Bài giảng quy trình Nội soi khâu lỗ thủng bàng quang qua ổ bụng
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Phẫu thuật tiết niệu, sinh dục
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2016
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng quy trình Nội soi khâu lỗ thủng bàng quang qua ổ bụng
ĐẠI CƯƠNG/ ĐỊNH NGHĨA
Vỡ bàng quang trong phúc mạc do chấn thương là sự mất nguyên vẹn của bàng quang và chỗ mất nguyên vẹn của bàng quang thông thương với ổ bụng.
CHỈ ĐỊNH
Vỡ bàng quang trong phúc mạc đơn giản, không kèm tổn thương vỡ ngoài phúc mạc hoặc tổn thương các tạng khác trong ổ bụng.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có bệnh nội khoa đi kèm có chống chỉ định gây mê, phẫu thuật.
Kèm tổn thương bang quang ngoài phúc mạc.
Kèm tổn thương các tạng khác trong ổ bụng.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện quy trình kỹ thuật: bác sỹ tiết niệu
Phương tiện:
Các phương tiện thông dụng của PTNS ổ bụng: nguồn sáng, dây CO2, dây hút, dàn máy nội soi, 2 trocar 10mm, 1 trocar 5mm, đốt nội soi monopolar, bipolar.
Các dụng cụ riêng cho phẫu thuật nội soi lấy sỏi: scope 45 độ, kẹp mang kim, vicryl 2-0
Người bệnh: nằm ngửa
Hồ sơ bệnh án:
MSCT bụng chậu có thuốc cản quang, dựng hình hệ niệu, cystography
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Kiểm tra hồ sơ:
Tên tuổi người bệnh, chẩn đoán, chỉ định, chống chỉ định.
Kiểm tra người bệnh: đúng người bệnh.
Thực hiện kỹ thuật: (45-60ph)
Vào ổ bụng theo 3 trocar (2 trocar 10mm, 1 trocar 5mm)
Tìm vị trí thủng của bàng quang (có thể bơm Blue methylene vào bàng quang để xác định vị trí thủng).
Cắt lọc hai mép lỗ thủng.
Khâu lỗ thủng bàng quang bằng vicryl 2-0.
Bơm bàng quang kiểm tra chỗ khâu bàng quang
Dẫn lưu ổ bụng.
Khâu các lỗ trocar.
THEO DÕI
Hậu phẫu mang dẫn lưu ổ bụng sau 24 giờ.
Lưu thông tiểu lớn trong 1 tuần.
Rút dẫn lưu khi hết dịch.
Xuất viện sau 2-3 ngày.
XỬ TRÍ TAI BIẾN
Chảy máu:
Đốt cầm máu kỹ trước khi đặt dẫn lưu
Mổ mở nếu không cầm máu dưới nội soi được
Rò nước tiểu:
Đặt thông tiểu lâu
Mổ mở hoặc PTNS để khâu lại bàng quang
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)