Quy trình Giác hơi điều trị các chứng đau
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Y học cổ truyền
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2020
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Quy trình Giác hơi điều trị các chứng đau
ĐẠI CƯƠNG
Giác hơi là dùng hơi nóng hoặc bơm hút chân không tạo thành một áp suất âm trong ống (bầu) giác, làm ống giác bị hút chặt vào da chỗ giác để chữa bệnh.
Giác chân không là dùng bơm hút khí trong lòng ống giác tạo áp lực âm. Giác lửa là dùng lửa đẩy khí tạo áp lực âm.
Giác thuốc là dùng sức nóng của nước thuốc đuổi khí trong ống giác. Giác kết hợp châm là phối hợp châm cứu với giác.
Giác kết hợp chích lể là phối hợp hai quy trình giác và chích lể.
Giác hơi di chuyển là dùng giác có miệng ống trơn nhẵn di chuyển trên da vùng trị liệu đã được bôi trơn bằng dầu dừa, paraphin, ...
CHỈ ĐỊNH
Các chứng đau: đau mỏi cơ khớp, đau lưng, đau vai, đau gáy, đau cổ, đau đầu, đau dạ dày, thống kinh, đau mắt, ...
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Vùng da đang viêm cấp, chấn thương, vết thương nhiễm khuẩn, vết thương hở ...
Các trường hợp cấp cứu, đang phải thở oxy không sử dụng giác lửa.
Thận trọng trong các trường hợp:
Người bệnh say rượu, tâm thần.
Giảm cảm giác da cảm giác nóng lạnh.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Bác sỹ, y sỹ, lương y, kỹ thuật viên, điều dưỡng được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật khám bệnh, chữa bệnh.
Trang thiết bị
Phòng thủ thuật riêng biệt hoặc tại buồng bệnh đảm bảo sự riêng tư.
Ống giác thủy tinh, ống giác tre (trúc) dài 6 - 9cm, các khẩu kính 3cm, 4cm, 5cm. Hoặc bộ giác hơi chân không.
Chất đốt: cồn từ 900 trở lên, bông thấm y tế, lửa (diêm hoặc bật lửa), paraphin hoặc dầu dừa, ...
Kim châm cứu đã tiệt khuẩn: kim hào châm để châm cứu, kim tam lăng để chích nặn máu.
Bông tiệt khuẩn.
Găng tay y tế.
Cồn 700.
Panh có mấu.
Khay đựng dụng cụ.
Nước sắc bài thuốc cổ truyền phù hợp tình trạng bệnh lý của người bệnh, nồi và bếp đun, nước sạch, khăn bông sạch khô để thấm nước thuốc nóng ở miệng ống giác tre.
Hộp chống shock, thuốc trị bỏng (panthenol, ...).
Thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Không giác lửa trong buồng, phòng có hệ thống cung cấp oxy.
Thầy thuốc, người bệnh.
Thầy thuốc khám lâm sàng và làm bệnh án theo quy định. kiểm tra mạch, huyết áp người bệnh.
Người bệnh được hướng dẫn về tác dụng của giác, vị trí cần giác, cách phối hợp với thầy thuốc.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Thủ thuật
Thực hiện thủ thuật ở phòng thủ thuật riêng biệt hoặc tại buồng bệnh đảm bảo sự riêng tư.
Người bệnh bộc lộ vị trí giác, nằm hoặc ngồi phù hợp.
Chọn ống giác phù hợp.
Dùng bông cồn 700 sát trùng miệng ống giác.
Giác lửa: dùng panh có mấu kẹp một cầu nhỏ bông thấm cồn 900 vừa đủ (vắt kiệt không chảy cồn), dùng diêm hoặc bật lửa đốt cháy bông rồi xoay cầu lửa sâu vào đáy ống giác 1 đến 3 lần tùy ngọn lửa to hay bé, rút quả cầu lửa ra khỏi ống giác, sau đó úp nhanh miệng ống giác xuống vùng trị liệu, để miệng ống giác bị hút chặt.
Giác nước thuốc:
Cho nước sắc bài thuốc cổ truyền vào nồi đun sôi 2 -3 phút thả ống giác tre vào nước thuốc, tiếp tục đun sôi 2 - 3 phút.
Dùng panh có mấu gắp ống giác ra, miệng ống giác hướng xuống dưới, vẩy cho hết nước bám vào giác, lấy khăn sạch khô thấm cho khô miệng ống giác và làm giảm sức nóng của ống giác từ 40 - 50 độ C, sau đó ấn miệng ống giác xuống vị trí da nơi cần giác, miệng ống giác bị hút chặt.
Giác chân không: úp ống giác vào vị trí cần giác, sau đó dùng bơm, quả bóp hút khí trong lòng ống giác, tạo áp lực âm đủ để miệng ống giác bị hút chặt.
Giác hơi di chuyển:
Bôi dầu dừa hoặc paraphin lên vùng trị liệu.
Dùng panh có mấu kẹp một cầu nhỏ bông thấm cồn 900 vừa đủ (vắt kiệt không chảy cồn), dùng diêm hoặc bật lửa đốt cháy bông rồi xoay cầu lửa sâu vào đáy ống giác 1 đến 3 lần tùy ngọn lửa to hay bé, rút quả cầu lửa ra khỏi ống giác, sau đó úp nhanh miệng ống giác xuống vùng trị liệu, để miệng ống giác bị hút chặt.
Di chuyển ống giác trên da vùng trị liệu.
Nhấc ống giác, lau sạch vùng trị liệu.
Liệu trình điều trị
Ngày giác 1 đến 2 lần; mỗi lần từ 10 đến 15 phút
Một liệu trình từ 5 đến 7 ngày, tùy theo từng loại bệnh có thể thực hiện nhiều liệu trình, các liệu trình có thể liên tục hoặc ngắt quãng.
THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
Theo dõi:
Toàn trạng người bệnh, các triệu chứng bất thường như choáng váng, hoa mắt, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, vã mồ hôi.
Cảm giác căng, đau, nóng rát không chịu đựng được.
Tai biến bỏng.
Xử trí tai biến
Choáng, shock: ngừng giác, xử trí shock theo phác đồ.
Cảm giác căng, đau, nóng rát không chịu đựng được: tháo giác.
Bỏng: xử trí bỏng theo phác đồ điều trị bỏng.
Chú ý: mặc ấm sau khi giác, tránh gió lạnh, không tắm trong vòng 2 giờ sau giác.
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)