KỸ THUẬT THAY BĂNG TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Nội tiết
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2013
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
KỸ THUẬT THAY BĂNG TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
ĐẠI CƯƠNG
Người bệnh đái tháo đường luôn dễ có các tổn thương loét trên cơ thể do giảm sức đề kháng của cơ thể với các tác động từ môi trường xung quanh và các bệnh lý khác kèm theo làm cho người bệnh đái tháo đường dễ có các tổn thương loét trên cơ thể.
Lâm sàng ta có thể gặp các tổn thương loét bàn chân, loét cẳng chân, hay các hậu bối ở lưng, tổn thương áp xe hoá ở vùng bụng…
CHỈ ĐỊNH
Người bệnh đái tháo đường có các tổn thương loét đặc biệt là tổn thương loét ở bàn chân – giai đoạn các ổ loét đã được cắt lọc hết tổ chức hoại tử bắt đầu lên tổ chức hạt
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
01 Điều dưỡng có đủ mũ, áo, khẩu trang, rửa tay thường qui.
Phương tiện
Khay chữ nhật: kéo, băng dính hoặc băng cuộn, 2 đôi găng tay.
Dung dịch rửa vết thương, cốc đựng dung dịch rửa vết thương.
Hộp dụng cụ rửa vết thương vô khuẩn: 2 kìm Kose, 2 kẹp phẫu tích, 1 kéo.
Hộp vô khuẩn: gạc miếng, gạc củ ấu.
Chậu đựng dung dịch khử khuẩn, ni lon, túi đựng đồ bẩn.
Người bệnh
Xem y lệnh và đối chiếu với người bệnh
Khám và giải thích cho người bệnh quy trình thay băng vết thương cho người bệnh yên tâm và phối hợp.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra người bệnh
Thực hiện kỹ thuật
Điều dưỡng mang găng, trải nilon, đặt người bệnh nằm tư thế thuận lợi, bộc lộ vết thương.
Đặt túi đựng đồ bẩn, tháo băng cũ, nhận định tình trạng vết thương, thay găng.
Điều dưỡng mang găng, rửa sạch xung quanh vết thương (từ mép vết thương ra ngoài).
Thấm dung dịch, rửa từ giữa vết thương ra mép, rửa đến khi sạch.
Thấm khô, đặt gạc phủ kín vết thương băng lại hoặc để thoáng theo chỉ định.
Thu dọn dụng cụ.
Thu dọn dụng cụ, tháo găng, ghi phiếu chăm sóc.
THEO DÕI SAU THAY BĂNG
Chảy máu
Nhiễm trùng
XỬ TRÍ TAI BIẾN
Băng ép, cầm máu
Nhiễm trùng: kháng sinh, chống phù nề.
-
Tài liệu mới nhất
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện
22:45,13/03/2023
-
Hồi Sức Sớm Và Tối Ưu Hóa Huyết Động
21:58,13/03/2023
-
Chăm sóc trẻ sau ngừng tim: Tuyên bố khoa học từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
21:13,09/03/2023
-
Xử trí sau Hồi sức ngưng tim trẻ em
20:47,09/03/2023
-
Nhiễm trùng phổi biến chứng ARDS
20:51,21/02/2023
-
Sự phân chia cơ học hô hấp ở bệnh nhân mắc HC nguy kịch hô hấp cấp tính và mối liên hệ với kết cục
20:54,17/02/2023
-
THÔNG TƯ : QĐ chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp
21:34,11/02/2023
-
Áp lực thực quản (Esophageal Manometry )
22:24,09/02/2023
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn
22:55,07/02/2023
-
Đánh giá cập nhật về chiến lược thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy và ứng dụng lâm sàng của nó
22:28,07/02/2023
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện