RỐI LOẠN CHÚ Ý
- Tác giả: Học viện Quân y
- Chuyên ngành: Tâm thần
- Nhà xuất bản:Quân đội nhân dân
- Năm xuất bản:2007
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
RỐI LOẠN CHÚ Ý
Khái niệm tâm lí học về chú ý.
Định nghĩa:
Chú ý là năng lực tập trung hoạt động tâm thần vào một hay một số đối tượng xác định để đối tượng đó được phản ánh rõ nét nhất và toàn vẹn nhất vào ý thức.
Chú ý không phải là một quá trình tâm lí mà chỉ là một trạng thái tổ chức và định hướng các chức năng tâm thần khác.
Khi người ta chú ý đến cái gì thì các quá trình tri giác, tư duy,… về nó sẽ được nhận thức rõ hơn, sâu hơn, còn tất cả các cái khác không được đặt trong sự chú ý sẽ bị đẩy xuống hàng thứ yếu hoặc hoàn toàn không được nhận thức.
Các loại chú ý:
Chú ý không chủ định:
Phát sinh do một kích thích lạ nào đó đối với con người.
Nhiều trường hợp chú ý không chủ định đóng vai trò tích cực trong công tác sinh hoạt. Nhờ nó con người có khả năng phát hiện kịp thời sự xuất hiện của một số sự vật, hiện tượng, từ đó nhanh chóng quyết định biện pháp hành động cần thiết.
Chú ý có chủ định:
Đây là sự hướng vào đối tượng do ảnh hưởng của ý định và mục đích đã đặt ra. Nó được hình thành trong quá trình công tác, học tập, lao động, chiến đấu…
Đặc điểm của chú ý có chỉ định là bao giờ cũng kéo theo sự căng thẳng ý chí.
Chú ý sau chủ định:
trong khi làm việc, nếu hứng thú nảy sinh và phát triển, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng được nâng lên, sự nỗ lực, ý chí để duy trì chú ý không cần phải huy động nhiều như lúc đầu. Chú ý có chủ định ở giai đoạn này gọi là chú ý sau chủ định.
Các thuộc tính của chú ý:
Tập trung chú ý: sự phản ánh qui vào phạm vi hẹp nhằm phản ánh đối tượng được tốt nhất. Phạm vi càng hẹp, sự tập trung chú ý càng cao. Cường độ chú ý càng cao, sự tiêu hao năng lượng thần kinh càng lớn, chóng gây mệt mỏi. Vì vậy, tập trung chú ý thường diễn ra trong thời gian ngắn.
Phân phối chú ý: là khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ đến nhiều đối tượng hoặc hành động khác nhau (ví dụ: người lái xe). Khi phân phối chú ý, từng đối tượng được chi phối với cường độ chú ý nhỏ hơn so với tập trung chú ý vào một đối tượng. Tuy nhiên tổng tiêu hao năng lượng thần kinh lớn hơn nhiều so với tập trung chú ý. Sự tập trung chú ý không phải dàn đều, mà có sự tập trung nhiều hơn ở những hoạt động chủ yếu. Những hoạt động phụ càng trở thành kĩ năng, kĩ xảo, thói quen thì chỉ cần sự chú ý tối thiểu cũng đủ.
Khối lượng chú ý: là số lượng mục tiêu được cảm thụ trong một thời gian ngắn với mức độ sáng tỏ, rõ ràng như nhau. Thông thường một người có thể đồng thời chú ý từ 5 - 7 đối tượng một lúc. Khối lượng chú ý của mỗi người khác nhau tùy thuộc trình độ, kinh nghiệm, khả năng tri giác và trí nhớ của họ.
Tính bền vững của chú ý: là khả năng chú ý lâu dài vào một đối tượng hoặc một hoạt động. Tính bền vững chú ý phụ thuộc vào:
Khách quan (đối tượng): tính chất, đặc điểm của vật kích thích. Vật kích thích cố định, đơn điệu thì sự chú ý kém bền vững.
Chủ quan của từng người: tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, trình độ năng lực, sức khoẻ.
Di chuyển chú ý: là sự di chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác. Nó thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt của chú ý rất cần trong hoạt động của con người như nhanh nhẹn, khẩn trương, hoạt bát, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ trong những điều kiện khó khăn phức tạp.
Rối loạn chú ý.
Chú ý quá chuyển động:
Do chú ý có chủ định suy yếu, chú ý không chủ định chiếm ưu thế. Người bệnh không thể hướng chú ý vào đối tượng cần thiết, thường dễ bị lôi cuốn vào những kích thích mới lạ. Gặp trong trạng thái rối loạn hưng cảm.
Chú ý trì trệ:
Khả năng di chuyển chú ý kém, khó chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác.
Gặp trong bệnh động kinh, trạng thái rối loạn trầm cảm, TTPL.
Chú ý suy yếu:
Tính bền vững của chú ý kém; không tập trung chú ý lâu dài vào một đối tượng được; thường gặp trong trạng thái suy nhược, bệnh tổn thương thực thể não.
Đãng trí:
Khả năng tập trung chú ý kém làm cho quá trình ghi nhớ bị hạn chế, gặp trong suy nhược thần kinh.
Nói chung các rối loạn chú ý thể hiện ở các thuộc tính chú ý của người bệnh giảm so với người bình thường. Các rối loạn này được khảo sát rõ ràng, đầy đủ hơn qua các test tâm lí.
-
Tài liệu mới nhất
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện
22:45,13/03/2023
-
Hồi Sức Sớm Và Tối Ưu Hóa Huyết Động
21:58,13/03/2023
-
Chăm sóc trẻ sau ngừng tim: Tuyên bố khoa học từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
21:13,09/03/2023
-
Xử trí sau Hồi sức ngưng tim trẻ em
20:47,09/03/2023
-
Nhiễm trùng phổi biến chứng ARDS
20:51,21/02/2023
-
Sự phân chia cơ học hô hấp ở bệnh nhân mắc HC nguy kịch hô hấp cấp tính và mối liên hệ với kết cục
20:54,17/02/2023
-
THÔNG TƯ : QĐ chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp
21:34,11/02/2023
-
Áp lực thực quản (Esophageal Manometry )
22:24,09/02/2023
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn
22:55,07/02/2023
-
Đánh giá cập nhật về chiến lược thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy và ứng dụng lâm sàng của nó
22:28,07/02/2023
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện