Quy trình Cấy chỉ điều trị cơn động kinh cục bộ
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Y học cổ truyền
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2020
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Quy trình Cấy chỉ điều trị cơn động kinh cục bộ
ĐẠI CƯƠNG
Cơn động kinh cục bộ đơn giản: không gây mất ý thức. Chúng có thể thay đổi cảm xúc hoặc thay đổi cách nhìn, ngửi, cảm giác, nếm hoặc nghe.
Cơn động kinh cục bộ phức tạp: Những cơn này làm thay đổi ý thức, khiến bệnh nhân bị mất ý thức trong một thời gian. Cơn động kinh cục bộ phức tạp thường gây ra cái nhìn chằm chằm và những cử động không có mục đích, như bẻ tay, liếm môi, nói lảm nhảm hoặc nuốt khan.
CHỈ ĐỊNH
Động kinh ngoài cơn.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh nhân đang trong cơn động kinh.
Các bệnh cấp cứu.
Người bệnh bị bệnh gan thận nặng.
Cơ thể suy kiệt, phụ nữ có thai.
Da vùng huyệt bị viêm nhiễm hoặc mắc bệnh ngoài da.
Dị ứng với chỉ tự tiêu.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện:
Bác sỹ, Y sỹ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Trang thiết bị
Khay đựng dụng cụ, panh, kéo, kẹp không mấu, cồn sát trùng, cồn iốt, gạc vô trùng, bông, băng dính, lọ thủy tinh đựng chỉ.
Kim cấy chỉ.
Chỉ tự tiêu.
Kim cấy chỉ và chỉ tự tiêu đảm bảo vô trùng.
Hộp thuốc chống vựng châm hoặc chống sốc phản vệ.
Người bệnh
Người bệnh được khám, làm hồ sơ bệnh án theo quy định.
Giải thích tư tưởng cho người bệnh yên tâm phối hợp với thầy thuốc.
Người bệnh nằm tư thế thoải mái, bộc lộ vùng huyệt.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Các huyệt thường dùng:
Cấy chỉ hai bên các huyệt: Tâm du, Cách du, Can du, Đại chùy, Khúc trì, Túc tam lý, Phong trì, Bách hội, Thái xung, Thái dương, Tam âm giao, Dương lăng tuyền, Nội quan.
Tùy tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc chọn công thức huyệt cấy chỉ phù hợp.
Thủ thuật :
Phòng thủ thuật riêng biệt.
Rửa tay sạch, đi găng tay vô trùng.
Cắt chỉ tự tiêu thành từng đoạn khoảng 0,5cm - 1cm.
Luồn chỉ vào nòng kim.
Xác định huyệt và sát trùng vùng huyệt cấy chỉ.
Châm kim nhanh qua da và đưa chỉ từ từ vào huyệt.
Dùng ngón tay ấn lên sát chân kim rồi rút kim ra, dán băng vô trùng hoặc đặt gạc vô trùng lên huyệt vừa cấy chỉ, dán băng dính lên để giữ gạc.
Liệu trình điều trị:
Mỗi lần cấy chỉ tự tiêu có tác dụng trong khoảng 7 - 14 ngày, sau thời gian tự tiêu của chỉ có thể thực hiện liệu trình tiếp theo.
THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
Theo dõi:
Toàn trạng người bệnh 15-30’ sau khi cấy chỉ.
Xử trí tai biến:
Chảy máu: Dùng bông gạc khô vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.
Đau sưng nơi cấy chỉ: chườm đá, dùng thuốc chống viêm phù nề hoặc kháng sinh (nếu cần).
Dị ứng: Dùng thuốc chống dị ứng.
Vựng châm: Xử lý theo phác đồ vựng châm.
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)