KỸ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH ĐIỀU TRỊ U NANG GIÁP CÓ HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Nội tiết
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2013
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
KỸ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH ĐIỀU TRỊ U NANG GIÁP CÓ HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM
ĐẠI CƯƠNG
U nang giáp hay còn được một số tác giả gọi là u nang giả chảy máu tuyến giáp.
Theo hình thái tổn thương u nang giáp được chia làm 2 loại: u nang đơn thuần và u nang trên một bệnh lý khác của tuyến giáp như bướu nhân, u tuyến, ung thư giáp…
Trong kỹ thuật này chỉ đề cập đến u nang đơn thuần và u nang trên bướu nhân:
U nang đơn thuần chỉ là một khối máu tụ, do chảy máu.
U nang trên bướu nhân được tạo nên do chảy máu và thoái hóa trong nhân giáp.
U nang giáp không phải trong mọi trường hợp đều dễ sờ thấy trên lâm sàng vì vậy để chọc đúng vị trí cần có sự hướng dẫn của siêu âm.
Chẩn đoán u nang giáp: Khám lâm sàng; siêu âm; xét nghiệm hormon; xạ hình tuyến giáp.
CHỈ ĐỊNH CỦA PHẪU THUẬT
Các trường hợp u nang tuyến giáp (Đơn thuần và trên bướu nhân)
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Các trường hợp tăng năng giáp.
Các trường hợp u tuyến và ung thư giáp
Các trường hợp bị các bệnh về máu không đông
Các trường hợp đang trong tình trạng cấp cứu
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
1 bác sĩ được đào tạo về chọc hút dịch nang giáp và siêu âm tuyến giáp.
1 bác sĩ chẩn đoán hình ảnh
1 kỹ thuật viên
Phương tiện
Bông, cồn, pince
Bơm tiêm 10 ml, kim tiêm 20G
Máy siêu âm tuyến giáp
Phòng thủ thuật vô trùng.
Người bệnh
Người bệnh được khám kỹ tuyến giáp.
Giải thích cho người bệnh về việc bác sỹ sẽ tiến hành thủ thuật để người bệnh an tâm và hợp tác trong quá trình chọc hút.
Người bệnh được ăn no, nghỉ ngơi 10 phút trước khi tiến hành thủ thuật
Hồ sơ bệnh án:
Làm hồ sơ bệnh án theo mẫu qui định chung của Bộ Y tế
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Sát trùng vùng tuyến giáp chọc hút mà đã được xác định trên lâm sàng và trên siêu âm.
Xác định lại vị trí u nang giáp trên siêu âm và đường vào u nang gần nhất và dễ nhất.
Chọc thẳng kim qua da và theo dõi đường đi của kim chọc trên màn hình siêu âm.
Dùng áp lực âm tính trong bơm tiêm hút hết dịch trong nang giáp ra.
TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
Chảy máu trong:
Đây là tai biến thường gặp sau khi chọc hút dịch. Để xử lý và phòng chống dùng 1 cục bông khô vô trùng ép chặt vào vùng chọc hút trong 10 phút.
Choáng:
Xẩy ra trong quá trình chọc hút dịch hoặc ngay sau khi hút dịch, xử lý bằng cách cho người bệnh nằm nghỉ.
Nhiễm trùng:
Để phòng chống nhiễm trùng thì thủ thuật phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng. Nếu có bội nhiễm cần cho kháng sinh.
-
Tài liệu mới nhất
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện
22:45,13/03/2023
-
Hồi Sức Sớm Và Tối Ưu Hóa Huyết Động
21:58,13/03/2023
-
Chăm sóc trẻ sau ngừng tim: Tuyên bố khoa học từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
21:13,09/03/2023
-
Xử trí sau Hồi sức ngưng tim trẻ em
20:47,09/03/2023
-
Nhiễm trùng phổi biến chứng ARDS
20:51,21/02/2023
-
Sự phân chia cơ học hô hấp ở bệnh nhân mắc HC nguy kịch hô hấp cấp tính và mối liên hệ với kết cục
20:54,17/02/2023
-
THÔNG TƯ : QĐ chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp
21:34,11/02/2023
-
Áp lực thực quản (Esophageal Manometry )
22:24,09/02/2023
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn
22:55,07/02/2023
-
Đánh giá cập nhật về chiến lược thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy và ứng dụng lâm sàng của nó
22:28,07/02/2023
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện