Phân tích ca lâm sàng cấp cứu thần kinh: Đau mặt cấp
- Tác giả: Morris Levin
- Chuyên ngành: Thần Kinh
- Nhà xuất bản:Bs Phạm Ngọc Minh (Dịch)
- Năm xuất bản:2020
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Phân tích ca lâm sàng cấp cứu thần kinh: Đau mặt cấp
Một người phụ nữ 84 tuổi vào cấp cứu vì đau bên mặt phải vài tuần qua và đau hơn vào sáng nay. Đau nhiều nhất ở vùng má đau đớn nhất là trong các lĩnh vực má trước và dưới tai bên phải, đau rơi nước mắt. cảm giác giật giật và bỏng rát. Cô không đau đầu hoặc đau bất cứ nơi nào khác, không rối loạn thị giác, suy nhược hay chóng mặt. cô không phát ban hay mắc bệnh khác gần đây. CT scan sọ bình thường, xét nghiệm máu bình thường. chỉ có giảm thính lực 2 bên. Cô không cho phép bạn chạm vào mặt cô vì làm tăng thêm cơn đau, các khu vực khác bình thường. màu sắc da bình thường.
Bạn sẽ làm gì?
Bệnh nhân có dấu hiệu điển hình tổn thương dây thần kinh sinh ba (TN). Đau đến nỗi 1 số bệnh nhân muốn tự tử. May mắn thay, có 1 số cách tiếp cận để giải quyết cơn đau nhưng cần thực hiện các bước loại trừ nguyên nhân khác gây đau.
TN được coi là một "dây thần kinh nguyên thủy", đau thường không rõ nguyên nhân nhưng có thể do sự chèn ép dây thần kinh sinh ba do động mạch tiểu não. Viêm màng não, khối u, phình động mạch và áp-xe não có thể kích thích dây thần kinh sinh ba; và bệnh đa xơ cứng (MS) gần gốc đm cảnh trong cầu não cũng có thể gây hội chứng đau đầu do dây thần kinh sinh ba thứ phát. nhiễm Herpetic hoặc hậu herpes (zona) thần kinh cũng có thể là nguyên nhân. Trường hợp viêm, u, huyết khối ung thư hay tổn thương mạch máu xoang hang cũng có thể gây đau dây tk sinh ba TN. Trong những trường hợp này, chỉ có 2 nhánh đầu của dây tk sinh ba bị tổn thương, vì nhánh hàm dưới không đi qua các xoang hang. đau đầu theo chùm, đau nửa đầu kịch phát (PH), và hội chứng "đau đầu ngắn dạng thần kinh có sung huyết kết mạc và chảy nước mắt (SUNCT) đều có thể dẫn đến đau bắt chước TN. Đau đầu theo chùm thường đau chói lâu hơn TN. PH và SUNCT ngắn hơn, nhưng cả ba rối loạn này có chảy nước mắt và nghẹt mũi cùng bên đau, không thấy có ở bệnh nhân này. Nhiễm trùng hoặc bệnh ung thư trong các xoang, mê đạo, tai, miệng cũng có thể bắt chước TN (bảng 21.1).
Tiếp cận với bệnh nhân này cần MRI não có và không cản quang loại trừ MS, nhiễm trùng, tổn thương xoang hang. Chọc DNT có thể nếu nghi ngờ viêm màng não như sarcoidosis, bệnh Lyme. Tìm kiếm sẹo tổn thương do herpes. Khám đầu cổ tai loại trừ bệnh xoang.
TABLE 21.1 chẩn đoán phân biệt đau tk sinh ba Trigeminal Neuralgia
Hội chứng xoang hang Đau đầu theo chùm Cơn đau nửa đầu kịch phát SUNCT Co thắt đau nửa đầu Migraine Đa xơ cứng Sau điều trị herpes SAH Bệnh xoang |
Hầu hết bệnh nhân TN đỡ đau khi sử dụng thuốc như carbamazepin (400-800 mg hàng ngày), gabapentin, amitriptyline hoặc baclofen. Tuy nhiên, vấn đề bây giờ làm sao ngăn cơn đau cấp tính hiện tại. phenytoin tĩnh mạch có tác dụng với một số bệnh nhân liều 15 mg / kg truyền chậm. Fosphenytoin an toàn hơn và có thể được truyền nhanh hơn. Phong bế dây thần kinh chẩm giúp giảm đau cấp tính. thuốc chống co giật bao gồm levetiracetam. thuốc chống nôn an thần như Chlorpromazine, ví dụ, với liều 25-50 mg IV chậm kèm dimenhydramine có vẻ hiệu quả trong đợt cấp TN.
TN thường gây đau nặng hơn khi sờ vào như ở bệnh nhân này. Thường đau hàm trên và xương hàm dưới (chi phối bới 2 nhánh thần kinh sinh ba). Bệnh nhân có thể có co thắt cơ mặt khi đau dễ nhầm với co thắt nửa mặt do kích thích dây thần kinh mặt.
KEY POINTS TO REMEMBER
Cơn đau cấp dây thần kinh sinh ba dữ dội có thể kích thích tâm lý tự tử.
Điều trị thuốc dự phòng nói chung có hiệu quả
Further Reading
Cheshire WP Jr. The shocking tooth about trigeminal neuralgia. N Engl J Med. 2000;342:2003.
Cruccu G, Gronseth G, Alksne J, et al. AAN-EFNS guidelines on trigeminal neuralgia management. Eur J Neurol. 2008;15:1013–1028.
Gazzeri R. Atypical trigeminal neuralgia associated with tongue piercing. JAMA. 2006;296:1836–1842.
Tate R, Rubin LM, Krajewski KC. Treatment of refractory trigeminal neuralgia with intravenous phenytoin. Am J Health Syst Pharm. 2011;68:2059–2061.
-
Tài liệu mới nhất
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam
09:51,03/12/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam