Bài giảng quy trình Phẫu thuật nội soi tạo hình dạ dày ống đứng
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Phẫu thuật bụng
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2016
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng quy trình Phẫu thuật nội soi tạo hình dạ dày ống đứng
ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật nội soi tạo hình dạ dày ống đứng là một trong các phương pháp phẫu thuật điều trị béo phì
CHỈ ĐỊNH
Tuổi dưới 65
BMI ≥ 32 kèm bệnh phối hợp: cao huyết áp, đái Đường, tăng cholesterol máu, đau khớp … hoặc BMI ≥ 37
Sau khi điều trị béo phì trên 1 năm bằng các phương pháp nội khoa thất bại
Người bệnh không có chống Chỉ định phẫu thuật nội soi ổ bụng.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có 1 trong các tiêu chuẩn sau:
Tuổi trên 65.
BMI dưới 32.
BMI từ 32 đến 37 và không mắc các bệnh phối hợp.
Người bệnh chưa điều trị béo phì bằng các phương pháp điều trị béo phì trong 1 năm hoặc đã điều trị béo phì bằng các phương pháp khác có kết quả.
Người bệnh có chống Chỉ định phẫu thuật nội soi.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện:
Kíp phẫu thuật viên tiêu hóa và kíp bác sỹ gây mê hồi sức, kỹ thuật viên có kinh nghiệm.
Phương tiện:
Dàn máy mổ nội soi với các phương tiện chuyên dụng.
Bộ dụng cụ mổ mở đại phẫu tiêu hóa, chỉ khâu,…
Dụng cụ cắt nối tiêu hóa tự động dùng cho mổ nội soi.
Người bệnh:
Các xét nghiệm cơ bản chẩn đoán.
Nội soi dạ dày-tá tràng
Chuẩn bị mổ: Người bệnh nhịn ăn uống từ 21h ngày trước mổ, uống 1 gói fortran pha 1lít nước từ 14h ngày trước mổ.
Hồ sơ bệnh án:
Hoàn thành các thủ tục hành chính theo quy định: bệnh án chi tiết, biên bản hội chẩn, biên bản khám trước khi gây mê, giấy cam đoan đồng ý phẫu thuật.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Kiểm tra hồ sơ:
Đầy đủ theo quy định Bộ Y tế
Kiểm tra người bệnh:
Tên, tuổi, bệnh, phẫu thuật viên, bác sỹ gây mê,...
Thực hiện kỹ thuật: dự kiến khoảng 180 phút
Tư thế người bệnh:
Người bệnh nằm ngửa trên bàn mổ, gây mê nội khí quản, hai chân dạng 1 góc 800, được cố định vững chắc vào bàn mổ. Sau khi đặt trocar đầu tiên, bàn mổ được điều chỉnh để người bệnh ở Tư thế đầu cao 250, nghiêng sang phải 100.
Vị trí phẫu thuật viên:
Phẫu thuật viên đứng phía dưới, giữa 2 chân người bệnh. Người phụ thứ 1 đứng bên phải người bệnh. Người phụ thứ 2 đứng bên trái người bệnh.
Kỹ thuật mổ:
Bơm hơi ổ bụng với áp lực 14 mmHg.
Giải phóng dạ dày khỏi mạc nối lớn sát bờ cong lớn dạ dày từ sát môn vị lên đến tâm vị bằng dao siêu âm hoặc legasure.
Đưa dụng cụ cắt nối tự động vào cắt dạ dày dọc theo bờ cong lớn, cách môn vị 4-5 cm cho đến sát tâm vị, phần dạ dày còn lại chiếm khoảng 1/3 thể tích. Cầm máu. Lấy bệnh phẩm. Đóng lỗ trocar.
THEO DÕI
Ngày đầu tiên sau mổ chụp lưu thông dạ dày với thuốc cản quang để kiểm tra.
Người bệnh xuất viện vào ngày thứ 3-4-5 tùy thuộc diễn biến lâm sàng.
Sau 1 tháng người bệnh được kiểm tra lại.
Các đợt kiểm tra lại tùy thuộc mức độ giảm cân sau mổ.
XỬ TRÍ TAI BIẾN
Trong phẫu thuật:
Chảy máu: nếu không cầm được bằng nội soi, nên chuyển mổ mở.
Thủng dạ dày: khâu dạ dày nội soi hoặc mổ mở
Sau phẫu thuật:
Rò hoặc bục diện cắt của dạ dày: điều trị nội khoa hay mổ lại tùy diễn biến lâm sàng.
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)