thủ các hướng dẫn xử trí và điều trị nghiêm ngặt, giảm thiểu tối đa tình trạng người bệnh tiến triển nặng tại các cơ sở điều trị không phù hợp.
TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NGUY CƠ VÀ XỬ TRÍ
STT |
Màu và phân loại nguy cơ |
Nội dung/ tiêu chí/ dấu hiệu |
Xử trí |
1 |
Xanh Mức Nguy cơ thấp |
Tuổi ≤ 45 tuổi và không mắc bệnh lý nền (Phụ lục 1); HOẶC Đã tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng COVID-19 trước ngày xét nghiệm dương tính ít nhất 12 ngày; HOẶC Sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường, SpO2 từ 97% trở lên. |
1. Chuyển đến cơ sở thuộc “Tầng 1 của tháp điều trị”, các cơ sở cách ly người nhiễm F0 tập trung, cơ sở thu dung điều trị COVID-19 ban đầu. HOẶC Chỉ định điều trị ngoại trú tại nơi cư trú được nhân viên y tế, chính quyền địa phương kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện điều trị ngoại trú như biệt thự, nhà riêng, có người theo dõi...). 2. Yêu cầu người nhiễm SARS-CoV-2 tự theo dõi sức khỏe và thông báo tình trạng sức khỏe hằng ngày cho nhân viên y tế địa phương. 3. Hướng dẫn liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3). 4. Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp. |
2 |
Vàng Nguy cơ trung bình |
Tuổi từ 46-64 tuổi và không mắc bất kỳ bệnh lý nền (Phụ lục 1); HOẶC Sức khỏe có dấu hiệu bất thường như sốt (từ 37,5 độ c trở lên), ho, đau họng, rát họng, đau ngực... (Phụ lục 2); HOẶC SpO2 từ 95% đến 96%; HOẶC Tuổi ≤ 45 tuổi và mắc một trong các bệnh lý nền (Phụ lục 1). |
1. Chuyển vào cơ sở thuộc “Tầng 2 của tháp điều trị”, các bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị người bệnh COVID-19. 2. Trong thời gian chờ nhập viện, yêu cầu người nhiễm SARS-CoV-2 tiếp tục tự theo dõi sức khỏe; hướng dẫn liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3). 3. Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp. |
3 |
Da cam Nguy cơ cao |
Tuổi từ 65 tuổi trở lên và không mắc bệnh lý nền (Phụ lục 1); HOẶC Phụ nữ có thai; HOẶC Trẻ em dưới 5 tuổi HOẶC SpO2 từ 93% đến 94%. |
1. Chỉ định nhập viện càng sớm càng tốt, chuyển đến bệnh viện thuộc “Tầng 3 của tháp điều trị”, các bệnh viện điều trị COVID-19 nặng. 2. Hướng dẫn người nhiễm SARS-CoV-2 liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3). 3. Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp. |
4 |
Đỏ Nguy cơ rất cao |
Tuổi từ 65 tuổi trở lên và mắc một trong các bệnh lý nền (Phụ lục 1); HOẶC Người bệnh trong độ tuổi bất kỳ đang trong tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3); HOẶC SpO2 từ 92% trở xuống; HOẶC Người bệnh đang có tình trạng: thở máy đang có ống mở khí quản liệt tứ chi đang điều trị hóa xạ trị. |
1. Chỉ định nhập viện ngay đến bệnh viện thuộc “Tầng 3 của tháp điều trị”, các bệnh viện điều trị COVID-19 nặng. 2. Xử trí tình trạng cấp cứu trước, trong và sau khi vận chuyển đến bệnh viện. |
LƯU Ý:
Căn cứ vào tình hình dịch bệnh, công tác thu dung và kết quả điều trị, ngành y tế từng địa phương có thể kịp thời điều chỉnh, bổ sung phân loại nguy cơ nếu thấy cần thiết để có biện pháp xử trí người bệnh nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.
Nhân viên y tế cần xử trí phân loại nhanh người nhiễm SARS-CoV-2, ưu tiên tất cả những người được phân loại mức ’’nguy cơ rất cao” được đưa đến cơ sở y tế phù hợp gần nhất. Trong trường hợp đang tiến hành phân loại những người bệnh có tình trạng cấp cứu cần can thiệp ngay thì không tiến hành áp dụng các nội dung xử trí theo hướng dẫn trên mà tiến hành vận chuyển và bố trí giường điều trị tại các bệnh viện kịp thời cho người bệnh.
PHỤ LỤC 1 - CÁC BỆNH NỀN CÓ NGUY CƠ CAO
Đái tháo đường
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác
Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác)
Bệnh thận mạn tính
Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu
Béo phì, thừa cân
Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)
Bệnh lý mạch máu não
Hội chứng Down
HIV/AIDS
Bệnh lý thần kinh, bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ
Bệnh hồng cầu hình liềm
Bệnh hen suyễn
Tăng huyết áp
Thiếu hụt miễn dịch
Bệnh gan
Rối loạn sử dụng chất gây nghiện
Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác
Các loại bệnh hệ thống
PHỤ LỤC 2 - CÁC DẤU HIỆU, BIỂU HIỆN NHIỄM SARS-COV-2
Ho
Sốt (trên 37,5 độ C)
Đau đầu
Đau họng, rát họng
Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi
Khó thở
Đau ngực, tức ngực
Đau mỏi người, đau cơ
Mất vị giác
Mất khứu giác
Đau bụng, buồn nôn
Tiêu chảy
PHỤ LỤC 3 - TÌNH TRẠNG CẤP CỨU
Rối loạn ý thức
Khó thở, thở nhanh > 25 lần/phút hoặc SpO2 < 94%
Nhịp tim nhanh > 120 nhịp/phút
Huyết áp tụt, huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg
Bất kỳ dấu hiệu bất thường khác mà nhân viên y tế chỉ định xử trí cấp cứu.
-
Tài liệu mới nhất
-
Tính hữu ích của thuốc an thần dạng hít ở bệnh nhân ARDS nặng do COVID-19
20:51,26/03/2023
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện
22:45,13/03/2023
-
Hồi Sức Sớm Và Tối Ưu Hóa Huyết Động
21:58,13/03/2023
-
Chăm sóc trẻ sau ngừng tim: Tuyên bố khoa học từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
21:13,09/03/2023
-
Xử trí sau Hồi sức ngưng tim trẻ em
20:47,09/03/2023
-
Nhiễm trùng phổi biến chứng ARDS
20:51,21/02/2023
-
Sự phân chia cơ học hô hấp ở bệnh nhân mắc HC nguy kịch hô hấp cấp tính và mối liên hệ với kết cục
20:54,17/02/2023
-
THÔNG TƯ : QĐ chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp
21:34,11/02/2023
-
Áp lực thực quản (Esophageal Manometry )
22:24,09/02/2023
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn
22:55,07/02/2023
-
Tính hữu ích của thuốc an thần dạng hít ở bệnh nhân ARDS nặng do COVID-19