Hướng dẫn sử dụng gói thuốc điều trị COVID-19 tại nhà cho trẻ em trên 1 tuổi
- Tác giả: Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh
- Chuyên ngành: Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới
- Nhà xuất bản:Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh
- Năm xuất bản:2021
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Hướng dẫn sử dụng gói thuốc điều trị COVID-19 tại nhà cho trẻ em trên 1 tuổi
(Kèm theo Công văn số 8728/SYT-NVY ngày 23 tháng 11 năm 2021 của Sở Y tế)
Hướng dẫn điều trị trẻ em mắc COVID-19 mức độ nhẹ tại nhà
Nằm phòng riêng.
Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 2 tuổi
Điều trị triệu chứng:
Hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38.5° C: Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần mỗi 6 giờ.
Thuốc điều trị ho: Ưu tiên dùng thuốc ho thảo dược.
Uống nhiều nước.
Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.
Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.
Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).
Theo dõi:
Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt.
Đo SpO2 (nếu có thiết bị) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.
Khai báo y tế hàng ngày qua ứng dụng “Y tế HCM” hoặc qua phiếu tự theo dõi sức khỏe, báo nhân viên y tế khi có dấu hiệu cảnh báo.
Hướng dẫn sử dụng gói thuốc trẻ em điều trị COVID-19 tại nhà (dùng trong 07 ngày):
Độ tuổi trẻ em |
Dạng thuốc |
Liều thuốc mỗi lần |
< 1 tuổi |
Paracetamol bột 80mg |
1 gói x 4 lần/ ngày |
Từ 1 đến dưới 2 tuổi |
Paracetamol bột 150mg |
1 gói x 4 lần/ ngày |
Từ 2 đến dưới 5 tuổi |
Paracetamol bột 250mg |
1 gói x 4 lần/ ngày |
Từ 5 đến 12 tuổi |
Paracetamol viên 325mg |
1 viên x 4 lần/ ngày |
Trên 12 tuổi |
Paracetamol viên 500mg |
1 viên x 4 lần/ ngày |
Ghi chú: Uống Paracetamol khi sốt trên 38.5°C, có thể lặp lại mỗi 04 giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt.
Dấu hiệu cảnh báo:
Triệu chứng bất thường cần báo nhân viên y tế của Trạm y tế, Trạm y tế lưu động:
Sốt > 38°C Đau rát họng, ho Tiêu chảy Trẻ mệt, không chịu chơi |
Tức ngực Cảm giác khó thở SpO2 < 96% (nếu đo được) Ăn/bú kém |
Dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã, phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay:
Thở nhanh theo tuổi* Cánh mũi phập phồng Rút lõm lồng ngực |
Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống Tím tái môi đầu chi SpO2 < 95% (nếu đo được) |
*Ghi chú: Thở nhanh theo tuổi: Trẻ 1-5 tuổi: ≥ 40 lần/phút, 5-12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, > 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút.
SỞ Y TẾ TP.HCM
-
Tài liệu mới nhất
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện
22:45,13/03/2023
-
Hồi Sức Sớm Và Tối Ưu Hóa Huyết Động
21:58,13/03/2023
-
Chăm sóc trẻ sau ngừng tim: Tuyên bố khoa học từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
21:13,09/03/2023
-
Xử trí sau Hồi sức ngưng tim trẻ em
20:47,09/03/2023
-
Nhiễm trùng phổi biến chứng ARDS
20:51,21/02/2023
-
Sự phân chia cơ học hô hấp ở bệnh nhân mắc HC nguy kịch hô hấp cấp tính và mối liên hệ với kết cục
20:54,17/02/2023
-
THÔNG TƯ : QĐ chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp
21:34,11/02/2023
-
Áp lực thực quản (Esophageal Manometry )
22:24,09/02/2023
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn
22:55,07/02/2023
-
Đánh giá cập nhật về chiến lược thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy và ứng dụng lâm sàng của nó
22:28,07/02/2023
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện