Lấy bỏ thân đốt sống ngực và đặt lồng titanium
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Phẫu thuật thần kinh
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2017
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Lấy bỏ thân đốt sống ngực và đặt lồng titanium
ĐẠI CƯƠNG
Lấy bỏ thân đốt sống ngực và đặt lồng titanium là một phẫu thuật lớn và phức tạp, thường được chỉ định trong các trường hợp thân đốt sống ngực bị tổn thương quá nhiều do chấn thương, do các loại u phá hủy.
CHỈ ĐỊNH
U thân đốt sống hoặc ung thư di căn đốt sống ngực
Chấn thương vỡ nát đốt sống ngực kèm theo chèn ép tủy ngực - Gù cột sống ngực do chấn thương cũ làm xẹp thân đốt sống quá nhiều
Thoát vị cột sống ngực di trú một đoạn dài, cốt hóa dây chằng dọc sau, cốt hóa đĩa đệm gây chèn ép tủy ngực (hiếm gặp)
Khớp giả, mất vững sau cố định cột sống ngực
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý đường hô hấp, bệnh lý tim mạch
Có bệnh lý đông cầm máu
Đang có nhiễm trùng tại chỗ hay toàn thân
CHUẨN BỊ
Người thực hiện:
Ít nhất cần 2 phẫu thuật viên là bác sỹ chuyên khoa thần kinh-cột sống được đào tạo bài bản.
Người bệnh:
Vệ sinh cá nhân, nhịn ăn uống 6 giờ trước phẫu thuật. Kháng sinh dự phòng trước mổ, an thần, dự trù máu (Ca mổ thường mất máu nhiều, nên dự trù 02 đơn vị máu).
Phương tiện:
Thuốc mê, thuốc tê tại chỗ, bộ đồ tủy, bộ cắt-vén sườn, lồng Titanium, khoan mài.
Hồ sơ bệnh án:
Theo quy định
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Tư thế Người bệnh:
Nằm nghiêng trái/phải tùy trường hợp, có gối độn ngang vùng thân đốt sống cần lấy bỏ, tay cố định lên phía đầu để bộc lộ tối đa vùng ngực.
Phương pháp vô cảm:
Gây mê nội khí quản
Các bước tiến hành:
Rạch da dọc khoang liên sườn tương ứng trường mổ cắt thân đốt sống
Banh khoang liên sườn hoặc cắt xương sườn để tạo đường vào rộng rãi
Xẹp phổi
Xác định thân đốt sống tổn thương nhờ C-arm
Bộc lộ thân đốt sống tổn thương
Lấy bỏ thân đốt sống và 2 đĩa đệm ngay trên và dưới. Giải ép tủy thần kinh
Tạo diện để đặt lồng Titanium, đo kích thước lồng cần đặt
Đặt lồng Titanium
Kiểm tra lại vị trí lồng nhờ C-arm
Cầm máu kỹ
Đặt dẫn lưu vùng mổ, dẫn lưu màng phổi
Đóng vết mổ thành ngực
TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Biến chứng chảy máu: Monitor theo dõi mạch, huyết áp, SpO2, theo dõi qua dẫn lưu và công thức máu.
Biến chứng tràn máu, tràn khí màng phổi: tình trạng khó thở, mạch, huyết áp, SpO2.
Biến chứng nhiễm trùng, rò dịch não tủy
Biến chứng liệt.
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)