Quy trình hồi sức tích cực trong điều kiện Oxy cao áp
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Phục hồi chức năng
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2019
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Quy trình hồi sức tích cực trong điều kiện Oxy cao áp ( Hồi sức cao áp)
Đại cương
Khi ở áp suất bình thường trong 100 ml máu chỉ có 0,3 ml ôxy dạng hòa tan, đối với môi trường ôxy cao áp thì nồng độ ôxy có thể tăng từ 10-13 lần. Vì vậy, ôxy cao áp đã được sử dụng nhằm chủ động cung cấp lượng ôxy cần thiết trong điều trị các tình trạng bệnh lý do thiếu ôxy của cơ thể.
Hồi sức cao áp là một chuyên khoa sâu của hồi sức tích cực. Quá trình hồi sức các bệnh lý nặng được thực hiện trong buồng cao áp đa chô, đa ngăn với áp suất điều trị từ > 1 ATA (lớn hơn 1 Atmosphe). Trong nhiều loại bệnh lý nặng cần phải hồi sức tích cực, hầu hết đều có tình trạng thiếu ôxy mô mà ở điều kiện áp suất bình thường (monobare) việc cung cấp ôxy cho các mô nhu não, tim, gan, thận... rât khó khăn.
Hiện nay Việt Nam đã có 1 số cơ sở sử dụng các loại buồng ôxy cao áp đa chỗ (cùng một lúc sử dụng cho nhiều người bệnh) và đa ngăn
Buồng đa ngăn, đa chỗ (Multichamber, multiplaces): Có từ 2 ngăn điều trị trở lên có thể điều trị cho cả các người bệnh nặng cần phải được hồi sức trong điều kiện cao áp (gọi là Hồi sức cao áp). Có ngăn giảm áp riêng để có thể thực hiện thay đổi kíp thày thuốc, người bệnh trong quá trình điều trị. Các loại buồng đa ngăn hiện nay đều được thiết kế có các đường cung cấp ôxy riêng cho từng người bệnh, giúp cho việc sử dụng công nghệ ôxy cao áp ngắt quãng rất an toàn
CHỈ ĐỊNH
Bệnh giảm áp (Decompression illness) týp 2 có biến chứng thần kinh, tuần hoan, hô hấp nặng
Vỡ phổi do chấn thương áp suất gây tắc mạch do bóng khí
Bệnh nghẽn mạch do khí hoặc không khí cấp tính (Air/Gas embolism) do các nguyên nhân khác nhau.
Ngộ độc CO, CO2, Cyanide
Ngộ độc các chất gây Methemoglobin (MetHb).
Tổn thương não do treo cổ, đuối nước gần có suy tim mạch, hô hấp và hôn mê.
Bệnh hoại thư sinh hơi (Gas gangren)
Một số nhiễm độc nặng, suy đa tạng do nhiễm độc khí độc, tiêu cơ vân...
Đột quỵ nhồi máu não đa ổ, có hôn mê.
Phù não do các nguyên nhân nội khoa khác nhau, phù não do chấn thương ngoại khoa nhưng không có chỉ định phẫu thuât.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tràn khí, tràn dịch màng phổi chưa điều trị khỏi.
Suy tim độ 3 - 4.
Xuất huyết não cấp tính.
Viêm tắc vòi tai, viêm xoang cấp. (có thể mở thông màng nhï).
Các rối loạn dạng co giật do nguyên nhân thực tổn ở não.
Khí phế thũng có tăng CO2
Các trường hợp sốt cao (>380).
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Là các bác sỹ, kỹ thuật viên, điều dưỡng viên có chứng chỉ hành nghề y và chứng chỉ đào tạo về y học cao áp lâm sàng, các thầy thuốc, điều dưỡng viên chuyên khoa hồi sức tích cực có chứng chỉ về y học cao áp lâm sàng hoặc chuyên khoa về y học dưới nước và ôxy cao áp.
Luôn luôn có nhân viên y tế ở khu vực bàn điều khiển và nhân viên y tế trong buồng cao áp để chăm sóc, theo dõi người bệnh .
Xem xét hồ sơ bệnh án, thực hiện nghiêm túc y lệnh.
Kiểm tra lại phác đồ điều trị cho từng người bệnh.
Chẩn bị máy, thiết bị cho buồng hồi sức cao áp để hồi sức trong buồng oxy cao áp
Nội khí quån các cỡ( loại này có thể thay đổi hoặc bổ sung theo đường Medlock).
Canuyn Mayo.
Mask thanh quản một nòng, 2 nòng.
Ambu.
Bộ đặt nội khí quản
Kim giải áp lồng ngực
Máy đo huyết áp kim loại
Nhiệt kế điện tử
Máy thở sách tay chạy bằng Acquy.
Máy sốc điện chạy Acquy.
Cáp nối điện tim, Sp02, huyêt áp, nhip thở.. ra ngoài buồng đến Monitoring.
Găng tay y tế, dịch sát khuẩn.
Sonde tiểu.
Ðo Sa02 máu mao mạch cầm tay (pulse oxymetry)
Nẹp cố định bằng chất dẻo định hình, nẹp cột sống cổ.
Cáng chuyên dụng.
Sonde dạ dày.
Catether tĩnh mạch.
Các thiết bị khác có thê chuyển qua Medlock khi cần.
Chú ý: Không được dùng ô cắm điện ở trong buồng mà phải để phía ngoài buồng.
Danh mục thuốc sử dụng trong hồi sức cao áp
Thuốc vận mạch
Levonor 4mg
Dobutamin 250mg
Dopamin 200 mg
Thuôc giãn phế quản và tan đờm
Vinsamol 0,5 mg
Combivent 2,5 mg
Thuốc tim mạch
Nicardipin ống 10 mg
Glycerin trinitrat ống 10 mg
Amiodaron ống 150 mg
Digoxin ống 0,5mg
Adalat viên 10 mg
Zestril viên 10 mg
Furosemit ống 20 mg
Procoralan viên 10 mg
Thuôc giåm đau, chống viêm, chống dị ứng
Piroxicam ống 10 mg
Paracetamol Chai 1 g
Buscopan ống 20 mg
Solumedrol Chai 40 mg
Dimedrol ống 10 mg
Thuốc hứng thần gây nghiện
Midazolam ống 5 mg
Morphin HCL ống 10 mg
Thuốc khác
Atropin sulphat ống 0,25 mg
Dich truyên các loại
Người bệnh
Giåi thích cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh (nếu bệnh nhân mất khå năng tự quyết về Quy trình điều trị).
Khám lại lâm sàng trước điều trị.
Kiểm tra huyết áp, mạch trước khi vào buồng.
Hướng dẫn thực hành nghiệm pháp Valsalva (nếu bệnh nhân còn có thể làm nghiêm pháp này).
Không cho người bệnh mang bất kỳ đồ đạc dễ cháy nổ vào trong buồng điều trị (no pocket).
Thay quần áo may bằng chất liệu 100% cotton cho người bệnh.
Hồ sơ bệnh án:
Ghi chép hồ sơ bệnh án theo quy định.
Các bước tiến hành
Kiểm tra hồ sơ bệnh án
Các bước thực hiện
Kiểm tra việc chuẩn bị buồng cao áp
Kiểm tra các đường dẫn khí, các van điều chỉnh lưu lượng ôxy và ghế ngồi của người bệnh .
Kiểm tra các cáp tín hiệu theo dõi chức năng Sinh tồn cùa bệnh nhân.
Kiểm tra các thiết bị y học cần sử dụng cho quá trình điều trị: Máy hút, máy thở, máy sốc điện chuyên dụng, máy do huyết áp, nhiệt kế...
Kiểm tra danh mục thuốc cần cho quá trình hồi sức trong buồng cao áp.
Kiểm tra nhiệt độ buồng, hê thống điều hòa, các đèn chiếu sáng.
Kiểm tra hệ thống bàn điều khiển, máy tính kết nối.
Kiểm tra hệ thống van an toàn mặc định mở ở áp suất tối đa của buồng (van xả khí nén).
Kiểm tra cửa sổ y tế (Medlock).
Kiểm tra hệ thống giám sát bằng hình ảnh (Video) mọi hoạt động ở trong buồng.
Kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc trong, ngoài buồng và hệ thống giải trí nghe nhìn.
Kiểm tra hệ thống đo lường của buồng như: đồng hồ đo áp suất trong buồng, nồng độ các khí đặc biệt là nồng độ ôxy ở trong buồng.
Kiểm tra hệ thống van dự phòng ở trong buồng.
Tất cả đường dẫn khí ra và vào buồng phải được bảo vệ nghiêm ngặt, tránh hỏng hóc.
Kiểm tra việc chuẩn bị các thiết bị kèm theo và công tác đảm bảo an toàn cho điều trị trong buồng cao áp.
Kiểm tra hệ thống cứu hỏa (bình chứa nước và phun nước cứu hóa bằng khí nén, các công tắc điện, vòi lắp trên trần buồng và vòi cầm tay).
Máy hút áp lực âm hoặc chạy điện nhưng điện áp phải < 50 V và ổ cắm phải ở bên ngoài buồng.
Màn hình theo dõi chức năng sống và bộ phận ghi phải đặt ở ngoài buồng.
Kiểm tra các bình chứa khí nén.
Kiểm tra hệ thống máy nén khí, máy sấy khô không khí.
Kiểm tra bình chứa ôxy, các hệ thống van khóa và van an toàn.
Tiến trình kỹ thuật
Cho bệnh nhân vào buồng hồi sức cao áp, nằm trên giường hoặc trên xe cáng di động, đóng cửa buồng bắt đầu quá trình tăng áp (với tốc độ 0,3m/phút).
Khi tăng đến áp suất điều trị, cho người bệnh thở ôxy theo đúng phác đồ điều trị kết hợp với quá trình hồi sức tích cực.
Hết thời gian thở ôxy, bắt đầu quá trình giảm áp theo đúng quy trình (với tốc độ 0,3m/phút).
Khám lại người bệnh, ghi chép vào hồ sơ bệnh án.
Khi áp suất trong buồng bằng áp suất khí quyển, cho người bệnh nghỉ 2-3 phút trước khi ra khỏi buồng và chuyển bệnh nhân về lại khoa Hồi sức tích cực điều trị tiếp. Số lần điều trị hồi sức cao áp từ 1 dên 2 lần/ ngày tùy theo tình trạng bệnh nhân.
THEO DÕI
Nếu người bệnh bị tăng huyết áp trước khi vào buồng cao áp, xử trí hạ huyết áp bằng thuốc, khi huyết áp bình thường cho người bệnh tiếp tục vào buồng điều trị.
Trong quá trình điều trị trong buồng, người bệnh bị tăng huyết áp vẫn tiếp tục kiểm soát huyết áp để huyết áp trở về mức an toàn.
Theo dõi người bệnh nếu có hội chứng sợ buồng kín thì kịp thời giải thích, động viên người bệnh .
Trong quá trình tăng áp nếu người bệnh đau tức tai: thông báo với nhân viên y tế ngoài buồng cho dừng lại, nhân viên trong buồng hướng dẫn người bệnh làm lại Valsalva (hoặc ngáp, uống nước), nếu ổn thì tiếp tục tăng áp, nếu không ổn cho bệnh nhân nổi trở lại độ sâu 1m nước và thực hiện lại cho đến khi người bệnh ổn thì lại tiếp tục, nếu đã làm như vậy mà người bệnh vẫn đau tai thì cho người bệnh dừng điều trị.
Trong trường hợp cần thiết phải cho một hoặc một số người bệnh ra ngoài, nhân viên y tế phải giải thích cho tất cả các người bệnh biết. Sau đó chuyển tất cả người bệnh từ buồng nhỏ sang buồng lớn và chuyển người bệnh cần ra ngoài sang buồng nhỏ, đóng cửa giữa 2 buồng, giảm áp buồng nhỏ cho đến khi áp suất trong buồng nhỏ ngang bằng áp suất khí quyển thì cho người bệnh ra ngoài. Đóng cửa buồng nhỏ và tăng áp suất đến mức ngang bằng với buồng lớn thì chuyển người bệnh từ buồng lớn sang buồng nhỏ để tiếp tục điều trị như ban đầu.
TAI BIẾN XỬ TRÍ
Thực hiện theo Quy trình 5.
-
Tài liệu mới nhất
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam
09:51,03/12/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sĩ Y học cổ truyền Việt Nam