Rotavirus
- Tác giả: Đại học Y dược Huế
- Chuyên ngành: Vi sinh vật
- Nhà xuất bản:Đại học Y dược Huế
- Năm xuất bản:2008
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Rotavirus
Rotavirus thuộc giống Reovirus họ Reoviridae gây nhiễm trùng đường hô hấp và đường tiêu hóa. Rotavirus gây bệnh tiêu chảy nặng và đe dọa tính mạng trẻ em dưới 2 tuổi trên toàn thế giới. Virus Norwalk tương tự nhưng nhỏ hơn Rotavirus cũng gây bệnh tiêu chảy nhưng ở trẻ em lớn tuổi và người trưởng thành.
ĐẶC ĐIỂM VIRUS HỌC
Hình 1 Rotavirus dưới kính hiển vi điện tử |
Đặc điểm về cấu trúc
Rotavirus được gọi tên như thế vì có dạng tròn như bánh xe kích thước hạt virus là 65 -70 nm. Axit nucleic là ARN hai sợi, được chia thành 11 đoạn nằm ở trung tâm của hạt virus, đường kính 38nm được bao bọc bởi hai lớp capsid. Capsid đối xứng hình khối gồm capsid trong và capside ngoài. Các capsome của lớp trong xếp theo hình nan hoa và kéo nối
các capsome của lớp ngoài tạo nên hình vòng do vậy các virus này mới có tên là rota (Rota = bánh xe).
Hình 2. Cấu trúc của hạt Rotavirus
Đặc điểm về kháng nguyên
Hai lớp capsid của virus mang đặc điểm kháng nguyên riêng biệt. Lớp capsid ngoài mang tính kháng nguyên đặc hiệu typ. Lớp capsid trong mang kháng nguyên đặc hiệu nhóm.
Rotavirus gây bệnh cho người và các Rotavirus gây bệnh cho động vật có kháng nguyên tương tự nhau nhưng không có mối liên quan về mặt kháng nguyên với các virus thuộc họ Reoviridae.
Rotavirus gây bệnh cho người gồm có 6 typ huyết thanh. Lúc nhiễm typ huyết thanh nào thì đáp ứng kháng thể cao với typ đó và chỉ có đáp ứng từng phần với các typ khác.
Đặc điểm nhân lên và khả năng gây bệnh
Rotavirus vào cơ thể người và nhân lên chủ yếu ở niêm mạc tá tràng. Chúng còn gây tiêu chảy ở lợn con, bò sơ sinh hoặc khỉ sơ sinh. Người ta có thể nuôi cấy Rotavirus ở nuôi cấy tế bào ruột bào thai người, thận bào thai lợn. Sự nhân lên của virus có thể phát hiện bằng miễn dịch huỳnh quang và miễn dịch hiển vi điện tử, nhưng hiệu ứng tế bào bệnh lý không có hoặc tối thiểu.
Sức đề kháng
Virus bị bất hoạt nhanh chóng khi bị xử lý bằng EDTA (ethylendiamintetracetic acid). Chúng dễ bị bất hoạt ở pH nhỏ hơn 3 và lớn hơn 10, nhưng có sức đề kháng tốt với với clo và ete. Chúng bền vững sau nhiều ngày ở trong phân ở nhiệt độ thường.
CƠ CHẾ SINH BỆNH
Rotavirus nhân lên trong liên bào nhung mao ruột non phá hủy cấu trúc liên bào và làm cùn nhung mao ruột non. Tế bào hâp thu trưởng thành của nhung mao tạm thời bị thay thế bởi những tế bào chưa trưởng thành không thể hấp thu hữu hiệu đường và thức ăn, gây bài tiết nước và chất điện giải ở ruột non, dẫn tới ỉa chảy thẩm thấu do kém hấp thu. Sự hấp thu thức ăn trở nên bình thường lúc các nhung mao ruột tái sinh và các tế bào nhung mao trưởng thành.
KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
Ỉa chảy nghiêm trọng và sốt, đôi khi có nôn là một hội chứng thông thường do Rotavirus gây nên ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ em bú sữa mẹ. Sinh thiết cho thấy niêm mạc ruột non là chỗ nhân lên chính của virus. Virus thải ra trong phân tối đa trong 4 ngày đầu của chứng bệnh nhưng người ta có thể phát hiện virus 7 ngày sau khi bị ỉa chảy. Trong nhiễm trùng thử nghiệm ở khỉ và lợn con, sự nhân lên của virus và những thuơng tổn bệnh lý xảy ra ở những tế bào cuả toàn bộ ruột non, nhưng ruột già và những cơ quan khác không bị nhiễm virus.
Bệnh có thể xảy ra từ hình thức nhiêm trùng không biểu hiện đến ỉa chảy vừa, ỉa chảy nghiêm trọng, có thể chết. Bệnh thường khởi phát đột ngột. Nôn mửa trước khi ỉa chảy xảy ra trên 80% trẻ em bị bệnh, khoảng 1 phần 3 trẻ em nằm viện có nhiệt độ trên 390C. Bệnh thường kéo dài từ 2 - 6 ngày. Dịch nhầy thường thấy trong phân nhưng bạch cầu và hồng cầu tìm thấy ít hơn 15% trường hợp. Nhiễm Rotavirus cũng thường cho thấy những triệu chứng đường hô hấp, sốt, nôn, rồi ỉa chảy. Nhiễm trùng Rotavirus đặc biệt nghiêm trọng và có thể đưa đến tử vong ở trẻ em suy miễn dịch.
DỊCH TỄ HỌC
Nhiễm Rotavirus xảy ra khắp nơi trên thế giới. Trong khoảng 3 tuổi đầu, mỗi trẻ em bị nhiễm Rotavirus ít nhất một lần. Ở các nước ôn đới nhiễm trùng xảy ra ở những tháng lạnh về mùa đông. Ở nước ta cũng như các nước nhiệt đới bệnh xảy quanh năm, tần số tăng lên ở các tháng mát trời và mưa lạnh: 10, 11, 12. Rotavirus là căn nguyên quan trọng nhất gây ỉa chảy mất nước nghiêm trọng ở trẻ nhỏ và trẻ dưới 3 tuổi ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển và chiếm từ 30 - 50 % các trường hợp ỉa chảy cân nằm viện hoặc cần bù dịch tích cực.
CHẨN ĐOÁN PHÒNG THÍ NGHIỆM
Xác định virus
Bệnh phẩm: Lấy phân bệnh nhân trong tuần lễ đầu của bệnh hoặc hút dịch tá tràng.
Kỹ thuật xét nghiệm: Quan sát hạt virus trực tiếp ở dưới kính hiển vi điện tử cho thấy có hình dạng tròn như bánh xe (xem hình 1 ở phần đầu của bài). Cũng có thể phát hiện virus trực tiếp từ bệnh phẩm bằng thử nghiệm ngưng kết hạt latex, ngưng kết hồng cầu thụ động. Kỹ thuật miễn dịch liên kết men (ELISA) cũng được sử dụng để phát hiện Rotavirus ở mẫu nghiệm phân. Kỹ thuật phân tử điện di ARN của virus từ mẫu nghiệm phân trên gel polyacrylamid cho phép phân biệt các chủng Rotavirus gây bệnh ở người.
Chẩn đoán huyết thanh
Bệnh phẩm là máu bệnh nhân
Sử dụng các phản ứng miễn dịch liên kết enzyme (ELISA), miễn dịch phóng xạ, phản ứng miễn dịch huỳnh quang để phát hiện kháng thể IgG trong máu bệnh nhân. Tuy nhiên, chẩn đoán huyết thanh ít có giá trị cho chẩn đoán lâm sàng.
PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ
Bệnh xảy ra ngay ở các nước phát triên có phương tiện y tế hiện đại và cung cấp đầy đủ nước sạch nên không thể phòng ngừa bằng biện pháp vệ sinh đơn thuần. Những tiên bộ trong một số vaccine sống giảm độc cho phép hy vọng có thể phòng ngừa bằng vaccine trong thời gian tới.
Điều tri bằng cách cho uống oresol (ORS) để bù nước và chất điện giải. Chỉ một số trường hợp đến bệnh viện quá nặng mới phải truyền dịch.
-
Tài liệu mới nhất
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam
09:51,03/12/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam