Bài giảng quy trình Nội soi ổ bụng chẩn đoán
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Phẫu thuật bụng
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2016
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng quy trình Nội soi ổ bụng chẩn đoán
ĐẠI CƯƠNG
Nội soi ổ bụng chẩn đoán là phẫu thuật được thực hiện qua nội soi ổ bụng để chẩn đoán giai đoạn bệnh (thám sát khả năng cắt bỏ khối ung thư bao gồm tình trạng di căn trong ổ bụng và mức độ xâm lấn của khối u…) hay xác định chẩn đoán mà các phương tiện cận lân sàng trước mổ chưa chẩn đoán được.
Nội soi ổ bụng chẩn đoán có thể chỉ định trong các trường hợp mổ phiên hay mổ cấp cứu.
CHỈ ĐỊNH
Mổ phiên
Hạch ổ bụng chưa rõ nguyên nhân.
Báng bụng chưa rõ nguyên nhân.
Ung thư các cơ quan trong ổ bụng mà không chắc chắn về khả năng cắt bỏ được để tránh mở bụng lớn không cần thiết.
Mổ cấp cứu
Vết thương thấu bụng hoặc chấn thương bụng kín chưa rõ có tổn thương tạng hay không.
Bụng ngoại khoa chưa rõ nguyên nhân.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Trong cấp cứu mà tình trạng người bệnh nặng như shock mất máu, shock nhiễm trùng hoặc có nhiều tổn thương phối hợp.
Người bệnh có chống chỉ định gây mê hoặc bệnh lý tim mạch, hô hấp có chống chỉ định bơm hơi trong ổ bụng.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện kỹ thuật
Người thực hiện là phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hóa hoặc gan-mật tụy có kinh nghiệm về phẫu thuật nội soi.
Bác sỹ gây mê hồi sức có kinh nghiệm.
Phương tiện
Hệ thống máy và dụng cụ phẫu thuật nội soi ổ bụng.
Người bệnh:
Khám lâm sàng trước mổ.
Xét nghiệm tiền phẫu thông thường.
Khám đánh giá nguy cơ phẫu thuật khi cần thiết
Các xét nghiệm chuyên biệt để chẩn đoán bệnh, hội chẩn nhiều chuyên khoa để xác định chẩn đoán bệnh.
Hồ sơ bệnh án
Hoàn thành các thủ tục hành chính theo quy định: bệnh án chi tiết, biên bản hội chẩn, biên bản khám trước khi gây mê, giấy cam đoan đồng ý phẫu thuật.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Kiểm tra hồ sơ:
Biên bản hội chẩn, cam kết phẫu thuật, biên bản duyệt mổ, biên bản khám tiền phẫu và tiền mê.
Kiểm tra người bệnh:
Đúng người bệnh.
Thực hiện kỹ thuật:
Tư thế:
Người bệnh nằm ngửa.
Vị trí người mổ chính và người phụ tùy thuộc vào kết quả thám sát ổ bụng sau khi đặt kính soi.
Vô cảm:
Gây mê nội khí quản, đặt ống thông tiểu và thông mũi dạ dày khi cần thiết.
Kỹ thuật:
Vị trí trocar: thường đặt từ 3 đến 4 trocar
1 trocar 10 ở rốn (kính soi).
2 trocar: 2 trocar 5 mm cho người mổ chính.
Khi cần thiết đặt thêm trocar 5mm cho người mổ phụ.
Thám sát khả năng cắt bỏ được đối với bệnh đối với ung thư (di căn phúc mạc, màu sắc dịch bụng, tình trạng di căn gan, hạch, kích thước và tình trạng xâm lấn của khối u).
Hạch bụng hoặc báng bụng chưa rõ nguyên nhân: thám sát toàn bộ ổ bụng bao gồm: dịch bụng, tình trạng phúc mạc, hạch bụng, các cơ quan trong ổ bụng ở tầng trên và tầng dưới mạc treo đại tràng ngang. Hút dịch để xét nghiệm sinh hóa, tế bào, hoặc soi cấy tìm vi trùng tùy trường hợp. Sinh thiết sang thương nghi ngờ như các nốt ở phúc mạc, gan, hạch, hoặc khối u…
Vết thương thấu bụng hoặc chấn thương bụng kín chưa rõ có tổn thương tạng hay không hoặc bụng ngoại khoa chưa rõ nguyên nhân: thám sát tình trạng dịch hoặc máu ổ bụng, các tổn thương tạng ở tầng trên và tầng dưới mạc treo đại tràng ngang. Thám sát cẩn thận để tránh bỏ sót thương tổn.
THEO DÕI
Theo dõi, chăm sóc sau mổ như mọi trường hợp phẫu thuật bụng: bù đủ nước
Điện giải, năng lượng hàng ngày, truyền đủ protein, albumin và máu.
Sử dụng giảm đau.
Thông thường dùng kháng sinh dự phòng.
Người bệnh uống nước Đường, sữa ngày đầu sau mổ, ăn sớm sau khi đã có trung tiện.
TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ XỬ TRÍ
Tai biến:
U to không có khả năng mổ nội soi, chuyển mổ mở.
Chảy máu nhiều khi sinh thiết hiếm gặp thường kiểm soát được qua nội soi bằng đốt cầm máu bằng bipolar hay khâu cầm máu.
Biến chứng:
Chảy máu: chảy máu trong ổ bụng (theo dõi qua dẫn lưu, dấu sinh tồn và xét nghiệm công thức máu): cần theo dõi sát tùy mức độ mà cần thiết phải phẫu thuật lại ngay qua nội soi hoặc mổ mở.
Viêm phúc mạc do sót thương tổn: mổ lại.
-
Tài liệu mới nhất
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)
21:40,28/11/2022
-
Hướng dẫn của ESC 2022 về quản lý bệnh nhân rối loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử do tim – P1
22:29,26/11/2022
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS
21:21,20/11/2022
-
Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế
20:44,18/11/2022
-
Hướng dẫn: Ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
16:36,18/11/2022
-
Siêu âm thoát vị hoành thai nhi: Kỹ thuật đánh giá và tiên lượng trên siêu âm
22:35,13/11/2022
-
Não thoái hóa nước hay não úng thủy
21:30,12/11/2022
-
Theo dõi nỗ lực hít vào của bệnh nhân trong quá trình thở máy: Thông khí bảo vệ phổi và cơ hoành
21:10,07/11/2022
-
Time constant: Chúng ta cần biết gì để sử dụng nó?
21:43,06/11/2022
-
Làm thế nào tôi thiết lập áp lực dương cuối thì thở ra
20:30,06/11/2022
-
Rung nhĩ trong suy tim cấp (Atrial fibrillation in acute heart failure)